Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non
Khi ngủ, nhiều người thường nằm theo thói quen để tạo cảm giác dễ ngủ. Nhưng với những người bị bệnh, tư thế nằm không phù hợp có thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

1. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, nếu chúng ta thường xuyên nằm nghiêng về bên trái thì dễ bị đau dạ dày. Ngược lại nằm ngủ nghiêng về bên phải thì vị trí của dạ dày cao hơn thực quản, axít trong dạ dày dễ chảy vào thực quản dẫn đến đau họng, ho, hen suyễn, tức ngực…

2. Đối với những người mắc bệnh tim, có thể nằm nghiêng để cho đỡ khó thở nhưng tránh nằm nghiêng sang bên trái hoặc nằm sấp. Những người bị tai biến mạch máu não nếu nằm nghiêng sẽ gây trở ngại cho việc lưu thông mạch máu, nên nằm ngửa là tốt nhất.

3. Những người mà hai lá phổi không bình thường, tốt nhất là nằm ngửa. Nếu như phổi bên trái không tốt, nên nằm nghiêng sang bên trái, còn phổi bên phải không tốt thì nằm nghiêng sang bên phải.

Những người bị cao huyết áp nên nằm hơi nghiêng hoặc nằm nghiêng, có thể dùng gối dài rộng, cao 15cm, để cho đầu và bả vai đều ở trên gối.

4. Người ngủ ngáy gây khó chịu cho người khác, thậm chí chính người ngủ ngáy cũng phải tỉnh giấc nhiều lần trong đêm. Bạn sẽ ngáy nhiều nếu ngủ ở tư thế nằm ngửa bởi vì ở tư thế này trọng lực cơ thể sẽ kéo nhiều mô ở đường khí quản xuống họng, gây ra tiếng ngáy. Cho nên ngủ ở tư thế nằm sấp hay nghiêng sẽ giảm được ngáy 80%.

5. Có người theo thói quen nằm sấp, tuy nhiên điều này thường không có lợi cho sức khoẻ. Nằm sấp sẽ khiến cho vùng ngực bị sức nặng của cơ thể chèn ép, ảnh hưởng xấu đến hô hấp, tuần hoàn máu và đặc biệt là sự co bóp của tim. Ngoài ra, khi nằm sấp đầu phải lệch sang một bên, các cơ cổ bị kéo căng dễ gây nên các chứng đau ở vùng cổ, vùng sau gáy.

Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên chọn tư thế này khi ngủ vì sức nặng cơ thể đè lên tử cung, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Ngủ tư thế này còn làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc đẻ non và cũng là nguyên nhân gây nên chứng phù thũng chân ở phụ nữ mang thai.

6. Những người mắc bệnh sỏi mật không nên nằm nghiêng. Bởi vì mật ở vị trí bụng trên, hình dáng như một chai rượu nhỏ. Khi nằm nghiêng về bên trái thì miệng của túi mật dốc xuống.

Như vậy, sỏi trong mật dễ bị dốc xuống cuống mật, tắc ở đó khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Vì vậy, tốt nhất là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng về bên phải.

7. Những người bị bệnh cột sống nên nằm ngửa trên ván cứng, duỗi thẳng 2 chi dưới để kéo các đốt sống thẳng, tránh bị chèn ép các dây thần kinh. Những người bị viêm tai giữa, trong tai có nhiều mủ, để cho mủ không bị tắc, có thể nằm nghiêng cho mủ chảy ra.

BS chuyên khoa 2 Hoàng Anh: Tốt nhất là nên nằm ngửa
“Nếu không có các loại bệnh đặc thù thì nằm ngửa là tư thế tốt nhất. Tư thế này gọi là tư thế chức năng, làm cho tất cả các hệ cơ và thần kinh được nghỉ ngơi, khí huyết được lưu thông, cấp đủ ôxy lên não, làm cho giấc ngủ sâu hơn. Các tư thế khác thường không thuận lợi cho việc trao đổi khí.

Để có giấc ngủ ngon, cũng cần chú ý đến việc dùng gối kê đầu. Kê gối quá thấp khiến cho cơ cổ không được thư giãn, bị ứ huyết ở các mạch máu trên đầu, ngủ dậy sẽ có cảm giác đau đầu. Kê gối quá cao sẽ khiến cho việc đưa máu lên não khó khăn, các cơ cổ bị kéo căng, động mạch cổ bị chèn ép, ngủ dậy sẽ thấy mỏi cổ, choáng váng. Để có giấc ngủ ngon, nên dùng gối cao khoảng 15 -18cm, trước khi đi ngủ nên hít sâu và thở dài khoảng 20 lần”.

Theo Dân Trí
 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng (03-10-2008)
 Dùng kháng sinh trước 1 tuổi, tăng nguy cơ hen suyễn (02-10-2008)
 Nếu con bạn nói lắp (02-10-2008)
 Trẻ có thể bị điếc vì viêm tai giữa (02-10-2008)
 Não bộ cần nguồn năng lượng ổn định (01-10-2008)
 An toàn cho bé khi ở nhà (01-10-2008)
 Phòng chấn thương cho trẻ khi chơi thể thao (01-10-2008)
 Trẻ ăn cá ít bị bệnh chàm (01-10-2008)
 Bé xem truyền hình quá sớm có nguy cơ chậm nói không? (30-09-2008)
 Giấc ngủ và sự tăng trưởng ở bé 2-7 tuổi (30-09-2008)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...