Thơ - Truyện - Đồng dao tự sáng tác
Câu đố theo chủ đề
Tiết dạy tham khảo
Hoạt động của bé
Đồ dùng đồ chơi
Hình cho in - download
Trò chơi phát triển
Thơ - truyện mới
Thơ truyện mầm non
  Nhà trẻ  
  Mầm  
  Chồi  
    
Môi trường mầm non

Bạn sẽ làm gì nếu con bạn học giỏi hơn các bạn cùng lớp?

Trả lời câu hỏi này không hề dễ dàng vì hầu hết các lớp học đều có những HS với nhiều khả năng khác nhau. Sẽ rất bất lợi nếu có những HS có khả năng học vượt trội so yêu cầu của bậc học nhưng lại hay buồn nản và cư xử không đúng mực, hoặc không đón nhận những khích lệ giúp chúng phát huy hết khả năng của mình. Ngoài ra, có nhiều loại trí thông minh khác nhau, ở nhiều mức độ và tốc độ phát triển khác nhau. Ví dụ, một đứa trẻ học giỏi hơn các bạn cùng lớp nhưng lại thua kém về mặt giao tiếp xã hội hay có vấn đề về cảm xúc. Trẻ có thể cực kỳ tài năng trong một môn học nào đó nhưng các môn học khác lại rất bình thường. Hoặc chỉ số IQ rất cao nhưng thái độ cư xử lại có vấn đề.

Hầu hết GV đều nói với bạn rằng một trong những việc khó khăn nhất của họ là xem xét điểm mạnh và điểm yếu trong mọi HS để theo dõi quá trình phát triển. Tuy nhiên, mọi GV đều cố gắng để HS giỏi của mình phát huy khả năng bằng những cách như cho học những bài học nhỏ mà HS năng khiếu có khả năng nhưng những HS khác thì không; Phân công cá nhân hay nhóm nhỏ thực hiện những dự án đặc biệt như tạo trò chơi ô chữ, viết và diễn một vở kịch dựa trên một sự kiện lịch sử hoặc xây một mô hình trạm vũ trụ; Cho làm những bài tập cao cấp thuộc môn học mà HS học vượt trội; Để HS năng khiếu giúp đỡ những HS kém hơn, điều này giúp HS giỏi cải thiện khả năng giao tiếp của mình; Cho tham gia vào các bài tập mở không có câu trả lời đúng sai và có thể nâng mức độ khó theo khả năng của HS, như viết một cuốn sách về những con khủng long hoặc đề ra một giả thuyết rồi làm thí nghiệm khoa học chứng minh hay bác bỏ giả thuyết đó.

Ngoài những hoạt động đặc biệt trong lớp học, nhiều trường còn đưa ra những chương trình tăng cường cho HS năng khiếu. Tuy mỗi trường lại xác định HS năng khiếu theo những cách khác nhau nhưng hầu hết đều dựa vào đề nghị của GV, vào bài thi IQ, bảng điểm, các bài thi đánh giá khả năng về học thuật, về khả năng giao tiếp... Khi đã tìm ra được HS năng khiếu, các trường học thường tạo điều kiện cho những HS này rời lớp học thông thường và tham gia các hoạt động đặc biệt với những HS năng khiếu khác; Cho HS năng khiếu học tại các trường đặc biệt để nuôi dưỡng tài năng; Cho phép HS năng khiếu được học cách lớp... Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm, mỗi trường học lại có cách làm riêng nên khó có thể nói phương pháp nào là tốt nhất. Bạn cần biết trường học của con bạn đã làm gì và xem sự hiệu quả thể hiện ở điểm số, kỹ năng giao tiếp, cách sống... của con bạn. Dù trường học làm gì để nuôi dưỡng tài năng của bé thì bạn cũng nên đóng vai trò chủ yếu trong việc GD con. Điều này không có nghĩa là bạn tự mình làm tất cả, đi mua những cuốn sách nâng cao, những chương trình máy tính đặc biệt cho con bạn... Thay vào đó, hãy tạo một môi trường kích thích trí tò mò, khám phá và tự khám phá như cho con bạn đọc những tài liệu, báo chí, sách vở liên quan tới sở thích của bé; Dành thời gian riêng để con bạn suy nghĩ, mơ tưởng, phát minh và tạo ra bất kỳ cái gì bé muốn. Những đứa trẻ thông minh thường có rất nhiều thứ trong đầu ngay cả khi chúng chơi những đồ chơi đơn giản; Đưa con bạn đến nhiều nơi, những điểm văn hoá, gặp gỡ nhiều người để mở rộng tầm mắt. Ngoài ra, bạn có thể cùng xem các chương trình GD trên truyền hình, thăm viện bảo tàng, đi tới các buổi hoà nhạc, du lịch... cùng với con; Khuyến khích con theo đuổi sở thích của mình. Nếu con bạn yêu khoa học thì hãy để nó trồng cây trong vườn và ghi nhật ký về quá trình sinh trưởng của cây, nếu con bạn yêu thiên văn, hãy khuyến khích nó thiết kế tàu vũ trụ sử dụng những đồ dùng thừa, vặt vãnh trong gia đình, nếu con bạn thích kể chuyện, hãy cho bé một cuốn băng để ghi lại những câu chuyện đó hàng ngày... Những đứa trẻ có năng khiếu bao giờ cũng học được nhiều nhất khi chúng hoạt động vui vẻ; Giới thiệu trẻ với những trẻ năng khiếu khác. Vì khi ở trong lớp, trẻ được tiếp xúc với rất nhiều trẻ khác, điều này rất quan trọng để con bạn học được các kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, con bạn cũng cần gặp những trẻ có cùng tài năng và sở thích. Hãy khuyến khích con bạn phát triển tình bạn với những trẻ này vì ngay cả thiên tài cũng cần đến bạn bè.

Phòng mầm non - Sở GD ĐT TPHCM

 In Trang này   



Các bài viết khác:
 Trò chơi và giao tiếp của trẻ mẫu giáo (09-03-2006)
 Quy trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh (22-02-2006)
 Công tác giáo dục an toàn giao thông trong giáo dục mầm non (16-02-2006)
 Giáo dục hòa nhập là gì ? (16-02-2006)
 Hướng dẫn điều khiển hành vi của trẻ. (09-02-2006)
 Những lưu ý trong "Hoạt động khám phá - thử nghiệm" của trẻ Mầm non (06-02-2006)
 Một số vấn đề giáo viên cần lưu ý khi tổ chức hoạt động LQVH - CV cho trẻ mẫu giáo. (06-02-2006)
 Giáo án: Chuyên đề Hoạt động Lễ Hội ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM ) (25-01-2006)
 Giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non ở vùng dân tộc (04-01-2006)
 GDMN thực hiện luật giáo dục sửa đổi và nghị quyết 05/2005/NQ-CP (04-01-2006)
1 2 3