Công văn - Chỉ thị
   Điều lệ Trường Mầm Non
 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ
Trường mầm non
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT
ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Điều lệ Trường mầm non quy định về: Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức và quản lý trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; Chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tài sản của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Giáo viên và nhân viên; Trẻ em; Quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội.
2. Điều lệ này áp dụng đối với trường mầm non và trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; Tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Các loại hình của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đư¬ợc tổ chức theo các loại hình: công lập, dân lập và tư thục.
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ.
3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Điều 4. Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quản lý nhà trường, nhà trẻ công lập trên địa bàn.
2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) quản lý nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục và các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.
3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với mọi loại hình nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn.

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo dân lập; nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục; giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật thực hiện theo các quy định của Điều lệ này và Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm non dân lập; Quy chế tổ chức, hoạt động của trường mầm non tư thục; Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.


Chương II
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ
Điều 6. Vị trí, nhiệm vụ của nhà trường, nhà trẻ
1. Nhà trường, nhà trẻ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
2. Nhà trường, nhà trẻ hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên cùng một địa bàn theo sự phân công của cấp có thẩm quyền và thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 2 của Điều lệ này.

Điều 7. Tên nhà tr¬ường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ
1.Tên nhà trư¬ờng, nhà trẻ được quy định như¬ sau:
Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của nhà trường, của nhà trẻ.
Không ghi loại hình nhà trường, nhà trẻ công lập, dân lập hay tư thục.
Tên nhà trư¬ờng, nhà trẻ đ¬ược ghi trên quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ, con dấu, biển tên nhà trường, nhà trẻ và các giấy tờ giao dịch.
2. Biển tên nhà trường, nhà trẻ
a) Góc trên bên trái
- Dòng thứ nhất : Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tên riêng của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó;
- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa: Tên nhà tr¬ường, nhà trẻ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
c) Cuối cùng: Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định thành lập hoặc số giấy phép thành lập của nhà tr¬ường, nhà trẻ.

Điều 8. Điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ
Nhà trường, nhà trẻ được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phư¬ơng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đi học. 2. Có từ ba nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trở lên với số lượng ít nhất 50 trẻ em và có không quá 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
3. Có đủ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên theo tiêu chuẩn quy định tại các Điều 16, Điều 17 và Điều 38 của Điều lệ này.
4. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định tại Chương IV của Điều lệ này.

Điều 9. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập và cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục.

Điều 10. Hồ sơ và thủ tục thành lập nhà trường, nhà trẻ
1. Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ gồm:
a) Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ;
b) Tờ trình về Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; Dự thảo quy chế hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
c) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan có liên quan về việc thành lập nhà trường, nhà trẻ;
d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện (nếu có);
đ) Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của ng¬ười dự kiến làm hiệu trưởng.
2.Thủ tục thành lập nhà trường, nhà trẻ:
a) Uỷ ban Nhân dân cấp xã đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; tổ chức và cá nhân đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét các điều kiện thành lập nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ này. Sau khi xem xét, nếu thấy đủ điều kiện, phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ thành lập nhà trường, nhà trẻ đến Uỷ ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy định.
Trường hợp chưa quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ hoặc chưa cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Điều 11. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động, giải thể nhà trường, nhà trẻ
1. Sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ
a) Việc sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;
c) Hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ để thành lập nhà trường, nhà trẻ mới được thực hiện theo các quy định tại Điều 10 của Điều lệ này.
2. Đình chỉ hoạt động nhà trường, nhà trẻ
a) Việc đình chỉ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ em và cán bộ, giáo viên của nhà trường, nhà trẻ;
- Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;
- Không bảo đảm hoạt động bình thường của nhà trường, nhà trẻ.
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
Trong quyết định đình chỉ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ phải ghi rõ lý do đình chỉ hoạt động, quy định rõ thời gian đình chỉ; các biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Quyết định đình chỉ hoạt động của nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ hoạt động hoặc cho phép hoạt động trở lại đối với nhà trường, nhà trẻ tuân theo các bước sau:
- Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản gửi phòng giáo dục và đào tạo về việc nhà trường, nhà trẻ vi phạm quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này;
- Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, xác nhận lý do đình chỉ hoạt động đối với nhà trường, nhà trẻ và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định;
- Sau thời gian đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào biên bản xác nhận của các cơ quan chức năng để xem xét, quyết định cho phép trường hoạt động trở lại.
3. Giải thể nhà trường, nhà trẻ
a) Nhà trường, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ;
- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Theo đề nghị chính đáng của tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ.
Trong quyết định giải thể phải nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của trẻ em, cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Quyết định giải thể nhà trường, nhà trẻ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ bao gồm:
a) Đề án về sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;
b) Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ;
c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.
Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ thẩm định, thẩm tra về thủ tục và hồ sơ, thời hạn giải quyết về sáp nhập, chia, tách nhà trường, nhà trẻ được thực hiện như đối với việc thành lập nhà trường, nhà trẻ.

Điều 12. Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp phép trên cơ sở có ý kiến bằng văn bản của phòng giáo dục và đào tạo đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;
b) Có giáo viên theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 38 của Điều lệ này;
c) Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ em và các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo quy định tại Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Điều lệ này.
3. Thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập :
a) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã gồm: tờ trình đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của ngư¬ời dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục đó;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xem xét hồ sơ và có văn bản gửi phòng giáo dục và đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
c) Phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã. Việc cho phép thành lập hoặc không cho phép thành lập phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
4. Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lập
Biển tên lớp mẫu giáo, nhóm trẻ độc lập được quy định như sau:
- Góc trên bên trái: Uỷ ban nhân dân xã/ phường, thị trấn và tên riêng của xã phường, thị trấn đó;
- Ở giữa: Lớp mẫu giáo, nhóm trẻ và tên riêng của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Không ghi loại hình lớp mẫu giáo, nhóm trẻ công lập, dân lập hay tư thục.
- Cuối cùng: Địa chỉ, số điện thoại, số quyết định thành lập hoặc số giấy phép thành lập của lớp mẫu giáo, nhóm trẻ.
5. Sáp nhập, chia, tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
a) Việc sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của các gia đình;
- Bảo đảm quyền lợi của giáo viên và nhân viên;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp phép sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
c) Hồ sơ, trình tự, thủ tục sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để thành lập trường mới được thực hiện theo các quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Điều lệ này;
d) Đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Uỷ ban nhân dân cấp xã lập biên bản gửi phòng giáo dục và đào tạo về việc các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 11 của Điều lệ này; Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, xác nhận lý do đình chỉ hoạt động đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập và có ý kiến để Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
- Sau thời gian đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào biên bản xác nhận của phòng giáo dục và đào tạo để xem xét, quyết định cho phép các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động trở lại;
- Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị giải thể và thu hồi giấy phép hoạt động nếu xảy ra các trường hợp vi phạm quy định tại

Điều 13. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

1.Trẻ em đ¬ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ.
c) Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;
d) Khi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có một trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp được giảm năm trẻ. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không quá hai trẻ cùng một loại tật.
đ) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành. Nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính.
2. Tuỳ theo điều kiện địa phương, nhà trường, nhà trẻ có thể có thêm nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo ở những địa bàn khác nhau để thuận tiện cho trẻ đến trường, đến nhà trẻ (gọi là điểm trường). Hiệu trưởng phân công một phó hiệu trưởng hoặc một giáo viên phụ trách lớp phụ trách điểm trường. Mỗi trường, mỗi nhà trẻ không có quá 7 điểm trường.

Điều 14. Tổ chuyên môn
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo dục và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trư¬ởng và tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chư¬ơng trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;
d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Điều 15. Tổ văn phòng
1. Tổ văn phòng gồm các nhân viên làm công tác y tế trường học, văn thư, kế toán và nhân viên khác.
2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng gồm:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ về chăm sóc, dinh dưỡng;
b) Giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường, nhà trẻ;
c) Thực hiện bồi d¬ưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ;
d) Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên.
3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kỳ ít nhất hai tuần một lần.

Điều 16. Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà
tr¬ường, nhà trẻ.
2. Hiệu trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư¬ thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường công lập là 5 năm; hết nhiệm kỳ, hiệu trưởng được bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển sang một nhà trường, nhà trẻ khác lân cận theo yêu cầu điều động. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường, nhà trẻ.
3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen th¬ưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà
trư¬ờng, nhà trẻ;
đ) Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà tr¬ường, nhà trẻ; quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
e) Dự các lớp bồi d¬ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ trong một tuần; được hư¬ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định;
f) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
g) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Điều 17. Phó Hiệu trưởng
1. Phó Hiệu trưởng là ngư¬ời giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập; công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo đề nghị của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo.
2. Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ 20 trẻ em khuyết tật trở lên. Các hạng I, II của nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT- BGDĐT- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận phó hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;
b) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trư¬ờng, nhà trẻ khi đ¬ược hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi d¬ưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần; được hư¬ởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Điều 18. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục được gọi chung là Hội đồng trường. Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, nhà trẻ, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, nhà trẻ, gắn nhà trường, nhà trẻ với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
2. Cơ cấu tổ chức, nội quy hoạt động và thủ tục thành lập Hội đồng trường công lập:
a) Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng trường công lập gồm: đại diện tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban giám hiệu (gồm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng), đại diện Công đoàn, đại diện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng.
Hội đồng trường có Chủ tịch, Thư ký và các thành viên khác. Chủ tịch Hội đồng trường không nhất thiết là hiệu trưởng. Số lượng thành viên Hội đồng trường có 7 hoặc 9 người.
b) Nội quy hoạt động:
- Hội đồng trường họp thường kỳ ít nhất hai lần trong một năm học. Trong trường hợp cần thiết, khi Hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên Hội đồng trường đề nghị, Chủ tịch Hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ. Chủ tịch Hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của Hội đồng trường khi cần thiết.
Phiên họp Hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của Hội đồng trường trở lên (trong đó có Chủ tịch hội đồng). Nghị quyết của Hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của Hội đồng trường được công bố công khai trong toàn nhà trường, nhà trẻ;
- Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường về những nội dung được quy định tại Khoản 3 của Điều này. Khi Hiệu trưởng không nhất trí với nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Trong khi chờ ý kiến của cấp trên, Hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng trường đối với những vấn đề không trái với pháp luật hiện hành và Điều lệ trường mầm non.
c) Thủ tục thành lập:
Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng trường, Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường, nhà trẻ giới thiệu, làm tờ trình đề nghị phòng giáo dục và đào tạo trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập Hội đồng trường. Chủ tịch Hội đồng trường do các thành viên hội đồng bầu ra; Thư ký hội đồng trường do Chủ tịch hội đồng trường chỉ định. Nhiệm kỳ của Hội đồng trường là 5 năm. Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, Hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn Hội đồng trường.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường công lập:
a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch đầu tư và phát triển của nhà trường, nhà trẻ trong từng giai đoạn và từng năm học;
b) Quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường, nhà trẻ; giới thiệu người để bổ nhiệm làm hiệu trưởng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần, cơ cấu tổ chức, thủ tục thành lập và nội quy hoạt động của Hội đồng quản trị đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập; nhà trường, nhà trẻ tư thục được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non tư thục.

Điều 19. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn
1. Hội đồng thi đua khen th¬ưởng do Hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học. Hiệu trưởng là Chủ tịch hội đồng thi đua, khen thưởng. Các thành viên của hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư¬ Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư¬ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng.
Hội đồng thi đua khen th¬ưởng giúp Hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thư¬ởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ.
Hội đồng thi đua khen thưởng họp vào cuối học kỳ và cuối năm học.
2. Trường hợp cần thiết, hiệu trưởng có thể thành lập các Hội đồng tư¬ vấn giúp Hiệu trưởng về chuyên môn, quản lý nhà trường. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng quy định.

Điều 20. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đoàn thể trong nhà tr¬ường, nhà trẻ
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong tr¬ường lãnh đạo nhà trường, nhà trẻ và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng.
2. Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong nhà tr¬ường, nhà trẻ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của từng tổ chức nhằm giúp nhà trường, nhà trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục.

Điều 21. Quản lý tài sản, tài chính
1. Quản lý tài sản của nhà trường, nhà trẻ tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên trong nhà trư¬ờng, nhà trẻ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường, nhà trẻ.
2. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà tr¬ường, nhà trẻ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương III
CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM

Điều 22. Chương trình giáo dục, kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện chư¬ơng trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em căn cứ vào chương trình, hướng dẫn nhiệm vụ năm học và điều kiện của từng địa phương.
2. Đối với trẻ khuyết tật được nhà trường, nhà trẻ thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục linh hoạt, phù hợp với khả năng của từng cá nhân và theo Quy định về giáo dục hoà nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Điều 23. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non
1. Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu hướng dẫn được sử dụng trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có trách nhiệm trang bị thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và tài liệu phục vụ chương trình giáo dục mầm non; khuyến khích giáo viên sử dụng tài liệu, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Tài liệu hướng dẫn chăm sóc trẻ khuyết tật theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 24. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
1. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non.
2. Hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn.
3. Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ.
4. Hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong nhà trường, nhà trẻ tuân theo Quy định về giáo dục trẻ em tàn tật, khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
5. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ còn thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em cho các cha mẹ trẻ và cộng đồng.

Điều 25. Hệ thống hồ sơ, sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
1. Đối với nhà trường
a) Hồ sơ quản lý trẻ em;
b) Hồ sơ quản lý trẻ em học hoà nhập (nếu có);
c) Hồ sơ quản lý nhân sự;
d) Hồ sơ quản lý chuyên môn;
đ) Sổ lưu trữ các văn bản, công văn;
e) Hồ sơ quản lý tài sản, cơ sở vật chất, tài chính;
f) Hồ sơ quản lý bán trú.
2. Đối với giáo viên
a) Sổ kế hoạch giáo dục trẻ em;
b) Sổ theo dõi trẻ: điểm danh, khám sức khoẻ, theo dõi đánh giá trẻ;
c) Sổ chuyên môn: dự giờ, tham quan học tập, ghi chép các nội dung sinh hoạt chuyên môn;
d) Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

Điều 26. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
1. Kiểm tra định kỳ sức khoẻ trẻ em: hai lần trong một năm học.
2. Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ em: trẻ dưới 24 tháng tuổi một tháng cân trẻ một lần; trẻ trên 24 tháng tuổi một quý cân trẻ một lần.
3. Đánh giá sự phát triển của trẻ em: căn cứ quy định về chuẩn phát triển trẻ em theo độ tuổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hoà nhập được đánh giá sự tiến bộ dựa vào mục tiêu kế hoạch giáo dục cá nhân.

Chương IV
TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP
Mục 1
TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ
Điều 27. Nhà trường, nhà trẻ
1. Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.
2. Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1 km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.
3. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã.
4. Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài bằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào. Cổng chính của nhà trường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ này.
5. Cơ cấu khối công trình:
a) Yêu cầu chung
- Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quy định về vệ sinh trường học hiện hành.
- Bố trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo với khối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy.
- Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng.
b) Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm, lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em gồm:
- Phòng sinh hoạt chung;
- Phòng ngủ;
- Phòng vệ sinh;
- Hiên chơi.
c) Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng.
d) Khối phòng tổ chức ăn: khu vực nhà bếp và kho.
e) Khối phòng hành chính quản trị gồm:
- Văn phòng trường;
- Phòng hiệu trưởng;
- Phòng phó hiệu trưởng;
- Phòng hành chính quản trị;
- Phòng Y tế;
- Phòng bảo vệ;
- Phòng dành cho nhân viên;
- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên.
6. Sân vườn gồm: sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi- cây xanh.

Điều 28. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
1. Phòng sinh hoạt chung: Đảm bảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc gỗ. Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn, ngủ cho trẻ mẫu giáo. Phòng sinh hoạt chung có các thiết bị sau:
- Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;
- Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
- Hệ thống đèn, hệ thống quạt.
2. Phòng ngủ: Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau:
- Giường, phản, chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền;
- Hệ thống tủ, kệ, giá đựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ.
3. Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:
- Cho trẻ nhà trẻ:
+ Vòi nước rửa tay;
+ Ghế ngồi bô;
+ Có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng;
+ Vòi tắm;
+ Có thể có bể hoặc bồn chứa nước.
- Cho trẻ mẫu giáo:
+ Vòi nước rửa tay;
+ Chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái;
+ Vòi tắm;
+ Bể hoặc bồn chứa nước.
4. Hiên chơi
Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m.

Điều 29. Nhà bếp
1. Đảm bảo 0,3- 0,35m2 cho một trẻ. Gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều.
2. Nhà bếp có các thiết bị sau đây:
a) Có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường; Có dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm;
b) Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú; Có đủ nước sử dụng, chất lượng nước phải được cơ quan Y tế kiểm định;
c) Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.

Điều 30. Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu
1. Nhà trường, nhà trẻ phải có đủ thiết bị, đồ chơi, đồ dùng cá nhân, tài liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Nhà trường, nhà trẻ sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non.
3. Nhà trường, nhà trẻ phải có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu.

Mục 2
TÀI SẢN CỦA NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP
Điều 31. Yêu cầu đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng. Nền nhà láng xi măng, lát gạch màu sáng hoặc bằng gỗ.
2. Diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em: đảm bảo ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ.
3. Có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ, có phòng vệ sinh ít nhất 0,4 m2 cho một trẻ và phương tiện phù hợp với lứa tuổi và đủ phục vụ.
4. Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Đảm bảo phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện chế độ đăng kiểm thực phẩm.

Điều 32. Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập
1. Có chiếu hoặc thảm cho trẻ ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca cốc cho trẻ, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ dùng; Một ghế cho giáo viên.
2. Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích.
3. Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.
4. Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ, gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Điều 33. Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập
1. Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi (đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ; Một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; Kệ để đồ dùng, đồ chơi; Thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Nếu lớp bán trú, có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ.
2. Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ bao gồm: đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích.
3. Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ.
4. Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; Sổ theo dõi trẻ; Sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ trong ngày; Tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.

Chương V
GIÁO VIÊN VÀ NHÂN VIÊN

Điều 34. Giáo viên và nhân viên
Giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
Nhân viên là người làm nhiệm vụ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 35. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; Xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Đánh giá và quản lý trẻ em; Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; G¬ương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Rèn luyện sức khỏe; Học tập văn hoá; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 36. Nhiệm vụ của nhân viên
1. Thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch và sự phân công của Hiệu trưởng.
2. Thực hiện quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Bảo đảm an toàn cho trẻ trong ăn uống và sinh hoạt tại nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến ăn uống cho trẻ, đảm bảo không để xảy ra ngộ độc đối với trẻ.
4. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp.
5. Rèn luyện sức khỏe, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật và của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

Điều 37. Quyền của giáo viên và nhân viên
1. Ьược đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên và nhân viên
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non; Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên y tế học đường, kế toán là có bằng tốt nghiệp trung cấp theo chuyên môn được giao; Đối với nhân viên thủ quỹ, thư viện, văn thư, nấu ăn, bảo vệ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ được giao.

Điều 39. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên và nhân viên
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đáp ứng yêu cầu giáo dục đối với trẻ em.
2. Trang phục của giáo viên và nhân viên gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 40. Các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm
1. Các hành vi giáo viên không được làm:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Xuyên tạc nội dung giáo dục;
c) Bỏ giờ; Bỏ buổi dạy; Tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục;
d) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
e) Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền;
f) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Các hành vi nhân viên không được làm :
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
b) Đối xử không công bằng đối với trẻ em;
c) Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; Làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em.

Điều 41. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Giáo viên và nhân viên có thành tích được khen thư¬ởng, được tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
2. Giáo viên và nhân viên có hành vi vi phạm các quy định tại Điều lệ này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định.

Chương VI
TRẺ EM
Điều 42. Tuổi và sức khoẻ của trẻ em mầm non
1. Trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Không tiếp nhận trẻ em đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh bẩm sinh nguy hiểm vào học trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 43. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em
1. Được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trẻ em khuyết tật học hòa nhập theo quy định và được lập kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Được chăm sóc sức khoẻ ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu.
4. Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.
5. Ьược hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Nhiệm vụ của trẻ em
1. Đi học đều; Tham gia đầy đủ các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ em; Thực hiện các quy định của nhà trường.
2. Có lời nói, cử chỉ lễ phép, có thói quen vệ sinh văn minh phù hợp lứa tuổi.
3. Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ và nơi công cộng.

Điều 45. Khen thưởng, nhắc nhở
1. Trẻ em chăm, ngoan được khen ngợi, động viên, khích lệ.
2. Trẻ em mắc lỗi được giáo viên nhắc nhở và trao đổi với gia đình.

Chương VII
QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG MẦM NON, TRƯỜNG MẪU GIÁO, NHÀ TRẺ, NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP VỚI GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Điều 46. Trách nhiệm của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
2. Phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm:
a) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
b) Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 47. Trách nhiệm của gia đình
1. Thường xuyên liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ em nhằm phối hợp trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Tham gia các hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Điều 48. Ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1.Nhà trường, nhà trẻ có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và Ban đại diện cha mẹ trẻ em của nhà trường, nhà trẻ. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có Ban đại diện cha mẹ trẻ em của từng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.
2. Ban đại diện cha mẹ trẻ em được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Phạm Vũ Luận
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Hãy có biện pháp nhằm đảm bảo đúng sỉ số trẻ trong nhóm lớp theo qui định của Điều lệ trường mầm non
Ngày gửi: 6/3/2008 7:48:11 PM

Rất kính mong và tha thiết đề nghị Lãnh đạo cấp trên có biện pháp xử lý nghiêm khắc việc BGH các trường công lập nhận và phân trẻ vào nhóm lớp quá sỉ số quy dịnh theo điều lệ Trường MN vừa ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của trẻ và đảm bảo các điều kiện để GV thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Ban Giám hiệu nếu không thực hiện đúng điều lệ đồng nghĩa với việc cố tình làm sai vì lợi ích không xuất phát từ trẻ và từ giáo viên. Lớp đông, liệu Giáo viên có giữ mãi được trạng thái ôn hòa với trẻ không ? Xô xát do phản ứng tự nhiên bộc phát giữa trẻ - trẻ có đựoc phụ huynh thông cảm không hay tất cả do lỗi cô giáo không quản trẻ tốt. Học phí được hưởng không bao nhiêu nhưng tất cả mọi việc không hay xảy ra trong lớp hoàn toàn đổ lỗi "tại cô giáo". Vậy học trò trong lớp đông, cô giáo khó quản, khó dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không được chu đáo, sức khỏe cô giảm sút, giọng nói cô "ồm ồm" do giãn dây thanh ai sẽ là người chịu trách nhiệm ? Phải chăng đổ lỗi cho nghề nghiệp nên cô phải thế ?
Kính mong hãy thông cảm với giáo viên chúng tôi.



guest
Một số trường mầm non thường xuyên cho trẻ xem phim siêu nhân.Ngành GDMN nên có biện pháp chấn chỉnh các trường mầm non.
Ngày gửi: 6/11/2008 4:57:12 PM


Theo quy định của Bộ GDĐT độ tuổi mẫu giáo cần được dạy cho các cháu theo chương trình đào tạo mầm non như học hát, tập tô, cắt dán, nhận biết mặt chữ ... Nhưng đa số các trường mầm non, mẫu giáo cả công lập và dân lập chủ yếu cho các cháu xem phim siêu nhân, những chương trình mang tính bạo lực, không phù hợp với các cháu đang trong độ tuổi bắt đầu tiếp thu những ý thức, hành động mang tính giáo dục cho trẻ các kiến thức bổ ích. Tôi thiết nghĩ ngành GDMN nên có biện pháp chấn chỉnh, kiểm tra đối với những trường mầm non, nhà trẻ cwa thực hiện đúng với chủ trương giáo dục, chăm sóc trẻ em mầm non của Bộ đã đề ra.



guest

Một số trường Mầm Non không dạy đúng theo kế hoạch của phòng Giáo Dục Đào Tạo đề ra.
Ngày gửi: 6/15/2008 8:18:59 PM

Theo quy định trong một ngày của trẻ ở trường Mầm Non có rất nhiều hoạt động và tùy vào từng độ tuổi để xây dựng và tổ chức cho phù hợp với trẻ. Các kế hoạch được đan xen nhau. Trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu chơi mà học, học mà chơi. Là giáo viên phải tổ chức sao cho phù hợp để trẻ vừa có thể thoải mái chơi vừa có thêm một số kiến thức ban đầu để chuẩn bị vào phổ thông. Vậy theo tôi biết các trường này chỉ tổ chức giờ dạy khi có sự kiểm tra từ trên xuống còn bình thường trẻ chỉ việc ăn chơi và ngủ. Tôi mong rằng qua đây thì các trường nên thực hiện đúng những gì đã đề ra để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện.


guest
Nói không với bệnh thành tích
Ngày gửi: 7/27/2008 1:13:42 PM


Tôi thuộc điều lệ mầm non từ khi nhận lớp tôi tâm đắc nhất khi áp dụng khẩu hiệu "Nói không với bệnh thành tích ", Nhưng tôi vô cùng ưu tư 5 năm nay việc xét thi đua tôi thấy nghe và bây giờ mới viết : tại sao chỉ tiêu mỗi năm học đề ra là khuyến khích giáo viên phấn đấu động viên giáo viên đăng ký giáo viên giỏi thật nhiều cho đến đầu năm học sau thì họp lại và xét lại vì chỉ tiêu bị khống chế, vậy những buổi họp cuối năm và ý kiến đòng góp của tập thể là không có ý nghĩa ,bản thân tự động rúttên ra khỏi danh sách đề nghị giáo viên giỏi và tôi luôn tự nhủ rằng tôi không bệnh thành tích, những việc tôi nghĩ, tôi viết là phần lớn suy nghĩ của những giáo viên tự rút tên ra khỏi danh sách.
mà chính BGH vẫn cho rằng chúng tôi không phải tay nghề thấp . Mà càng viết tôi cảm nhận rằng còn những đồng nghiệp không tự rút tên thì sao, có ban giám hiệu tự xin rút tên để giáo viên đạt danh hiệu mới có tinh thần công tác. Vậy thi đua để làm gì: Nói không với bệnh thành tích cho những ai? Và thời gian đầu tư vào chuyên môn tốt hơn để phải tổ chức những buổi họp xin ý kiến và tín nhiệm của tập thể , tôi biết đây là cái khó của các cấp lãnh đạo và là ưu tư của tôi




guest

Luôn nhắc phụ huynh trẻ đón sớm giờ qui định. Tỏ thái độ khó chịu khi đón muộn nhưng là vẫn sớm trước giờ qui định.
Ngày gửi: 8/4/2008 5:28:10 PM

Con tôi học tại Trường mẫu giáo mầm non Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà nội. Các cô giáo luôn nhắc các phụ huynh là đón con lúc 15h30 đến 16h00. Tôi tự hỏi lúc đó có cơ quan nhà nước nào đã nghỉ làm chưa mà về để đón con? Chưa nói đến chuyện chủ yếu chúng tôi làm cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thì sớm nhất có thể nghỉ làm là 17h00 về đến nơi nhanh cũng mất 15 phút. Vậy mà 15h30 thì chúng tôi nghỉ làm ở nhà chờ đón con? hay thuê thêm 01 người để chờ đón con lúc đó. Tôi thiết nghĩ Nhà nước cần có biện pháp quản lý thích hợp đối với các cơ sở như thế này. Chúng tôi tham gia trực tiếp với cô giáo thì sợ rằng cô sẽ ghét các cháu... và rồi sẽ có nhiều chuyện không tốt đến với con tôi. Do đó chỉ hy vọng Nhà nước có biện pháp gì đó giúp chúng tôi.


guest
Chúng tôi rất muốn nghe những điều chúng tôi viết có gì là không đúng?
Ngày gửi: 8/9/2008 10:04:17 AM


Trường tôi là một trường thực hành thuộc trường Cao đẳng sư phạm trung ương.Do nằm ngay trong khuôn viên của trường nên trường chúng tôi không có điều kiện giao lưu vơi giáo viên 2 trường thực hành khác đó là trường Hoa hồng và Hoa sen.Song qua trao đổi chúng tôi được biết mức lương và các khoản thu nhập của trường tôi khác hẳn 2 trường đó.Cụ thể:Tiền thưởng tết chúng tôi chỉ được hưởng một khoản duy nhất đó là tiền thuởng của trường cao đẳng với 1 tháng lương trong khi đó 2 truờng thực hành bạn cũng thuộc trường cao đẳng sư phạm trung ương ngoài tiền thưởng của trường cao đẳng họ còn có tiền của trường, của quỹ phụ huynh, và tiền của quỹ công đoàn . . . nói chung họ có rất nhiều khoản đãi ngộ và cao hơn chúng tôi rất nhiều.Tôi thiết nghĩ làm bao nhiêu năm ở trường tôi thấy tất cả các khoản thu của trường chúng tôi đều giống 2 trường thực hành Hoa hồng và Hoa sen thậm chí học phí và tiền ăn của trường tôi cao hơn trường bạn.( 800.000Đ/bé/tháng học phí và 15.000Đ/bé/ngày) đấy là còn chưa kể các khoản thu nhập khác như tiền quỹ vì người nghèo, tiền quỹ phụ huynh, tiền học phẩm 10.000Đ/bé/tháng . . .. Nhưng chúng tôi cảm thấy bất công nhất là hằng ngày chúng tôi phải thay phiên nhau trực muộn đến 19h tối mà không được bất kỳ thêm khoản trợ cấp nào với thời gian làm thêm giờ như vậy mà tiền trực muộn thu của học sinh thì khá cao ( từ 17h- 17h30 15.000 Đ/ buổi; từ 17h30- 18h 20.000đ/buổi; từ 18h- 18h30 là 25.000đ/buổi; từ 18h30- 19h 30.000đ/buổi), trong khi đó hiệu trưởng họp nói đó là nhiệm vụ chúng tôi phải làm.Thiết nghĩ tiền trực muộn không biết đi đâu mà chúng tôi lại phải làm cái điều trái nguyên tắc pháp luật như vậy, chúng tôi còn gia đình con cái nhà cửa, chúng tôi đã làm từ 7h sáng đến 17h chiều/ngày không nghỉ, không lẽ như vậy còn chưa đủ 8h/ngày theo quy định của luật lao động? và còn rất nhiều rất rất nhiều điều chúng tôi thấy khuất tất cụ thể : tất cả các khoản thu chi trong trường chúng tôi đều không được biết,có những lúc chúng tôi phải ký khống khá nhiều giấy tờ mà không có quyền hỏi,nếu hỏi sẽ bị hiệu trưởng gọi lên trì triết và chắc chắn tháng đó chúng tôi bị hạnh kiểm B hoặc C và bị trừ vào luơng khoảng 300.000đ.Khi đưa ra một quyết định nào đó hay một mức luơng nhà trường mầm non trả chúng tôi cũng không biết đó là các khoản gì như thế nào, khi lĩnh lương chúng tôi chỉ ký vào giấy tờ và chỉ kịp liếc qua.Nói tóm lại tất cả mọi quyết định thù lao khen thưởng chúng tôi chỉ được nghe nói mồm và những cái gạch đầu dòng trên cuộc họp chứ không có một băn bản chính thức nào cụ thể, không công văn , không lưu giữ và không có con dấu cũng như chữ ký của hiệu trưởng. Chúng tôi muốn có công văn và chữ ký rõ ràng trước tất cả mọi sự việc và phải được công khai, không thể nói riêng nói không và gọi lên phòng riêng trì triết kiểu như thế được.Thật sự làm ở trường bao nhiêu năm nhưng trong tay tôi chưa bao giờ được cầm bản hợp đồng lao động của truờng cao đẳng chúng tôi chỉ biết ký mà không thấy hoàn lại một bản để bảo vệ cá nhân theo tính chất pháp lý một cách tối thiểu cũng không có.Chúng tôi chỉ biết làm việc theo tính chất một chiều không được đòi hỏi, không được thắc mắc và không được cãi nếu không sẽ bị trù dập và thôn tính ngay lập tức, đã nhiều giáo viên có trình độ có đạo đức nghề nghiệp lại thẳng thắn đã không trụ nổi và phải ra đi.là đồng nghiệp chúng tôi thương xót cho nhau nhưng không dám công khai bảo vệ nhau vì trường tôi đa số giáo viên rất trẻ và chưa có biên chế.Chúng tôi cũng không biết đến bao giờ mới được mọi chế dộ đãi ngộ như trường hoa hồng hoa sen nữa đấy là chưa kể chúng tôi đi làm hè không công. Chúng tôi được nghỉ 2 tuần hè duy nhất và trước đó được nhà trường chia tiền đi nghỉ mát mỗi người 500.000đ. Song sau hai tuần hè đi làm nhận lương chúng tôi lại bị trừ nghéo 2 tuần nghỉ( đó là tiền trường mầm non trả còn tiền trường cao đẳng trả chúng tôi vần được hưởng đầy đủ theo pháp luật) thế là chúng tôi lại bị trừ mất 500.000đ. Hai truờng thực hành của bạn đi làm hè thì được nhận lương gấp đôi còn ai không đi làm thì có thể xin bố trí nhgỉ 1 hoặc 2 tháng.Còn chúng tôi chúng tôi phải đi làm hè chỉ nhận lương một cách bình thường thậm trí còn chưa kể áp lực A, B,C bị trừ đi mà cón không được nghỉ hè nữa. Ai xin nghỉ sẽ vẫn được nghỉ nhưng sẽ bị ghét sẽ bị trì triết và sẽ bị B, C quanh năm.Tiền lương của chúg tôi hàng tháng đã chẳng được bao nhiêu chỉ nhiều hơn các trường ngoài khoảng 2,3 trăm nhưng chúng tôi chịu áp lực và thiệt thòi quá nhiều , tính đi tính lại tiền ma chay, tế lễ thăm viếng cũng hết còn thâm hụt.Các cô của trường nhìn lúc nào cũng xinh tươi như hoa phụ huynh nhìn vào là thế nhưng có biết đâu rằng đằng sau nó là cả một nỗi lo toan bộn bề áp lực.theo nhìn nhận thì có đến 85% giáo viên của trường phải đi thuê nhà cuộc sống khá vất vả, còn cô nào có nhà thì đều bé như chuồng chim 20-30 met vuông là nhiều nhưng ngược lại nhà của hiệu trưởng là biệt thự và đi làm bằng xe hơi. Chúng tôi cũng chẳng muốn nhòm ngó cuuộc sống riêng tư của người khác nhưng chúng tôi chỉ xin 3 từ "tạm công bằng " (chúng tôi cũng không mong công bằng) để chúng tôi cảm thấy cuộc sống còn có ý nghĩa và thêm yêu nghề nghiệp, đừng bóc lột sức lao động con nguời một cách quá đáng.Thật sự chúng tôi làm mà áp lực và cảm thấy quá thiệt thòi và cũng chẳng biết kêu ai" cá lớn nuốt cá bé; kẻ quyền hành lấn át thách thức kẻ vô tội), đây có lẽ không phải môi trường sư phạm giáo dục nhân cách cho trẻ làm người.Chúng tôi yêu những đưa trẻ nhưng chúng tôi chẳng có gì tự hào về cách giữa con người đối xử với con người với nhau trong trường cả đúng là "nhà dột bao giờ cũng dột từ nóc dột xuống"



guest

Hãy có biện pháp để hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non thực hiện đúng quyết định của bộ giáo dục đề ra.
Ngày gửi: 8/9/2008 10:42:51 AM

Theo như nghị quyểt và quyết định của bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đã ký vào ngày 15/11/2007 là: hiệu Trưởng trường mầm non sẽ có 2 giờ làm việc trên lớp 1 tuần; hiệu phó là 4 giờ làm việc trên lớp 1 tuần. Còn giáo viên là 10 tiếng 1 ngày. Chúng tôi rất hoan nghênh và tán thành ý kiến của Bộ Trưởng. Có thể nói quyết định Bộ Trưởng đưa ra đã cứu sống tất cả giáo viên trong nghành mầm non chúng tôi. Sở dĩ chúng tôi nói như vậy bởi từ trước tới nay đa số và hầu hết hiệu trưởng , hiệu phó toàn là những người "chỉ tay năm ngón". Họ chỉ biết nói và đòi hỏi theo kiểu lý thuyết suông chứ họ không hề biết thực tế diễn ra như thế nào. Họ cần phải vào lớp dạy tiên phong để giáo viên còn học tập và để xem cai gì có khả năng thực hiện cái gì không thể thực hiện chứ, đằng này họ cứ đưa ra còn giáo viên không thực hiện được là trừ lương như vậy không công bằng. Mặc khác họ có quyền đánh giá giáo viên trong công việc còn giáo viên đánh giá họ bằng cái gì đây mặc dù nhiều cái họ làm sai lè lè ra đấy nhưng giáo viên nào dám nói họ thẳng thắn nào. Mặt khác nghị quyết có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Bộ Trưởng ký song đến giờ phút này được gần một măm rồi mà chúng tôi vẫn không thấy hiệu trưởng hiệu phó trường chúng tôi thực hiện. Là một trường trực hành của trường Cao Đẳng Sư Phạm Trung Ương chúng tôi nghĩ lẽ ra việc này phải thực hiện sớm hớn các trường khác mới đúng. Chúng tôi rất mong Bộ giáo Dục xem xét già soát và xử lý nghiêm minh đối với những hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên làm sai quy định.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


guest
Làm thế nào để hiệu trưởng và hiệu phó làm việc trên lớp
Ngày gửi: 9/18/2008 9:22:41 PM


Hiệu trưởng trường tôi từ ngày vào ngành chưa hề đứng lớp một ngày nào huống chi bây giờ bảo đứng lớp 2 giờ trên tuần. Bà đảm quá nhiều chức vụ nên không có thời gian dành cho chuyên môn. Quản lý nhân viên lỏng lẻo gây thất thoát tiền của trường mà không hề bị kỷ luật trước Đảng và các cấp lãnh đạox (xin nói rõ là không hề bị khiển trách hay một hình thức kỷ luật nào).Chúng tôi không hiểu là cán bộ như vậy có xứng cho chúng tôi học tập không?



guest

Chúng tôi rất muốn nghe những điều chúng tôi viết có gì là không đúng?
Ngày gửi: 10/31/2008 8:12:41 PM

Xin chào các bạn. Tôi tên là Vũ Hoàng Vân. Chắc các bạn cũng biết vì sao tôi lại có lời trong diễn đàn này. Bởi tôi là một giáo viên trường MNTH Hoa Thủy Tiên. Tôi đã gắn bó với trường từ những năm tháng đầu tiên khi mới thành lập , từ khi còn nhận đồng lương ít ỏi với hệ số 1,4x 290000 đ/tháng. 8 năm làm việc tại trường- quãng thời gian tuy chưa dài, nhưng đó là quãng thời gian chúng tôi đã rất tự hào về trường, tự hào về công việc của mình. Chúng tôi đã có được sự tín nhiệm của phụ huynh, sự chia sẻ của BGH và nhất là cô Hiệu trưởng. Cô là người gắn kết từng cá nhân với nhau, luôn suy nghĩ làm sao cho mức lương của CB-GV ngày một tăng lên. Trường chúng tôi luôn đề cao tinh thần tập thể. Trước những thay đổi, những quyết định gì đều có sự thống nhất, nhất trí cao của tập thể. Về vấn đề trông trẻ muộn, tôi nghĩ rằng đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm của mỗi cá nhân với tập thể. Chúng tôi làm vì phụ huynh, vì nhà trường và đều rất thoải mái vì đã được hưởng tiền phúc lợi một cách thỏa đáng. Cá nhân tôi cũng đang tham gia vào công việc ấy nên hơn ai hết, tôi hiểu, tôi và các đồng nghiệp khác trong trường đều đồng tình với cách thức làm việc của nhà trường bởi tất cả đều là vì trẻ, vì phụ huynh và vì chính CB-GV trong trường. Do vậy, trường HTT luôn là ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi sẽ gắn bó và sát cánh cùng đồng nghiệp, cùng BGH trong thời gian sắp tới. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng một tập thể vững mạnh, đoàn kết và sẽ không chấp nhận những cả thể mà tập thể đặt nhầm niềm tin./.


guest
Có phải giữa bảo mẫu và giáo viên có một khoảng cách nhất định hay không?
Ngày gửi: 11/1/2008 11:35:29 AM


Tôi làm việc tại một trường Mầm Non gần nhà, nhưng sao mình cảm thấy có điều gì đó giữa bảo mẫu và giáo viên. Họ tự cho rằng những người có trình độ Sư Phạm hơn hẳn những người không chuyên. Nhưng nhìn từ góc độ khác mỗi người lại có một tiêu chí nhất định rằng, nếu bảo mẫu phục vụ cho trẻ bữa ăn ngon và đầy hứng thú khi ăn; còn giáo viên tạo cho trẻ biết được mọi điều xung quanh. Nhưng đồng nghệp của tôi lại khác, họ cho rằng với trình độ PTTH thì họ không thể làm gì hết nên họ thường đối xử không đúng với lương tâm sư phạm của mình mà lúc nào họ cũng lấy đó là niềm kiêu hãnh. Vậy nếu là bạn bạn sẽ sống sao cho đúng đây?



guest

Không nên dung túng cho những kẻ làm sai pháp luật!
Ngày gửi: 11/5/2008 10:11:12 PM

Hi! Các bạn có muốn biết vì sao lại có sự thanh minh khi báo chí đã phỏng vấn trực tiếp bà hiệu trưởng trường Hoa Thủy Tiên rồi mới đăng trên báo An Ninh Thủ Đô, báo phụ nữ hay báo thời đại không? Vì đó là sự thật không thể chối cãi người ta nói có sách mách có chứng chứ báo nào viết sai nhỉ! Giáo Viên trường HTT đang phải đau đầu về các cuộc họp về sự truy sát tìm ra thủ phạm nói lên sự thật này, hơn nữa họ còn phải có nhiệm vụ đã được BGH gài trước những bài nói sai sự thật trước mặt lãnh đạo của trường CĐSP TW. chẳng ai ngu gì mà lấy trứng chọi đá cả đó là phương châm sống của giáo viên HTT đấy. Chúng tôi nói thật đừng tin vào những gì họ nói bởi giáo viên của HTT diễn rất tài hơn diễn viên chuyên nghiệp mà hãy nhìn vào ánh mắt lo toan lấm lét sợ hãi đầy áp lực của họ là ra vấn đề ngay thôi. Công bằng để nhìn thấu hiểu ruột gan của BGH HTT đấy. Bạn cứ thử ghé thăm trường họ là bạn biết ngay. Còn nhiều cái hay lắm chúng tôi sẽ nói cho các bạn biết sau.


guest
Góp ý
Ngày gửi: 6/13/2009 5:23:53 PM


Tôi là 1 GVMN công tác tại Tỉnh X, được 3 năm. Tôi lập gia đình và chuyển về sinh sống tại tỉnh Y. Do khi con ở tỉnh X tôi chỉ là GV hợp đồng nên khi về tỉnh Y. tôi có nộp hồ sơ xin xét vào biên chế.người nhận hồ sơ của tôi trả lời rất "phũ phàng": không xét tuyển hồ sơ của những người có bằng là tại chức, nếu có nộp hồ sơ thì họ vẫn cứ nhận nhưng không xét". Tôi thầm nghĩ "đã "nghèo" mà còn "chảnh". Lúc nào cũng hô hào là thiếu GV mà lại "coi khinh" những người không được đào tạo chính quy. Lại nữa, những người như tôi,những người không có điều kiện để học chính quy nên phải theo học Tại chức, lại được đối xử như thế thì Bộ GD&ĐT mở các hệ không chính quy để làm gì? chúng tôi đi học cũng phải thi đầu vào, phái đóng tiền, phải thi hết học phần, phải kiến-thực tập, phải thi tốt nghiệp,...chứ có phải đóng tiền rồi lấy bằng đâu mà lại có cải kiểu phân biệt như thế, đã vậy lại chỉ ưu tiên xét tuyển cho người DTTS và CTBLS thôi, vậy "số phận" của những người Kinh như thế nào? "số phận" của những người con sinh ra trong thời bình như thế nào khi mà điểm học tập, điểm thi tốt nghiệp của họ ngang bằng với các đối tượng được ưu tiên,chỉ thua nhau về điểm cộng ưu tiên? thiết nghĩ Bộ GD&Đt nên có văn bản như thế nào để giúp chúng tôi có công ăn việc làm đúng chuyên ngành mà chúng tôi được đào tạo,để không còn xảy ra tình trạng "trường học thì thiếu GV.Còn GV thì ở nhà...ôm con. Chân thành cảm ơn.



guest

Trường mẫu giáo thị trấn, hiệu trường làm khống để hưởng lợi nhuận
Ngày gửi: 8/25/2009 7:32:36 PM

Tôi là một trong những giáo viên bức xúc trước sự quản lý của các ban lãnh đạo không đi tìm hiểu sâu về mội trường. Trường tôi tuy nhỏ bé nhưng ai cũng biết đến. Tôi thấy công việc của GV là chăm sóc trẻ, xong còn phải làm dâu trăm họ, lương thì ít mà công việc lúc nào cũng nhiều. Hết thao giảng rồi đến dự giờ, hết dự giờ đến hội thi giáo viên giỏi. Tôi thấy đã mệt mỏi rồi, học trò – những đứa trẻ thơ dại ngày nào cũng bị tra tấn, tôi rất thương chúng.


guest
Hãy yêu thương trẻ !
Ngày gửi: 7/1/2011 9:08:06 PM


Các ý kiến của các bài viết trên đều đúng !
Là giáo viên mầm non có nhiều điều buồn khổ không nói được, cũng có nhiều giáo viên rất đáng trách.
Tôi cũng là giáo viên mầm non, rất xót xa cho trẻ của tôi. Lớp mầm non hiện nay quá đông, lớp nhà trẻ đến trên 35 cháu với 2 giáo viên; lớp mẫu giáo gần 60 cháu, có lớp cũng trên 60 cháu chỉ có 2 cô giáo. Các cháu vào lớp không thể nào đảm bảo an toàn cho các cháu được, ngày nào cũng có cháu bị cào, bị cắn, bị té ...
Tôi xót xa nhất là giờ ăn của các cháu,ăn chưa no, dư thức ăn nhưng vì hết giờ ăn nên các cô phải đổ hết thức ăn để chuyển sang hoạt động khác, nếu không thu dọn đúng giờ các cô sẽ bị trừ điểm bị trừ tiền...
Ngành mầm non hiện nay còn rất nhiều điều đáng nói, tôi rất mong Bộ giáo dục, Sở giáo dục trực tiếp trao đổi với giáo viên để nắm bắt tình hình để bậc học mầm non thực sự là nền tảng của nền giáo dục Việt Nam.





guest

Vì sao giáo viên không tốt với trẻ mầm non ?
Ngày gửi: 7/1/2011 9:51:12 PM

Vì sỉ số lớp quá đông ! Đặc điểm của trẻ mầm non là phát triển ngôn ngữ (trẻ nói nhiều) gây ồn ào lớp, phát triển thể chất (thích chạy nhảy đùa giỡn) đi tới đi lui tìm đồ chơi, nói chuyện với bạn -> như vậy các cô sẽ bị BGH phê bình lớp không có nề nếp -> suốt ngày các cô luôn nhắc các cháu : "các con ngồi xuống, các con im lặng" (không phát triển thể chất,không phát triển ngôn ngữ).
Là giáo viên mầm non , tôi rất thương các cháu nhưng vì lớp đông qúa như vậy tôi thấy tôi không thể chăm soc các cháu tốt được, không đảm bảo an toàn cho trẻ, không phát triển gì cho trẻ được, chắc tôi không theo nghề được nữa...tôi buồn lắm.
Tôi khuyên các bậc phụ huynh khi cho trẻ đến trường hãy chọn gửi các trường có sỉ số đúng quy định của Bộ giáo dục Việt Nam , sỉ số lớp càng ít càng tốt cho con của mình. Trường đạt chuẩn quốc gia mà nhận sỉ số lớp quá đông thì bên trong trường các cô cũng không bao giờ chăm sóc các cháu tốt được.
Hãy giúp các cô làm tốt nhiệm vụ chăm sóc cháu tốt bằng cách Phụ huynh đừng gửi cháu đông quá vào cùng một trường vào cùng một lớp.
Xin chân thành cảm ơn .



guest
Hãy đảm bảo đúng sĩ số lớp Mầm Non
Ngày gửi: 7/3/2011 7:14:01 AM


Rất kính mong và tha thiết đề nghị Lãnh đạo cấp trên có biện pháp xử lý nghiêm khắc việc BGH các trường công lập nhận và phân trẻ vào nhóm lớp quá sỉ số quy dịnh theo điều lệ Trường MN vừa ban hành nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của trẻ và đảm bảo các điều kiện để GV thực hiện tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Ban Giám hiệu nếu không thực hiện đúng điều lệ đồng nghĩa với việc cố tình làm sai vì lợi ích không xuất phát từ trẻ và từ giáo viên. Lớp đông, liệu Giáo viên có giữ mãi được trạng thái ôn hòa với trẻ không ? Xô xát do phản ứng tự nhiên bộc phát giữa trẻ - trẻ có đựoc phụ huynh thông cảm không hay tất cả do lỗi cô giáo không quản trẻ tốt. Học phí được hưởng không bao nhiêu nhưng tất cả mọi việc không hay xảy ra trong lớp hoàn toàn đổ lỗi "tại cô giáo". Vậy học trò trong lớp đông, cô giáo khó quản, khó dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không được chu đáo, sức khỏe cô giảm sút, giọng nói cô "ồm ồm" do giãn dây thanh ai sẽ là người chịu trách nhiệm ? Phải chăng đổ lỗi cho nghề nghiệp nên cô phải thế ?
Kính mong hãy thông cảm với giáo viên chúng tôi.




guest

Tôi đồng ý với mọi người
Ngày gửi: 10/10/2011 12:04:24 AM

Trẻ con của mình khổ quá, cô khổ nên cháu cũng khổ theo, bao nhiêu áp lực, ố, cô phải làm, ban giám hiệu thì lúc nào cũng đòi trẻ có nếp, phụ huynh thì muốn trẻ học giỏi, không cào cấu nhau, rồi đồ dùng dạy, đồ dùng đồ chơi đủ các thể loại. mà cô giáo cũng chỉ có 2 cái tay thôi mà. Hôm qua nhìn các bé chạy tung tăng trên sấn trường cấp 1 thấy thương tụi nhỏ quá, rốt cục các con cũng hết thời gian học mầm non còn cô thì không biết đến bao giờ. Yêu trẻ, yêu nghề mà ở với nghề sao khó quá!


guest
Vào lớp học như vào trại giam
Ngày gửi: 3/17/2012 8:59:21 AM


Tại sao vây?tôi thấy các nhà trẻ lớp mẫu giáo giường như giống nhau về cách chăm sóc trẻ.thứ nhất. bắt trẻ ngồi im không nói chuyện, không nô đùa, tôi thấy ép buộc trẻ như vậy thì làm sao trẻ thể hiện được tính tích cực trong các hoạt động.



guest

Cảm nhận về hiệu trưởng mới
Ngày gửi: 7/29/2012 10:04:07 AM

Trường tôi là trường vùng ven của Đà lạt. Tuy nói là vùng ven nhưng 11 năm về trước thì đúng thật khi tôi bước vào trường nhìn mái trường là những mái nhà lụp sụp, cỏ mọc vào tận lớp, mưa dột đủ bề, các phòng nguyên thì dành cho lớp học và bếp còn ban giám hiệu và nhân viên văn phòng thì phải làm ngoài hiên. Qua một thời gian với sự nổ lực tập thể và hơn hết là của đồng chí hiệu trưởng trường lớp đả được xây dựng khang trang, sắm sữa đầy đủ tiện nghi phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Suốt 12 năm trời làm việc nhiệt tinh không tính thiệt hơn hết hai nhiệm kỳ cô ấy phải thuyên chuyển đi trường khác đó là nổi buồn của cả tập thể và kể cả phụ huynh. Trong suốt thời gian đó tôi chưa bao giờ thấy có vấn đề gì về tiền bạc, chưa bao giờ nghe ai nói phải ký giấy tờ khống cả. Tất cả các chế độ đều được chu cấp đầy đủ.Vậy mà mới về làm hiệu trưởng được nữa năm thay cho người củ người mới của chúng tôi bắt đầu có tai tiếng, giấy tờ ký khống, chế độ khen thưởng không rõ ràng, sữa chữa, mua sắm không phù hợp, quản lý giáo viên thì thiên vị, quan liêu. Chúng tôi rất buồn và chán nản, cô ta thích gì làm nấy không hỏi ý kiến bất kỳ ai, không coi ai ra gì, một số giáo viên được cô ta nâng đỡ lộng lành làm việc không nghiêm túc mà cũng được khen cả năm.


tânman
Quy định 1 nhân viên làm công tác phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là bao nhiêu trẻ?
Ngày gửi: 9/23/2012 8:05:39 AM


Qua tìm hiểu điều lệ trường Mầm non tôi chưa thấy mục quy định số nhân viên làm công tác phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cụ thể là 1 nhân viên có thể chăm sóc bao nhiêu cháu. Hiện tại trường Mần non ở địa phương tôi có trao đổi với phụ huynh là 1 nhân viên chỉ phục vụ được 50 cháu trường chỉ được biên chế 1 nhân viên làm công tác phục vụ và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ do nhà trường có 140 cháu nhà trường thiếu 2 nhân viên. Phụ huynh mộp tiền để thuê 2 nhân viên vaayj việc này đúng hay sai?



guest

Chương trình gd mn sao chỉ có thêm mà không có bớt
Ngày gửi: 10/28/2012 8:28:25 PM

Là một giáo viên MN nếu chỉ lên lớp chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ thì đã làm quá giờ so với các đơn vị trường học khác trong ngành gd
Đằng này nào là trang trí lớp theo chủ đề hàng tháng,lầm đồ dùng đồ chơi phục vụ giảng dạy rồi thi lầm đồ dùng đồ chơi mỗi chủ đề 1 đồ chơi tự tạo.Năm học mới thì đồ chơi mới không được chấm cái cũ.( Phải bền đẹp có tính ứng dụng cao và trẻ chơi không bị hỏng).Lạy trời chúng tôi đâu phải là nhà chế tạo đồ chơi. Rồi thì thi gvdg cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.TẬp văn nghệ cho các ngày lễ ( khai giảng,tết trung thu,20/10,20/11,Tết nguyên đán,8/3,1/6....)Tất tật chúng tôi đều phải thực hiện và làm tốt.Chúng tôi không hề được nghỉ 1 giờ nào để thu xếp những công việc Được giao thêm chứ chưa nói đến một ngày.Đấy là chưa kể lại còn phải đi họp vào ngày nghỉ.Dự giờ sinh hoạt chuyên môn,họp hội đồng, điều tra phổ cập...Trường tôi còn tranh thủ buổi chiều trả xong,thường thường chúng tôi về đến nhà khoảng 8 giờ tối.tôi thấy với thời gian làm việc như vậy thì có lẽ chỉ những người độc thân,không vướng bận gia đình mới có thể làm tốt được. mong rằng những ai có tiếng nói trong ngành hãy hiểu nỗi vất vả của chúng tôi mà lên tiếng, chứ với thực trạng như vậy có lẽ sẽ còn rất nhiều gv phải bỏ chuyên môn của mình để đi làm việc khác cũng vất vả nhưng không áp lực như nghề mầm non.



guest
Hãy trừng phạt thật nặng với những GV có hành động xúc phạm đến trẻ
Ngày gửi: 12/1/2012 10:11:09 PM


Thời gian qua đã có rất nhiều bài viết về việc trẻ mầm non bị bạo hành: Nhốt tròng cầu thang mấy chuyên để đưa cơm khi đưa cháu bé ra thì cháu đã bị trầy xước khắp người, vừa cho trẻ ăn vừa đánh, vừ đánh vừa rội nước nên đầu, hay gần đây nhất là véo tai trẻ và bỏ vào thùng giác và cười sảng khoái. Với những giáo viên như thế thì chỉ có ác nhân bag tôi yêu cầu trừng trị thật nặng vào.



guest

Hãy xử lý nghiêm những trường hợp giáo viên,hiệu phó,hiệu trưởng,gây nhũng nhiễu,kéo bè phái ,nên luân chuyển cán bộ
Ngày gửi: 2/26/2013 3:31:55 PM

Tôi nhận thấy các lãnh đạo trực thuộc ngành giáo dục cần phải ra quy định rõ ràng về những hành vi sai phạm : Kéo bè phái gây mất đoàn kết,kích động,...những đồng nghiệp để sử lý nghiêm làm gương cho mọi người,nhất là những "Đảng viên",Hơn nữa chúng ta nên thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý khi kết thúc nhiệm kỳ,không nên để lâu "trở thành lão làng" cậy quyền cậy chức.


guest
Tất cả chỉ vì tiền để nuôi sống mình mà thôi
Ngày gửi: 3/31/2013 10:06:18 PM


Giáo viên mầm non không những khổ mà là quá khổ, đi làm từ sáng đến tối không có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình, có lẽ chỉ ai chưa lập gia đình có thể duy trì được trong nghề, nhưng khi lập gia đình chồng ,bố mẹ chồng thông cảm may ra còn có thể yêu nghề được, còn không thì trong 1 tuần thì hầu như là vợ chồng khục khoặc vì vợ đi cả ngày thậm chí là cả buổi tối, con cái ở nhà chồng lo thì chịu sao nổi.Đấy là chưa kể phải làm đồ dùng, đồ chơi , trang trí hàng tháng, sổ sách đầy nhà vậy thở sao được. Mọi người cứ nhìn mà xem tình trạng chung của giáo viên mầm non mà xem tất cả giáo viên gầy ốm đói còn các sếp, lãnh đạo cứ béo hú ra bởi vì sao/ giáo viên kiêm nhiệm hết tất cả vừa dạy vừa đổ bô vừa làm người dọn dẹp, khổ như 1 con chó...Có phụ huynh nào hiểu và thông cảm thì còn yêu nghề chứ có những phụ huynh con động sứt tí da là làm rùm beng lên. ở nhà 1 mẹ 1 con trông còn mệt chứ huống chi 1 cô trông mấy chục cháu, mọi người cứ vào mà thử làm cho biết mùi.Được mấy đồng lương bèo bọt mà bị người ta coi khinh nghề đổ bô. nhục nhục lắm. Cũng có 1 số người yêu nghề thì say mê với công việc như cũng có nhiều người mệt mỏi bỏ nghề đi kiếm nghề khác cho thoải mái... Thôi thì qua đây cũng mong nhà nước điều chỉnh lương phù hợp với thời gian, công việc của giaos viên MN



guest

Giảm sỉ số trẻ ở các lớp mầm non và giảm tải công việc cho giáo viên là góp phần nâng cao chất lượng giáo duc
Ngày gửi: 4/7/2013 9:37:33 PM

Tôi hoàn toàn đồng ý với những ý kiến trên nhưng làm thế nào để những ý kiên này đến tai các vị lãnh đạo ngành đây, đặc biệt là các vị lãnh đạo ở các sở, phòng giáo dục các địa phương vì chỉ tiêu là do các vị ấy đưa ra, còn chương trình của bộ đâu có nặng mà là do các vị ở phòng, sở giáo dục đầy sáng kiến, rãnh rỗi không biết làm gì nên chế ra thêm cho đỡ buồn ấy mà. có ai chịu dời bước xuống trường cùng đồng cam cộng khổ vơi giao viên đâu. tôi rất mong Ngành học mmam non cần nhanh chóng chấn chỉnh lại bằng cách không để các trường nhận học sinh vượt quá quy dịnh của bộ, có biện pháp giảm tải công việc cho giao viên mầm non, có những chính sách ưu đãi cho giáo viên, sinh viên ngành học mầm non thì ngành học mầm non mới phát triển tốt và bền vững


guest
Tiếng nói của tôi
Ngày gửi: 4/22/2013 9:00:20 PM


Là GV (P.HT) lâu năm đến nay có 32 tuổi nghề, 6 năm là GV (liên tục đạt thành tích cao trong công tác chính quyền và đoàn thể) chỉ còn 2,5 nữa là về hưu tôi thấy, tôi nghe, tôi hiểu và tôi đồng ý với những ý kiến trên. Quan trọng là cấp trên làm gì để thấu hiểu với chúng ta- Chắc là không. Vậy thì hãy như câm, không thấy, không nghe mà ngày 2 buôi đến trường vui cung cùng đồng nghiêp, vui cùng trẻ thơ vì nó phải thể đó mà! Làm việc sao xứng đáng đồng lương nhà nước ban cho. Các cô ơi nhà nước có điều chỉnh ngày nghỉ hợp lý đó chứ, nhưng HT kêu rên GV nghỉ nhiều quá dễ quên chuyên môn, day không tốt, không đảm bảo phương pháp đổi mới, nên thứ 7 làm, hè làm tất. Nếu không làm coi như chống lại quy chế của trường, chống đối tập thể, phản động. Như vậy có ai dám không đố các bạn đó? Nói ít hiểu nhiều vì nhà nước cho họ có cái quyền sinh sát trong tay Hayc chấp nhận- kiên nhẫn- chịu đựng chấm hết.



guest

Hiệu trưởng, hiệu phó, thủ quỹ, kế toán,trường mn tiến thắng của huyện Mê Linh cấu kết ăn tiền của trẻ và công sức của giáo viên
Ngày gửi: 7/19/2013 10:09:56 PM

Tôi là một giáo viên của trường mn, trường tôi tư trước tới giờ đã xảy ra rất nhiều chuyện như:hiệu trương bắt giáo viên ký vào các giấy tờ nhưng không được thắc mắc. tiền phục vụ bán chú mỗi trể đóng 150 000/thang nhưng trong năm học tôi không thấy nhà trường mua cho các cháu đồ gì mới thế mà bây giờ nó lại không cánh mà bay, ngoài ra chúng tôi có tiền trông trẻ trưa cô giáo làm tất cả mọi việc chăm sóc trẻ ăn ngủ còn y tế ban giám hiệu lại được hưởng nhiều hơn.Một điều mà không thể chấp nhận được đó là khi chúng tôi nghỉ không trưc thì bị trừ tiền còn ban giám hiệu và y tế nghỉ thì không bị trừ một đồng nào,lời giải thích của ban giám hiệu đó là chúng tôi không trực nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm có trẻ nào bị làm sao thì y tế phai chịu trách nhiệm.Nhưng thực ra khi trẻ nao có vấn đề gì xảy ra thì chúng tôi là những người bị phụ huynh chất vấn và nếu trẻ có bị nặng thf bị cắt thi đua cả năm đó. Tôi thấy rất là bức xúc. Trường tôi còn nhiều vấn đề mà phòng giáo dục cần phải chấn chỉnh lại ban giám hiệu họ nhận lương hàng tháng cao ngất ngưởng đến nỗi xây được cả nhà tầng xe ga đi mà không phải lo bữa ăn như chúng tôi, rất nhiều điều mà tôi muốn nói ra nữa nhưng mà nói để làm gì khi mà đi làm chỉ để làm giàu cho họ


guest
Kính gửi các cô giáo trường MN Tiến Thắng
Ngày gửi: 7/30/2013 6:39:48 PM


Tôi cũng là một giáo viên nhưng không phải là trong trường mà cũng càng không phải trong huyện qua lời kể của bạn tôi tăm sự về trường mình, Tôi tự động đưa lên đây, tôi đã không nghĩ được là đã mang đến khó khăn cho trường của bạn. Tôi không phải là giáo viên tồi như mọi người nghĩ mà chỉ và chưa nghĩ được sâu xa. Ngày hôm qua khi lại được nghe bạn kể về cuộc họp của trường này, tôi đã suy nghĩ mình đã có phần sai sót. Tôi đã có phần nói hơi quá đáng và có chi tiết tôi đã nghe bị lệch lạc đi nên bị sai lêch với sự thật về trường .Tôi thật lòng xin lỗi. Nhưng không phải là không có vấn đề. Tôi nghĩ các trường MN cần phải minh bạch về chuyện tài chính và chi trả cho giáo viên nhân viên công bằng, vì đồng lương ít ỏi trang chải cuộc sống khó khăn. Ai cũng cần đến tiền để sống điều đó không thể chối được chuyện này. vì không phải chỉ có trường tiến thắng mà cả trường tôi cũng đã xảy ra chuyện này. Vấn đề tài chính minh bach thì tất cả các trường đều phải chú ý để cho mọi giáo viên chúng tôi không phải nghi ngờ



guest

Giáo viên mầm non
Ngày gửi: 11/27/2013 10:40:28 PM

Viết ra đây liệu có ai thâú hiểu cho không! Tôi cũng thấy sợ cái nghề này lắm roài, ức chế, bực bội, căng thẳng, đau đầu......đi làm từ sáng đến tối.làm đúng trách nhiệm trên lớp 2 cô cũng đã quá vất vả rồi thế mà nơi tôi công tác thiếu giáo viên mõi lớp chỉ có 1 cô, các trường học đều thiếu ít nhất 3 cô, các cô giáo phải làm kiêm, 1 cô làm cv của 2 cô mà không được hưởng bất cứ 1 chế độ nào cả, người quản lý không năng động,chậm chạp,không biết là làm gì lên hay không lên, làm việc áp đặt.cũng làm trong nghề mah k thấu hiểu, thông cảm chỉ thích trách móc,nói chung la quá ức chế các bạn a. hs nhà trẻ bé thi suốt ngày quấy khóc, vất vả chăm sóc đâu có ai biết thế mà còn nhận thêm trẻ bắt các cô giáo phải nhận cũng không được 1 câu vào tai còn trách móc, dọa nạt GV.các cô giáo trực trưa cả tháng mà đến lúc thanh toán chế độ không bằng BGH chẳng làm gì trưa về với chông con ma lấy tiền còn không biết nghĩ. nói chung là khá bức xúc. theo tôi nghĩ người quản lý trong trường MN phải là người thực sự tâm lý thấu hiểu cái khó của CV của GV mới mong cải thiện được chất lượng của GDMN.Tôi thiết nghĩ nếu các cấp lãnh đạo ban nghành không thực sự quan tâm đến nghành GDMN thì chúng tôi chằn còn thấy yêu nghề chỉ muốn tìm việc khác thôi. Mf dúng ra nghề này phải được hưởng thêm chế độ độc hại tiếng ồn nữa mới đúng các bạn nghĩ sao?????????


guest
Giáo viên mầm non
Ngày gửi: 12/9/2013 12:35:07 PM


Chào các bạn. Tôi cũng là một cô giáo mầm non được nghe các bạn kể quả là áp lực thật, nhưng lớp tôi làm cạnh phòng ban giám hiệu tôi thấy giáo viên chúng mình đã vất vả rồi nhưng ban giám hiệu cũng vất vả và áp lực không kém đâu bạn ạ. bởi vì lếu có việc gì sơ xuất của các cô là phụ huynh lại gọi điện hay phản ánh đến ban giám hiệu đề nghị giải quyết. mặt khác mọi việc sảy ra trong trường ban giám hiệu phải chịu trách nhiệm trước phòng giáo dục và lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh cơ mà do vậy mà việc họ đi làm thì được hưởng tiền chông trưa là phải nhưng nếu họ không đi làm thì không được hưởng. theo tôi có gì bạn không rõ bạn nên có ý kiến với ban chấp hành công đoàn để họ hỏi giúp. Chị em trong trường có gì không nên không phải ta góp ý với nhau để cùng nhau xây dựng tập thể đoàn kết phát triển. làm được như vậy là bạn đã gúp được ban giám hiệu kịp thời điều chỉnh mình. bạn và ban giám hiệu sẽ gần nhau, và hiểu nhau hơn. Chúc bạn vui tươi và thành công trong mọi công việc.



guest

Nhân viên kế toán
Ngày gửi: 1/16/2014 12:01:40 PM

Chào các bạn. Tôi là phụ huynh của một học sinh trường mầm non bán công xã An Thương có rất nhiều bạn trong trường đã bị đánh nhìn thấy các bé mà xót xa vây mong BGD và BGH có những biện pháp để các bé đến lớp vui vẻ thoải mai mà k sợ hãi mỗi khi đến trường


guest
Giáo viên mầm non
Ngày gửi: 2/6/2014 9:22:35 PM


Các bạn ạ. Mình chọn nghề chứ không phỉ nghề chọn mình,mình đã lựa chọn nó thì cớ gì giờ kêu đau đầu, áp lực... trước khi trách người khác làm mình áp lực hãy xem lại cv mình được giao đã hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc chưa? Nếu mình đã xuất sắc mà vẫn bị đè nén thì còn nhiều tổ chức trong nhà trường bênh vực mình cơ mà ví như CĐ, chi bộ, Chi đoàn TN... Sao phải bức xúc nhỉ. Lạc quan yêu nghề lên mới sống được chứ.



guest

Hãy chung tay
Ngày gửi: 3/5/2014 2:42:37 PM

Cấp học mầm non là cấp học vô cùng vất vả nhưng thường hay bị xã hội xem nhẹ. Tôi mong muons làm sao để bật học mầm non có một vị trí tương đối xứng tầm với các bật học khác. Chúng tôi là những người làm công tác giáo dục mầm non không những không được kính trọng như những giáo viên các cấp học khác mà còn thường hay bị xã hội xem nhẹ. nếu chúng ta cùng chung tay đối xử công bằng như những bật học khác, có sự thay đổi cách nhìn của xã họi thì liệu có những bảo mâu "..." như vậy không.


guest
GVMN
Ngày gửi: 3/16/2014 6:38:35 PM


Tôi thiết nghĩ đã là quy chế thì phải thực hiện, sao có điều đưa vào thực hiện, có điều chưa, ví dụ theo quy chế thì hiệu trưởng phó hiệu trưởng có 02 giờ và 04 giờ trên tuần nhưng trong thực tế không một cơ sở giáo dục mầm non công lập nào thực hiện, có phải chăng các đồng chí hiệu trưởng phó hiệu trưởng đã không chấp hành quy chế, vậy cơ quan ban hành quy chế ban hành sai, hay người ca1b bộ quản lý thực hiện sai, sao bộ giáo dục không nghiên cưu xem việc ban hành quy chế đã và đang thực hiện như thế nào? còn trong quy chế tôi thấy có quy định mỗi độ tuổi là bao nhiêu trẻ trên một lớp, vậy số trẻ ấy trên lơp thì trên mấy giáo viên mầm non, vậy có trường đã ép giáo viên , ví vụ tr3 24 đến 36 tháng tuổi là 25 trẻ trên một nhóm, vậy là hiệu trưởng phân công ngay 50 trẻ trên 4 giáo viên trên một phòng chăm sóc giao dục, như vậy đúng hay sai



guest

GVMN
Ngày gửi: 4/16/2014 3:42:58 PM

Đúng là GVMN quá nhiều áp lực tôi cũng là GVMN tôi rất hiểu và cảm thông với bạn. Quả thất có những người HT họ cũng quá đáng và đáng sợ thật nhưng theo Thông tư 48 có nói HT thực hiện 2h/tuần có thể trực tiếp đứng lớp hoạc có thể dự giờ mà. Nếu dự giờ đủ 2 tiết/ tuần thì HT ko phải đứng lớp đâu bạn a.


guest
Làm hè
Ngày gửi: 5/14/2014 3:09:56 AM


Cho em hỏi y tế học đường khối mầm non có phải làm hè khong? Và tiền làm hè có được tính như giao viên không?



guest

Tâm sự
Ngày gửi: 7/4/2014 8:04:10 AM

Tôi có 27 năm công tác trong ngành, 19 năm trực tiếp đứng lớp, 8 năm làm hiệu trưởng tôi thấy vấn đề các bạn nêu có thể đúng ở chỗ này, chỗ kia nhưng tôi thấy chế độ GVMN bây giờ được quan tâm rất nhiều so với trước cả về tiền lương và điều kiện làm việc. Các bạn cũng không nên quá bi quan trong công việc mà hãy cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hãy làm cho con trẻ thích đến lớp với cô và các bạn. Hiệu trưởng cũng phải thực hiện nhiệm vụ được giao chứ. Trong điều kiện CSVC còn khó khăn thì hãy cùng nhau tìm cách khắc phục.


guest
Về mâmnon
Ngày gửi: 10/29/2014 12:25:34 PM


Tôi công tác trong nghành MN đến nay là 22 năm rồi, liêm vui rất nhiều nhưng nỗi buồn cũng không kém.Qua 4 đời hiệu trưởng tôi thấy sự thay đổi của từng cá nhân với chức danh HT khác nhau nhiều quá.Trước đây HT rất quí mến và tôn trọng giá viên coi GV như chị em trong gia đình, cùng nhau đưa phong trào của trường ngày càng vững mạnh, và rất tôn trọng những GV có năng lực có phẩm chất, yêu nghề mến trẻ. Nhưng ngày nay thi không,họ chỉ cần GV mới nhanh nhạy với thời cuộc, biết đối nhận sử thế tốt với HT là được không cần biết năng lực sư phạm,lòng yêu nghề mến trẻ,phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Tôi chỉ mong có những người HT trở về thời 90-91 để chúng tôi vui thôi




guest

Đôi lời muốn chia sẻ cùng các giáo viên mầm non
Ngày gửi: 11/1/2014 3:50:24 PM

Bản thân tôi cũng là một giáo viên mầm non nên tôi hết sức thông cảm với trăn trở và nguyện vọng của các giáo viên mầm non khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng mỗi một khi chúng ta chọn cho mình một nghề nghiệp, một con đường để đi trong tương lai thì dù dẫu có thế nào ta vẫn phải tiến về phía trước, không nản chí, không sờn lòng, có thể bạn chưa hài lòng về một ai đó, nhưng bạn có dám khẳng định ai đó đã hài lòng về mình chưa. Nên chúng ta hãy xem như đó là quy luật tất yếu của cuộc đời để rồi xem mọi việc cứ như là lẽ thường tình để ta sống, ta làm việc, cống hiến và như vậy ta thanh thản giữa cuộc đời còn đầy chông gai, thử thách, đừng bi quan, tiêu cực. Xét đến cùng thì ta làm việc và ta hưởng thụ thành quả từ lao động của chính mình, không so sánh nhiều để đem lòng đố ki, nếu chẳng yêu người, yêu nghề thì ta cúng chẳng di theo ngành học mầm non để mà làm chi nữa.


guest
Bắc thang lên hỏi ông trời
Ngày gửi: 11/28/2014 9:36:04 AM


Mình cũng là giáo viên mầm non, đang dạy lớp. chịu áp lực từ nhiều phía lắm.lương thì thấp thời gian làm việc tại trường thì nhiều hiện tại đang phải làm việc hơn 80 giờ trên một tuần trong khi đó theo thông tư 48 thì chỉ 40 giờ trên tuần và chỉ 6 giờ/ ngày đứng lớp. không biết đến bao giờ BGD mới sờ đến các hiệu trưởng để chúng mình dể thở 1 tý nhỉ?



guest

Ôi,biết nói gì đây?
Ngày gửi: 1/24/2015 10:55:53 PM

Đọc tâm sự của mọi người mà thấy lòng trĩu nặng. Bao giờ thì mới có 2 chữ công bằng đây? Đúng là vì miếng cơm manh áo. Cứ tình trạng lãnh đạo như các bạn tâm sự thì làm sao yêu nghề được đây? Vậy người khổ nhất vẫn là các con!


guest
ĐIỂM CHÍNH - ĐIỂM PHỤ
Ngày gửi: 3/17/2015 8:36:40 PM


Không hiểu sao cùng dạy chung 1 trường mà lại có sự khác biệt đến vậy. Giáo viên điểm chính thì được hiệu trưởng yêu thương mới vào trường chưa được bao lâu thì đã được vào đảng trong khi về năm công tác về thành tích giáo viên điểm phụ chẳng thua kém gì mà còn nổi trội hơn ( chẳng lẻ điểm phụ không được vào Đảng), điểm chính thì được cộng đủ mọi thứ điểm cộng đến nổi mỗi tháng giáo viên điểm chính nghỉ 3 ngày vẫn được xếp loại A trong khi điểm phụ chẳng được cộng điểm gì ( vì điểm phụ không có cho cháu ăn, không có đủ điều kiện...để làm như điểm chính) mà chỉ cần nghỉ 1 ngày thì sẽ bị xếp loại B, điểm phụ không được cấp phát 1 thứ gì mà thang điểm chấm lại tính như điểm chính: kệ,dụng cụ dạy học,...., điểm phụ thì làm sao mà có được lớp học mới, sáng, đẹp mà khi chấm điểm trang trí lớp đẹp lại cũng lại có thang điểm như điểm chính, điểm phụ khi hội họp thì giống như bù nhìn, học trò điểm phụ để được đi bé khéo tay thông minh vui khỏe thì phải thật sự hết sức nổi trội ,...còn rất nhiều và rất rất nhiều chuyện khác nưa như dự giờ nếu muốn đi dự giờ thì phải xin phép rồi phải dặn lớp nghỉ trước (không ai dạy thay) có khi giáo viên điểm bận việc không dạy được thì phải chịu có khi cả tháng mà chẳng dự được thì lại bị la,... Chán lắm các bạn ạ đồng là giáo viên 1 trường mà lại phân biệt thế đấy!!!



guest

Đứng lớp trực tiếp dạy trẻ và dự giờ giáo viên có gì khác nhau không?
Ngày gửi: 3/18/2015 11:46:01 AM

Hiệu trưởng 2giờ/tuần. Hiệu phó 4 giờ/tuần. Nếu đứng lớp 1 buổi trên tuần (từ 7 giờ đến 10 giờ 15 phút)thì được tính bao nhiêu giờ?. Vậy đứng lớp và dự giờ có tính chung là 1 tuần 4 giờ không?. Nếu theo quy định thì Phó hiệu trưởng 1 tuần 4 giờ thì 1 tháng 16 giờ, không trực tiếp đứng lớp thì đi dự giờ giáo viên đúng 16 tiết/1 tháng có đúng không?. Còn nếu trực tiếp đứng lớp 1 buổi/tuần thì phải dự giờ giáo viên bao nhiêu tiết để đảm bảo 4 giờ/tuần?


guest
Quy định còn thiếu
Ngày gửi: 4/12/2015 4:32:42 PM


Tôi đọc cái quy định này mõi mắt mà chẳng thấy nói về việc tiếng ồn. cụ thể là để cấp giấy phép thành lập trường thì nhà trường phải đảm bảo tiếng ồn của trẻ chơi và học, tiếng mở nhạc hay phim cho trẻ nghe phải đảm bảo ko gây phiền hà cho nhà dân sống bên cạnh trường, phảo đảm bảo việc hàng trăm phụ huynh đón trẻ ko gây ồn ào và thải khói xăng vào nhà dân. sao không thấy quy định về việc này nhỉ



guest

CHIA SẺ CỦA TOI TỚI CÁC GV
Ngày gửi: 7/19/2015 5:40:19 PM

THEO ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MÂM NON ĐÃ ĐƯA RA QUI CHẾ BIÊN CHẾ LỚP CHO TỪNG ĐỘ TUỔI THÌ ĐỐI VỚI TRƯỜNG TÔI NĂM HỌC NÀY THỰC HIỆN TUYỂN SINH ĐÚNG BIÊN CHẾ LỚP .NHƯNG KHỔ NỔI KHI THÔNG BÁO TUYỂN SINH THỜI GIAN LA 3 NGÀY CÁC BẬC PHỤ HUYNH ĐINH NINH RẰNG THỜI GIAN LÀ 3 NGÀY VẬY TA KHÔNG ĐI HÔM NAY THÌ TA ĐI HÔM SAU VẬY RỒI CÁCH NGÀY SAU MỚI TÙNG TENG ĐI NHẬP HỌC CHO CON TÔI CŨNG KHÔNG NGỜ RẰNG NĂM NAY HỌC SINH TRƯỜNG TÔI NHẬP HỌC SÔI NỔI NHẤT TỪ KHI TÔI ĐƯỢC NHẬN CÔNG TẤC ĐẾN NAY. CHI TRONG VÒNG THỜI GIAN 2H30 PHÚT LÀ PHẢI TRẢ LẠI HỒ SƠ VÌ QUÁ TẢI CÁC BẠN AK.THẾ RỒI TÔI ĐƯỢC TẬN MẮT THẤY VÀ NGHE TẬN TAI PHỤ HUYNH CHỬI VÌ SAO THÔNG BÁO TUYỂN SINH BT 3 NGÀY MÀ BÂY GIỜ ĐÃ TRẢ HỒ SƠ VÀ KHÔNG NHẬP HỌC LÀ LÍ DO GI CÓ PHẢI CHĂNG ĂN TIỀN CỦA HỌC SINH KHÁC VÀ NÓI LÀ ĂN ÍT THÔI CHỨ ĂN NHIỀU LÀ TO BỤNG ĐẤY TÔI CẢM THẤY VỪA TỦI VỪA NỰC CƯỜI CHO PHỤ HUYNH ,PHỤ HUYNH TUYÊN BỐ RẰNG SẼ KIỆN LÊN PGD VÀ NÓI SẼ MUA LUÔN CÁI TRƯỜNG VÀ NÓI SẼ NẾU HÔM NAY MÀ ĐI NHẬP HỌC SẼ QUAY VÀ GỞI LÊN MẠNG CÁC BẠN NGHĨ LÀM SAO.CÓ PHỤ HUYNH LO NĂM TRƯỚC KHÔNG ĐƯỢC NHẬP BÁN TRÚ THÌ NĂM NAY PHẢI ĐI SỚM ĐỂ ĐƯỢC ĐĂNG KÍ VÀO .CÓ NGƯỜI CÒN TẾ NHỊ CÓ NGƯỜI THÌ CHỬI CHẲNG CHO AI GIẢI THÍCH CẢ.TÔI THẤY NHỮNG GÌ MÀ CÁC BẠN CHIA SẼ THẤY CŨNG CÓ .MONG SAO CÁC CẤP LÃNH ĐẠO CÓ PHẦN ƯU ĐÃI CHO BẬC HỌC MN CHÚNG TA VÀ GIẢM TẢI BỚT SKKN CÁC CHƯƠNG TRÌNH HSSS .Ý TƯỞNG CỦA TRƯỜNG CHUẨN ÁP ĐẶT CHO TRƯỜNG KHÓ KHĂN.



guest
Điều lệ cần đi vào thực tiễn
Ngày gửi: 9/6/2015 4:05:20 PM


Có phải phép vua thua lệ làng? Bộ ở xa còn ta ở gần?
Vấn nạn hiện nay là các trường có số hs/lớp quá lớn, điều kiện lại quá nhỏ, chi phí đóng góp quá lớn, chat lượng quá nhỏ (so với quy định của bộ)... Vậy sao dân yên tâm cho cuộc song đã quá đỗi vất vả và kém an nhàn
Bộ thì ở xa mà bản nha thì ở gần.....




guest

Yêu nước là thi đua
Ngày gửi: 9/16/2015 9:36:29 AM

Yêu nước là thi đua vậy mà thi đua còn xét theo % chỉ tiêu, thật là nực cười cho ngành giáo dục. Nên bỏ Sáng kiến kinh nghiệm bởi quy đinh mỗi năm 1 sáng kiến mới, con người chứ có phải thần thánh đâu mà lắm sáng kiến thế chứ.


guest
Nỗi buồn cô giáo mầm non
Ngày gửi: 9/18/2015 9:17:19 PM


Là cô giáo mầm non chúng tôi đã cố gắng hết sức để làm hết nhiệm vụ của mình trong một ngày vậy mà vẫn cảm thấy chưa đủ thời gian chăm sóc chúng. Vậy tại sao lại phải tổ chức ra nhiều cuộc thi như vậy. Mỗi lần cô chuẩn bị thi là các cháu như bị bỏ rơi dù đang đến lớp của mình. Vì sao ư? Chắc tất cả những ai đang chuẩn bị cho mình tâm lý của ai cũng vậy? Lo lắng. .... mà đã lo lắng rồi thì tâm lý đâu mà chăm cho người khác dù đó là trách nhiệm. Nói ra không bao giờ hết chỉ mong điều lệ trường mầm non bỏ bớt thủ tục vỏ bọc rườm rà hình thức không có kết quả để ai làm giáo viên mầm non cũng bớt đi những ngày căng thẳng dành hết thời gian thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.



guest

Giáo viên mầm non !
Ngày gửi: 9/22/2015 8:57:29 PM

Chào các ban! bản thân mình cũng là giáo viên mầm non mình thấy thât vất vả và nhiều áp lực từ phía phụ huynh trong một ngày làm việc từ sáng đến tối không có thời gian chăm sóc gia đình cố gắng lo toan chăm sóc các cháu từng ly từng tí. chăm học sinh còn hơn chăm con của bản thân mình vậy mà đôi khi con họ bị trầy xước chút xíu do bất cẩn vấp té hay do va cham trong quá trình chơi y rằng ngày cô bị phụ huynh mắng vốn rồi.....cũng may thời gian gần đây đảng và nhà nước có nhiều chủ trương,chính sách quan tâm tới ngành học mầm non. hy vọng rằng còn nhiều sự quan tâm hơn nữa tới cô giao mầm non.


guest
Trường nuôi dạy trẻ hay cho học sinh nghỉ thứ 6
Ngày gửi: 5/30/2016 12:06:09 PM


Tôi xin hỏi ,con tôi theo học tại 1 trường nuôi dạy trẻ gần nhà,về mọi vấn đề như cơ sở vật chất và giáo viên thì tôi k có điều gì thắc mắc,nhưng có 2 vấn dề tôi luôn băn khoăn như sau :
1. Nhà trường mỗi khi có cuộc họp các giáo viên là thông báo các em học sinh nghỉ nguyên ngày thứ 6 đẻ các giáo viên họp,ví dụ gần đây nhất là dịp vừa qua nhà trường tổ chức phun thuốc diệt muỗi cũng thông báo các học sinh phải đón con trong khoảng từ 15h đến 15h30 phút để nhà trường tiến hành,tôi xin hỏi việc cho các cháu học sinh nghỉ học để các cô giáo họp là có đúng luật hay k ? Vì thiết nghĩ,chúng tôi cũng là những ng đi làm nhà nước không thể thỉnh thoảng xin nghỉ ngày t6 để trông con được,cũng k thể xin về sớm để đón con theo thông báo của nhà trường được,mà một kì học vài lần như vậy chúng tôi cũng k yên tâm công tác ! Ai hiểu biết về vấn đề này xin gỉari đáp giúp tôi ,tôi xin cảm ơn !
2. Nhà trường thu tiền học có in 02 hoá đơn,những khoản phải đóng kèm thêm thì k in sẵn mà viết tay nhưng lại chỉ viết lên tờ hoá đơn phụ huynh cầm về còn tờ hoá đơn nhà trường giữ thì lại k đề cập đến những khoản thu thêm đó,mà tháng nào cũng thu thêm khi thì tiền điều hoà,khi thì tiền sử dụng gas( nước nóng vệ sinh ạh) thiết nghĩ các khoản thu thì phụ huynh phải đóng là đúng nhưng sao hoá đơn nhà trường lưu lại k ghi lại những khoản đó mà vẫn thu đều như vậy là không minh bạch đúng không ạh !




guest

Trường nuôi dạy trẻ hay cho học sinh nghỉ thứ 6
Ngày gửi: 5/31/2016 10:48:52 AM

Tôi xin hỏi ,con tôi theo học tại 1 trường nuôi dạy trẻ gần nhà,về mọi vấn đề như cơ sở vật chất và giáo viên thì tôi k có điều gì thắc mắc,nhưng có 2 vấn dề tôi luôn băn khoăn như sau :
1. Nhà trường mỗi khi có cuộc họp các giáo viên là thông báo các em học sinh nghỉ nguyên ngày thứ 6 đẻ các giáo viên họp,ví dụ gần đây nhất là dịp vừa qua nhà trường tổ chức phun thuốc diệt muỗi cũng thông báo các học sinh phải đón con trong khoảng từ 15h đến 15h30 phút để nhà trường tiến hành,tôi xin hỏi việc cho các cháu học sinh nghỉ học để các cô giáo họp là có đúng luật hay k ? Vì thiết nghĩ,chúng tôi cũng là những ng đi làm nhà nước không thể thỉnh thoảng xin nghỉ ngày t6 để trông con được,cũng k thể xin về sớm để đón con theo thông báo của nhà trường được,mà một kì học vài lần như vậy chúng tôi cũng k yên tâm công tác ! Ai hiểu biết về vấn đề này xin gỉari đáp giúp tôi ,tôi xin cảm ơn !
2. Nhà trường thu tiền học có in 02 hoá đơn,những khoản phải đóng kèm thêm thì k in sẵn mà viết tay nhưng lại chỉ viết lên tờ hoá đơn phụ huynh cầm về còn tờ hoá đơn nhà trường giữ thì lại k đề cập đến những khoản thu thêm đó,mà tháng nào cũng thu thêm khi thì tiền điều hoà,khi thì tiền sử dụng gas( nước nóng vệ sinh ạh) thiết nghĩ các khoản thu thì phụ huynh phải đóng là đúng nhưng sao hoá đơn nhà trường lưu lại k ghi lại những khoản đó mà vẫn thu đều như vậy là không minh bạch đúng không ạh !



guest
Thắc mắc.
Ngày gửi: 7/10/2016 4:17:57 PM


Tôi xin hỏi,con tôi theo học tại 1 lớp mầm non tư thục gần nhà, năm nay con tôi 5 tuổi tôi không có thời gian đón sớm ,tôi muốn gửi con ở lớp đó .nhưng năm nay tôi thấy có chủ trương bảo trương công không cho trông trẻ 5 tuổi vậy tôi biết gửi con ở đâu trong khi đó lại không có điều kiện đón con sớm .như vậy là các nhóm lớp không được nhận trẻ 5 tuổi đúng không .ai hiểu vấn đề này xin giả đáp giùm tôi


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quyết định : Ban hành Điều lệ trường mầm non (14/4)
 Triển khai Chỉ thị số 03/ 2008/CT – UBND của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố (24/3)
 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở gdmn công lập (21/3)
 Yêu cầu về bồi dưỡng giáo viên mầm non (21/3)
 Chỉ Thị Về chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non tại TP.HCM (21/3)
 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (21/3)
 Công văn V/v Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non. (14/12)
 Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ các trường, nhóm lớp mầm non dân lập tư thục (30/10)
 V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Năm học 2007- 2008 bậc học Mầm non (28/8)
 Về tham luận Hội thảo chuyển đổi loại hình cơ sở GDMN (14/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i