Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Thế nào là ADHD?
 

RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
(Attention Deficit Hyperactivity Disorder)


Rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD) là bệnh lý thường gặp chiếm tỉ lệ 3-6% ở trẻ em. Rối loạn này thường khởi phát sớm và kéo dài với các biểu hiện như: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém khả năng tập trung chú ý gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và trong các mối quan hệ xã hội.

Người ta thường nghĩ rằng có những bất thường về thể chất đóng vai trò chủ yếu trong sự phát sinh ADHD. Nhưng nguyên nhân đặc hiệu thì hiện nay chưa được xác định rõ.

Mô tả đặc điểm lâm sàng:

- Sự hoạt động thái hóa: Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy leo trèo, không ngồi yên một chỗ, thường xuyên chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác…

- Sự tập trung chú ý kém: khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày và ngay trong lúc vui chơi. Trẻ thường không lắng nghe khi người khác nói chuyện trực tiếp hoặc đưa ra câu trả lời trước khi nghe hết câu hỏi; không thể hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà; dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích xung quanh; hay để quên và làm thất lạc đồ đạc.

- Phối hợp, kiểm soát động tác kém: Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì, thường hay gây ồn ào, làm phiền người khác quá mức.

- Những rối loạn hành vi khác đi kèm theo như: rối loạn giấc ngủ (thường là trẻ rất khó đi vào giấc ngủ), rối loạn lo âu...

- Các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ. Các rối loạn nêu trên xảy ra ở mọi nơi (ở nhà, trường học, bệnh viện, nơi công cộng…),trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất 6 tháng.

ADHD thường xuất hiện sớm trong quá trình phát triển của trẻ (thông thường là trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời). Mức độ thay đổi theo từng cá nhân, nhưng có khuynh hướng giảm dần (ít nhất là trên vấn đề vận động) vào tuổi thiếu niên. Trong thực tế thì trẻ thường khó thích nghi được với môi trường trường học. Những trẻ em tăng động thường hay có hành động dại dột, thiếu kiểm soát và hay để xảy ra tai nạn. Bản thân trẻ thường hay vi phạm kỷ luật do thiếu tôn trọng các quy tắc trong gia đình và trong trường học. Sự vi phạm kỷ luật này thường là do trẻ chóng quên và hành dộng thiếu suy nghĩ hơn là cố tình chống đối. Trong mối quan hệ xã hội, trẻ thường hay thiếu kiềm chế, không thận trọng, thường hay làm phiền nên không được trẻ em khác thừa nhận và dễ bị cô lập. Những thiếu sót về chức năng nhận thức - vận động dẫn đến rối loạn phát triển ngôn ngữ, suy giảm khả năng học tập, rối loạn hành vi chống đối xã hội.

Có rất nhiều phương pháp phối hợp trị liệu như: các biện pháp tâm lý - giáo dục, tâm vận động, trị liệu hành vi, trị liệu nhận thức - hành vi… Trong các trường hợp mà các triệu chứng rối loạn nghiêm trọng có thể dùng liệu pháp hóa trị liệu.

(Theo benhviennhi.org.vn)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Chung chung qúa!
Ngày gửi: 4/5/2009 8:57:07 PM

Tôi có một đứa cháu gái cũng bị tăng động. Tôi muốn tìm thêm thông tin và một số biện pháp tác động tới bé, nhưng khi đọc bài viết này tôi hoàn toàn không tìm ra được hướng giải quyết nào cả! Tôi mong khi cho đăng một bài nào đó thì nên kết hợp đưa ra một số biện pháp và hướng giải quyết dù ít hay nhều. Như vậy chúng tôi sẽ cảm thấy an tâm và gần gũi hơn! Và xin cho tôi biết nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này và cách tác động đến trẻ ra sao thì tôi phải tìm thông tin từ đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được hồi âm sớm!


guest
Phản hồi về bài viết: "Chung chung quá!"
Ngày gửi: 12/18/2009 9:37:33 PM


Theo tôi tác giả bài viết trên chỉ muốn giới thiệu với độc giả nội dung: "Trẻ ADHD là gì?"
Còn bạn muốn biết biện pháp hay cách tác động đến cháu gái của bạn ra sao thì bạn có thể nêu rõ các biểu hiện hành vi của cháu gái bạn. Hy vọng rằng bạn sẽ có thông tin mà bạn cần:
Dưới đây là 1 ví dụ về cách tác động đến trẻ:
Bé Lan 6 tuổi.Khi ở nhà cũng như ở lớp mẫu giáo, Lan rất hiếu động, luôn nghịch ngợm lung tung đồng thời khả năng tập trung của em kém. Cứ đến giờ ăn trưa ở lớp hoặc giờ ăn tối ở nhà, Lan thường không ngồi yên một chỗ để ăn mà thường quay sang phải, sang trái hoặc đứng lên đi loanh quanh thậm chí em còn lấy tay nghịch, ném thức ăn làm ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Trước tiên chúng ta thấy rằng hành vi nào của Lan làm mọi người xung quanh thấy khó chịu nhất, rồi tìm biện pháp quản lí hành vi đó. Theo tôi hành vi có vấn đề nhất đó là hành vi: nghịch và ném thức ăn. Trước tiên ta cần tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến Lan có hành vi như vậy? Hành vi này Có thể do
- Lan làm như vậy để không phải ăn nhiều hoặc do trẻ không muốn ăn.
- Lan muốn mọi người xung quanh chú ý đến em.
- Vì Lan thích hoạt động đó
==>Cách giải quyết
- Nếu Lan làm như vậy vì không muốn ăn hoặc tránh phải ăn nhiều thì người lớn không nên ép em ăn nhiều.Khi trẻ ăn ít đồng thời không nghịch hoặc không ném thức ăn thì chúng ta nên khen trẻ ngay. Nếu hành động đó vẫn tái diễn thì người lớn nên đưa ra nội quy rõ ràng: nếu Lan tái diễn hành vi đó, Lan sẽ không được ngồi ăn cùng với mọi người. Người lớn cần giám sát, nhắc nhở hành vi ăn uống của Lan
- Nếu Lan thực hiện hành vi trên là để gây sự chú ý của người lớn thì chúng ta nên lờ đi. Khi Lan thấy rằng việc ném thức ăn không được người khác chú ý thì Lan sẽ thôi không ném nữa. Lúc đó chúng ta nên khen em ngay. Thỉnh thoảng Lan vẫn tái diễn hành vi đó, ta nên nhắc nhở Lan một cách nhẹ nhàng: "Nếu con còn có hành vi như vậy, mẹ/cô sẽ không quan tâm đến con nữa". Nếu hành vi đó vẫn không thay đổi thì sau mỗi lần bé vi phạm mẹ/giáo viên thể hiện sự không bằng lòng bằng cử chỉ điệu bộ và tách bé ra khỏi bàn ăn của nhóm (không nên gào thét hay quát mắng bé vì đó có thể là kích thích duy trì hành vi của bé).
- Nếu hành vi đó là một hoạt động yêu thích của Lan thì cha mẹ/giáo viên nên tiến hành đồng thời các gợi ý sau:
• Nên nhắc nhở, nếu thấy Lan vẫn tái phạm nên phạt bằng cách chọn một thứ mà em sợ nhất để dọa (ví dụ Lan sợ chuột thì có thể dùng nó để dọa bé). Hoặc lấy đi một thứ mà bé thích nhất: Ví dụ Lan thích chơi gấu bông. Nếu hành vi vẫn không thay đổi hãy phạt bé bằng cách không lấy thêm thức ăn cho bé. Nhiều lần như vậy bé sẽ tự hiểu nếu làm đổ thức ăn sẽ không được ăn và hành vi đó sẽ được chấm dứt.
• Sử dụng tranh biểu tượng có nội dung thể hiện hành vi ăn uống phù hợp để ngay tại bàn ăn của Lan để làm công cụ nhắc nhở bé.
• Chọn cho Lan một đối tượng (một bé khác trong gia đình hoặc trong lớp) để tổ chức thi xem “ai ăn nhanh ăn giỏi” nhằm giúp bé có hành vi ăn uống phù hợp.
• Luôn động viên khích lệ bé nếu thấy bé có sự tiến bộ.

Chúc bạn có những cách tác động phù hợp tới cháu gái của bạn.
Bạn có thể tìm thông tin hoặc liên hệ nhờ giúp đỡ theo địa chỉ sau:
1. Khoa Giáo dục Đặc biệt, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. 387- Hoàng Quốc Việt. Cầu Giấy - Hà Nội
2. Liên hệ cô Hạnh theo địa chỉ email: [email protected]




guest

Bài viết cần đưa ra cách chữa trị cụ thể
Ngày gửi: 12/27/2009 5:34:42 PM

Tôi cũng có một cháu trai tương tự như thế, tôi mong tác giả nói cụ thể hơn về cách điều trị để tôi có hướng GD trẻ. Tôi đang phân vân không biết nên dùng biện pháp gì với cháu để tình hình của cháu cải thiện hơn. [email protected]


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i