Giáo dục mầm non
   Sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong trường mầm non: Không để trẻ thiệt thòi !
 

Các trường mầm non đã chủ động chế biến những món ăn nhữ sữa đậu nành, cháo, chè... để thay thế bữa phụ cho trẻ, bảo đảm dinh dưỡng, thay thế sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa. Trong ảnh: Chế biến bữa phụ cho trẻ tại trường Mầm non Tuổi thơ. Ảnh: Nguyệt Ánh
Thông tin về sản phẩm sữa Yili bán tại Việt Nam có chất Mê-la-min gây sạn thận cùng một số loại sữa không rõ chất lượng có xuất xứ từ Trung Quốc đang khiến nhiều phụ huynh có con, em ở độ tuổi mầm non lo lắng.

Đó cũng là mối lo không nhỏ đối với các trường mầm non, vì sữa và các sản phẩm từ sữa là thực đơn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của trẻ ở trường. Làm sao để bảo đảm an toàn sức khỏe, lại cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng là điều giám hiệu các trường mầm non Hà Nội lo lắng.

Không thể thiếu sữa trong khẩu phần ăn
Theo TS Nguyễn Thị Lâm (Viện phó Viện Dinh dưỡng), ngoài khẩu phần ăn hàng ngày, với trẻ đang ở tuổi mầm non nên uống bổ sung từ 500-600 ml sữa/ngày. Ngay cả trẻ ở lứa tuổi tiểu học và THCS cũng rất cần uống sữa vì đây là nguồn cung cấp can-xi giúp trẻ phát triển chiều cao. Bởi thế, với trẻ em, nhất là ở thành phố, sữa đã trở thành một loại thức uống không thể thiếu. Ngoài uống sữa, trẻ còn được ăn nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sữa hoặc dùng sữa là một trong những nguyên liệu chính.

Tại các trường mầm non, sữa luôn xuất hiện trong thực đơn hằng ngày, tùy thuộc vào mức tiền ăn. Theo bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện các trường mầm non ngoại thành thu mức tiền ăn 6.000 đồng đến 7.000 đồng/ngày/trẻ, còn nội thành thu từ 8.000 đồng đến 12.000 đồng/ngày/trẻ. Trường thu cao thì ngày nào cũng cho trẻ uống sữa, trường thu thấp thì tuần cũng vài lần dùng sữa hoặc sản phẩm từ sữa làm bữa phụ. Bà An cũng cho biết, hầu hết các trường có mức thu khoảng 10.000 đồng thường cho trẻ uống sữa đựng trong hộp sắt của những hãng có uy tín như Anfa Growm, Mimax... Còn theo ghi nhận của chúng tôi, với mức thu trung bình khoảng từ 8.000-10.000 đồng/ngày/trẻ, đa số các trường chỉ có thể phục vụ trẻ 2-3 bữa sữa/tuần, chủ yếu là với các loại sữa như Vinamilk, Cô gái Hà Lan, Hanoimilk… vì giá thành khá rẻ, phù hợp với mức thu của các trường. Tuy nhiên, khi nghe thông tin về công ty sữa Hà Nội có kinh doanh sản phẩm sữa nhập khẩu từ Trung Quốc, một số trường đã cắt luôn hợp đồng với hãng sữa này.

Ngoài cho trẻ uống sữa, nhiều trường còn dùng sữa chua, caramen, bánh ngọt làm bữa phụ song như bà Hoài An khẳng định, hầu hết các trường đều tự chế biến, không đặt mua ở những cơ sở tư nhân. Với những trường có mức thu trung bình khá, trẻ thường được sử dụng bánh ngọt có thương hiệu như Hữu Nghị, Bibica…, với giá rẻ nhất là 1.000 đồng/chiếc.

Đổi thực đơn hay tăng mức tiền ăn?
Trước những thông tin về chất lượng sữa trong những ngày qua, giám hiệu một số trường ở Hoàn Kiếm, Gia Lâm, Long Biên... cho biết, các trường đã chủ động lo bữa phụ cho trẻ bằng những món ăn tự chế biến như cháo, chè, bún, miến, bánh bao... Một số khác thì làm sữa đậu nành, thêm hoa quả để cải thiện cho trẻ.

Không chỉ quản lý bữa ăn của trẻ ở trường, nhiều trường đã chủ động thông báo tới phụ huynh thận trọng khi sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa cho trẻ, đặc biệt là khi mua tại các quán quanh trường. Dù vậy, vẫn có nhiều phụ huynh mua sữa, bánh cho con trên đường mà không hề để ý đến nguồn gốc. Ngoài ra, cũng có tình trạng khá phổ biến là phụ huynh pha sữa cho con ở nhà, mang đến trường nhờ cô giáo cho uống. Việc làm này rất khó quy trách nhiệm nếu có sự cố xảy ra.

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-ĐT Hà Nội, trong điều kiện hiện nay, với những trường ở ngoại thành còn nhiều khó khăn thì các trường cần cố gắng thực hiện đúng quy chế nuôi dưỡng của ngành, tập trung vào bữa ăn chính. Sở cũng đang khẩn trương xây dựng thực đơn thay thế các sản phẩm từ sữa sao cho đủ hàm lượng dinh dưỡng, an toàn để phổ biến tới các trường mầm non.

Tuy nhiên, việc không thể sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa là một thiệt thòi không nhỏ với trẻ lứa tuổi mầm non. TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng những loại sữa nhập ngoại trên thị trường được coi là có chất lượng, có đầy đủ nhãn mác ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần dinh dưỡng và hạn sử dụng... vẫn có thể sử dụng. Vấn đề là giá của những sản phẩm này tương đối cao. Vì thế, tại sao không nghĩ đến chuyện tăng mức thu để trẻ được sử dụng những sản phẩm sữa bảo đảm chất lượng ?

Theo Hà Nội Mới
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trường mầm non ngưng dùng sản phẩm chế biến từ sữa (26/9)
 Giáo dục mầm non tư thục khu vực ngoại thành: Mạnh ai nấy làm! (25/9)
 Thông báo : vệ sinh an toàn thực phẩm của mặt hàng sữa (25/9)
 24,2% giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn (24/9)
 Trường Mầm non Hướng Dương tỉnh An Giang. (24/9)
 Tại các trường mầm non công lập: Hai vấn đề giải quyết tình trạng quá tải (23/9)
 Giáo viên mầm non: Thêm một đồng cũng quý (22/9)
 Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (20/9)
 Bối rối với bữa ăn mầm non (17/9)
 Tiền lương dạy thêm 1 giờ bằng 150% tiền lương (17/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i