Tài liệu bồi dưỡng
   Bảo đảm sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình lớp 1
 

Bảo đảm sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non

với chương trình lớp 1

(Vụ GDMN)

Trong mỗi giai đọan ở trẻ đều mang những đặc điểm phát triển đạc trưng. Việc chuyển từ giai đọan này sang một giai đọan khác là một sự chuyển biến mang tính nhảy vọt có sự biến đổi về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đọan nhất định vừa là kết quả của giai đọan trước đó, vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đọan tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đọan hiện tại cũng chính là sự chuẩn bị tốt cho giai đọan tiếp theo. Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo của ngành học MN nhằm đảo bảo sự chuyển tiếp giữa giáo dục MN nói chung, mẫu giáo 5 tuổi nói riêng với 1 lớp tiểu học trong giai đọan hiện nay.

Trong giáo dục học, người ta nói đến sự chuyển tiếp giữa MN và tiểu học. Sự chuyển tiếp đòi hỏi phải có cánh nhìn từ dưới lên và “từ trên xuống” ( đối với giáo dục trẻ MN), có nghĩa là đảm bào khi trẻ học ở lớp 1 không có sự thay đổi hoặc phá vỡ những định hình, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi MN. Trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới trên cơ sở những kiến thức kỹ năng đã có và những kiến thức kỹ năng này được củng cố, mở rộng, hòan thiện ở mức độ cao hơn. Tạo sự chuyển tiếp khoa học giúp cho trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển từ họat động chơi sang họat động học tập. Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mẫu giáo là yêu cầu quan trọng tạo sự chuyển tiếp giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập.


I.  THỰC TRẠNG VIỆC CHUẨN BỊ CHO TRẺ VÀO LỚP 1 TIỂU HỌC:

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng ở trẻ nhỏ, nếu ép chúng tập luyện quá sớm khi các bộ phận chức năng chưa thành thục sẽ tốn nhiều công sức của người dạy và làm khổ con trẻ. Nhưng ngược lại, sự luyện tập vào lúc chớm nở sẽ gây được sự hào hứng và giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng. Luyện tập đúng lúc vừa gây được hứng thú vừa có hiệu quả cao.

Hiện nay có quan niệm sai lầm về việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp 1 ở các thành phố, thị xã, nhựng vùng kinh tế phát triển. Nhiều gia đình cho rằng để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào lớp 1 cần phải dạy trước cho chúng chương trình của lớp 1 mà cụ thể là học đọc, viết và làm toán. Vì vậy họ đã nôn nóng cho con đi học chữ, học tính, kèm cặp con học chữ tại nhà hoặc yêu cầu cô mẫu giáo dạy chữ cho con họ với những mong muốn con mình sẽ đọc thông, viết được, bất chấp nguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với đạc điểm hình thái chức năng tâm lý ở lứa tuổi này. Thực trạng trên đã gây không ít những khó khăn trong việc quản lí và chỉ đạo ở các cơ sở giáo dục MN: Nếu không dạy đọc dạy viết ở Mẫu giáo 5 tuổi thì phụ huynh không gửi con, hoặc đến kỳ 2 rất nhiều trẻ nghỉ học mẫu giáo để đến học với giáo viên tiểu học. Áp lực từ phía phụ huynh đã khiến một số cơ sở giáo dục MN chấp nhận để giáo viên MN làm thay công việc của giáo viên tiểu học mặc dù không được đào tạo một cách bài bản về dạy chương trình lớp 1 tiểu học. Mặt khác không ít phụ huynh phó mặc con em họ cho cơ sở GDMN, do vậy không tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quả chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao.

Còn ở vùng nông thôn, những vùng khó khăn, miền núi hầu hết các gia đình lại ít quan tâm đến vấn đề chuẩn bị cho con vào lớp 1. Họ cho rằng “ trăng đến rằm thì trăng tròn”, trẻ đến 6 tuổi thì nghiễm nhiên đi học lớp 1, không cần phải chuẩn bị tâm thế cho trẻ cũng như không cần biết khả năng nhận thức và sức khỏe của trẻ có thể đảm bảo cho trẻ học tập được hay không.

Ngòai ra ở các vùng dân tộc thiểu số trẻ em khi bước vào trường học, từ giáo dục MN đều phải học bằng tiếng việt. Do nhiều điều kiện , tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số chưa đưa vào trường học. Sự thiếu hụt về ngôn ngữ được xác định là một trong các vấn đề căn bản về giáo dục đối với trẻ em dân tộc thiểu số các vùng núi xa xôi ở phía bắc, Tây Nguyên và vùng dân tộc Khơ Me ở đồng bằng Nam Bộ. Do bất đồng về ngôn ngữ hoặc với vốn tiếng việt rất hạn chế, nên nhiều trẻ dân tộc thiểu số đã không theo kịp chương trình, kết quả kém dẫn đến lưu ban, trẻ em chán nản và bỏ học giữa chừng.

Thực tế đã chứng minh rằng nếu trẻ được đi học mẫu giáo ( dù chỉ 1 năm lớp 5 tuổi chương trình 26 tuần dành cho miền núi) thì vốn tiếng việt cũng đã đảm bảo cho trẻ theo kịp học ở lớp 1 đạt hiệu quả cao.

Các nghiên cứu về khoa học tâm lý giáo dục đã chỉ ra rằng tuổi mẫu giáo là giai đoạn thuận lợi nhất để trẻ học tiếng thứ hai. Nếu dạy trẻ học tiếng thứ hai bằng phương pháp phù hợp với lứa tuổi sẽ góp phần phát triển trẻ một cách tốt nhất. Như vậy vấn đề chuẩn bị tiếng việt cho trẻ MG 5 tuổi là nhu cầu quan trọngvà cấp thiết ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo quan điểm của khoa học giáo dục MN, để giúp trẻ MG học tập một cách có hiệu quả khi bước vào lớp 1 ở trường tiểu học, cần chuẩn bị cho trẻ một cách tòan diện về thể lực, trí tuệ, giao tiếp ứng xử xã hội, một số phẩm chất tâm lý và một số kỹ năng cơ bản của họat động học tập bằng những phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, trên cơ sở phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường MN. 

II.  CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP 1 – MỘT YÊU CẦU QUAN TRỌNG ĐỂ GIÚP TRẺ VÀO HỌC CHƯƠNG TRÌNH TIỂU HỌC:

1. Chuẩn bị về thể lực:
Điều kiện vất chất ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của người học sinh là thể lực. Thể lực phát triển tốt tạo điền kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinh học với tư cách là tiền đề vất chất của sự phát triển nhân cách  có cơ hội phát huy tác dụng.

Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà còn là sự chuẩn bị về chất cụ thể là năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhạy của các giác quan… Để có được các phẩm chất đó, cần tạo một chế độ sinh họat, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập… cho trẻ một cách khoa học và hợp lí cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ.

2. Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ:
Rèn luyện các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú đối với họat động trí óc như ham hiểu biết, kích thích khám phá những điều mới lạ… gợi mở, khuyến khích trẻ quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh: Biết phát hiện, so sánh các đặc điểm riêng biệt của các sự vật, hiện tượng ( các con vật, cỏ cây, hoa lá, hiện tượng thời tiết…). biết phán đoán, suy luận qua nhiều câu đố, trò chơi chuyện kể… giúp trẻ hiểu biết thêm thế giới xung quanh, rèn luyện sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định, linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác trí tuệ ; kích thích trẻ năng động, sáng tạo, ham tìm tòi khám phá.

Khả năng định hướng trong không gian và thời gian cũng là một biểu hiện của sự phát triển trí tuệ.Việc xác định được vị trí không gian, thời gian của các sự vật, hiện tượng; mình đang ở đâu, vật ở trên – dưới, trước – sau, phải – trái…, mình đang ở thời điểm nào của thời gian: Sáng, trưa, chiều, tối, bây giờ là mùa đông/thu/xuân/hè; biết ước tính quá khứ, hiện tại và tương lai tức là biết được “ bây giờ”, “lát nữa”, “hôm qua”, “ngày mai”, “năm ngoái”, “năm này”, “sang năm”… là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tậpcũng như tham gia vào các họat động khác ở trường phổ thông.

3. Chuẩn bị về tình cảm - xã hội:
Biết cách ứng xử với mọi ngưới xunh quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, đòan kết thân ái với bạn bè, thông cảm thương xót những người bất hạnh, biết được vị trí của mình trong gia đình và trong xã hộ( là con ai, cháu ai, em hay anh chị của ai; là học sinh của lớp nào..) và cách ứng xử phù hợp với vai trò của mình là những sự chuẩn bị rất cần thiết để giúp trẻ thích nghi tốt với môi trường học tập mới. Thông qua các họat động mang tính tập thể, trẻ làm quen dần với sinh họat trong nhóm bạn bè, qua đó làm nảy nở trẻ những động cơ xã hội tốt đẹp, hào hứng được đi học, được trở thành một người học sinh. Được trải nghiệm những câu chuyện kể, các trò chơi, xử dụng những đồ dùng học tập của lớp 1, tham quan trường tiểu học..giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường phổ thông về các mối quan hệ giữa bạn bè thầy cô giáo… từ đó kích thích được sự háo hức đến trường học tập của trẻ.

Hình thành những thói quen vệ sinh cá nhân, tính tự lập và khả năng tự phục vụ trong các công việc sinh họat hàng ngày vừa sức cũng là một khía cạnh quan trọng cho trẻ trước khi bước vào trường phổ thông.

4. Chuẩn bị về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở trường phổ thông. Hình thành và phát triển những kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng.Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều trí thức mới. Thông qua các họat động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo chơi… cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ 1 cách thành thạo, mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt những gì mình muốn nói một cách rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí…

Đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số ngòai việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ cho trẻ thì vấn đề chuẩn bị cho vào học lớp 1 thuận lợi hơn. Thông qua các họat động đa dạng và hứng thú đối với trẻ giáo viên tạo mọi điều kiện để trẻ được nghe, nói tiếng Việt.

5. Chuẩn bị một số kĩ năng cần thiết của họat động học tập:
Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản của họat động học tập cần thiết như giúp cho trẻ biết cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư thế ngồi đúng… giúp trẻ thích ứng với hoạt động học tập mới, tránh được những bỡ ngỡ ban đầu dễ gây cho trẻ những cảm giác sợ sệt, thiếu tự tin. Để đạt được hiệu quả, cần tạo điều kiện cho trẻ làm quen dần với môi trường học tập như: bố trí bàn ghế cho trẻ ngồi “ học”, cung cấp và cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với sách, truyện, bút, thước.. hướng dẫn trẻ cách xử dụng các dụng cụ học tập đó như thế nào cho đúng thông qua việc làm mẫu, quan sát và uốn nắn trực tiếp cho trẻ.

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được tiến hành thường xuyên, từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp thông qua các trò chơi hay các họat động hấp dẫn mà trẻ yêu thích. Cần tránh nôn nóng, áp đặt, ép buộc trẻ học trước những gì trẻ em được tíêp thu một cách bài bản ở trường phổ thông sau này, bởi dễ gây ra cho trẻ những chán nản, chủ quan, chểnh mảng dẫn đến tiêu diệt hứng thú học tập ngay từ những buổi học ban đầu và gây ra không ít những khó khăn cho giáo viêntiểu học trong việc khắc phục, uốn nắn những hậu quả sai lầm mà trẻ đã mắc phải.

Để tạo điều kiện tốt cho sự chuyển tiếp giữa 2 bậc học, các cơ sở Giáo dục MN cần có kế họach cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi được thăm quan, gặp giáo viên và giao lưu với học sinh tiểu học.


 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giới thiệu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và sách hướng dẫn (8/8)
 Tổ chức hoạt động theo chủ điểm trong chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non (2/8)
 Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng trẻ cho các bậc cha mẹ (2/8)
 Chuyên đề làm quen văn học và làm quen chữ viết (2/8)
 Giới thiệu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới (2/8)
 Hướng dẫn đánh giá bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II 2004 - 2007. (2/8)
 Một số vấn đề về công tác quản lý trong thực hiện Luật giáo dục sửa đổi (2/8)
 Đề án: nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010. (2/8)
 Tổ chức các hoạt động cho trẻ trong góc nghệ thuật ở trường mẫu giáo (22/2)
 Các kỹ năng chơi phân vai - Nhóm Nhà trẻ (22/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i