Tài liệu bồi dưỡng
   Bài 2 - Tự lập và Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 

(Trích tóm tắt Cơ sở lý luận NC khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi - Khóa luận 2006)

Tự lập là tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỷ lại hay nhờ vả người khác. Khả năng: là cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì. Như vậy, Khả năng Tự lập: là những năng lực vốn có về mặt tinh thần của cá nhân, nhờ khả năng đó mà cá nhân có thể tự mình làm một việc gì đấy không phải dựa dẫm, nhờ vả người khác.

Khả năng tự lập của trẻ mẫu giáo: là những năng lực vốn có của trẻ về mặt tinh thần, nhờ khả năng đó trẻ có thể tự mình làm một việc gì đấy mà không phải dựa dẫm, nhờ vả người khác.

Với khả năng tự lập, trẻ biết vị trí của mình trong xã hội, sau đó trẻ mới tìm hiểu mối quan hệ giữa những người xung quanh. Phát triển năng lực thực hiện những nhiệm vụ nhận thức một cách có kế hoạch. Từ những biểu hiện trên của trẻ chúng ta nhận thấy khả năng tự lập có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến trí tuệ, xúc cảm của trẻ, xét về tự lập, trong quá trình hoạt động, trẻ tự nhận ra xúc cảm của mình, tự tin vào khả năng tự điều khiển, tự kiểm soát được mình, tự lập quyết định việc hình thành và phát triển trí tuệ xúc cảm của trẻ.

Bước vào trường phổ thông, đó là một bước ngoặt trong đời sống của trẻ, đó là sự chuyển qua một lối sống mới, với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một địa vị mới trong xã hội. Khả năng tự lập sẽ giúp cho trẻ có tính chủ động, bền bỉ và sự nỗi lực của ý chí trong quá trình hành động. Tuân theo tính chủ động, bền bỉ, và sự nỗ lực của ý chí trong quá trình hành động. Tuân theo nội dung của nhà trường và thực hiện những yêu cầu của giáo viên hay tập thể lớp đề ra. Khả năng tự lập giúp trẻ có niềm tin vào bản thân để kiên trì theo đuổi các mục đích học tập và tiếp nhận những tri thức khoa học có hệ thống. Khả năng tự lập là một phẩm chất nhân cách, giúp trẻ nhanh chóng gia nhập vào tập thể lớp, trẻ luôn ý thức được công việc của mình, giải quyết công việc đó một cách chủ động, sáng tạo. Nếu trẻ không tự lập sẽ rất khó khăn cho việc vào lớp một.

Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thần. Chơi là để học hỏi làm người, là để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩa to lớn đó, có thể khẳng định rằng: Chơi cũng là cách để trẻ rèn luyện và phát huy khả năng tự lập.

Hơn bất cứ hoạt động nào, trong trò chơi, trẻ được thể hiện khả năng tự lập của mình. Trẻ luôn luôn mong muốn mình được tự giải quyết lấy mọi tình huống, chúng có xu hướng tự hoạt động mà không cần sự giúp đỡ của ai. Trẻ có thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú. Trong các hoạt động khác cũng như trong những hoạt động có tạo ra sản phẩm, trẻ có thể tự đáp ứng tốt yêu cầu của người lớn. Bên cạnh đó có những trẻ lại ỷ lại vào người khác và chậm trong quá trình hoạt động, khả năng tự hoàn thành công việc của bản thân kém, không có sự cố gắng để vươn tới đạt được một mục đích nhất định trong vui chơi cũng như trong công việc. Với những trẻ này, nhà giáo dục cần chú ý để có biện pháp tác động giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập của trẻ trong hoạt động vui chơi cũng như các hoạt động khác. Đây là một giai đoạn quan trọng trong bước tiến, trên con đường hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.

Lao động tự phục vụ là hình thức lao động đi vào toàn bộ cuộc sống hàng ngày của trẻ ở trường mẫu giáo. Hình thức lao động này nhằm giữ gìn sự sạch sẽ và ngăn nắp trong lớp học và ngoài sân trường, giúp đỡ người lớn tổ chức quá trình sinh hoạt hàng ngày - lao động tự phục vụ nhằm phục vụ cho bản thân trẻ, và đồng thời phục vụ cho tập thể, do đấy có khả năng to lớn để giáo dục khả năng tự lập cho trẻ.

Ở mẫu giáo lớn, nội dung lao động tự phục vụ phong phú, mang tính chất thường xuyên và phần lớn đã chuyển thành nhiệm vụ của các trẻ trực nhật. Trẻ giữ gìn sạch sẽ lớp học, ngoài sân; sửa chữa đồ chơi, dán lại sách vở, giúp bạn hay em nhỏ hơn mình, yếu hơn mình. Trẻ mẫu giáo lớn phải biết các tổ chức các công việc, luôn tỏ ra cố gắng, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt kết quả tốt, được đánh giá cao. Điều này khẳng định khả năng tự lập của trẻ được hình thành thuận lợi thông qua quá trình trẻ tham gia lao động tự phục vụ tại trường mầm non.

Nguyễn Trường Thịnh
(Bài 3: Thực trạng khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài 1 - Khả năng tự lập của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non (27/4)
 Lễ hội Siraume Yochien (15/4)
 Các nguyên tắc trong Giáo dục Mầm non Nhật Bản (15/4)
 Kế hoạch giáo dục của giáo viên Mầm non (7/4)
 Một số quan niệm sai lầm về chương trình giáo dục Mầm non mới (7/4)
 Các thông điệp về " Xây dựng môi trường mầm non thân thiện" (7/4)
 Những hoạt động với chủ đề bản thân. (4/3)
 Quan điểm giáo dục Montessori (22/12)
 Xây dựng môi trường đồ chơi trong trò chơi ... (21/4)
 Đề tài: Thời gian, thời tiết và các mùa trong năm (18/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i