Giáo dục mầm non
   Những cách giáo dục phản cảm trong nhà trường
 

Sỉ nhục học sinh trước lớp, chỉ cho phép tắm trong 7 phút, quá giờ là ăn roi, dùng điểm số làm công cụ phạt những em không làm vừa lòng... là tình trạng khá phổ biến trong nhiều trường học hiện nay.

Trong một lần cúi xuống gầm bàn để lấy cây bút, một học sinh nữ của trường PTTH tại TP HCM bị cô giáo ví "như là chó". Bạn bè trêu chọc. Từ đó cô bé mắc bệnh trầm cảm buộc gia đình quyết liệt đòi chuyển trường cho con.

Đây là một trong những tình huống vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề giáo mà Bộ giáo dục phải vào cuộc tìm hiểu, được ông Đỗ Quốc Anh, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ giáo dục đào tạo tại TP HCM đưa ra trong buổi hội thảo về bạo hành nhà trường ngày 27/5.

Bà Lê Thúy Hòa, hiệu trưởng trường PTTH tư thục Nguyễn Thái Bình lại đưa ra trường hợp bạo hành khác với học sinh ở một trường nội trú. Theo đó, trường này đưa ra quy định, mỗi học sinh chỉ được phép tắm trong vòng 7 phút, nếu em nào quá thời gian sẽ bị giám thị đánh bằng roi. Bà Hòa cho biết thêm, thậm chí có những trường còn chủ trương sắp roi để "giáo dục" học sinh.

Trong tình huống khác, trước hàng chục học sinh trong lớp, cô giáo lớn tiếng sỉ nhục một em về chuyện học tập: "Mày học lớp 7 mà thua con tao học lớp 3". Hay như chuyện giáo viên tại một trường THCS bắt một học sinh 13 tuổi đứng trước lớp giải thích "thế nào là cave", khiến nữ sinh cảm thấy xấu hổ và bị bạn bè trêu chọc.

Theo bà Phan Thanh Minh, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đây là hình thức sỉ nhục, bạo lực trong học đường. Mặc dù không xâm phạm đến thân thể các em, song những cách giáo dục đó lại làm tổn thương nghiệm trọng đến tâm hồn trong sáng của học sinh. "Những câu nói này tưởng như không phải là bạo lực nhưng thực ra lại ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, nhận thức của trẻ và cả niềm tin của các em với thầy cô giáo", bà Minh phát biểu.

Sự gần gũi và quan tâm của phụ huynh, thầy cô giáo là điều cần thiết giúp giới trẻ phát triển một nhân cách tốt. Ảnh: Tiến Dũng

Các chuyên gia tâm lý và nhà nghiên cứu phát triển cho biết, tình trạng bạo hành với trẻ em trong nhà trường không chỉ biểu hiên ở hành vi đánh đập, phơi nắng, tát vào mặt, gõ đầu... mà còn được thể hiện trong thái độ đe dọa, sỉ nhục về mặt tinh thần. Đặc biệt tình trạng bạo hành bằng công cụ điểm số cũng là một biểu hiện tồn tại trong nhà trường.

"Những học sinh không đi học thêm tại nhà thầy cô, hoặc do không có cảm tình xuất phát từ thái độ, tác phong của học sinh... nhiều giáo viên đã đánh vào kết quả học tập của các em. Đây cũng là một hình thức của nạn bạo hành học sinh trong nhà trường", ông Quốc Anh cho biết.

Cũng theo vị này, tình trạng bạo lực trong học đường hiện nay mặc dù chưa phổ biến nhưng với những vụ việc xảy ra trong thời gian qua, cũng đã đến mức báo động đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ, trong năm học 2008, cả nước có 20 vụ bạo hành nghiêm trọng xảy ra ở các địa phương, trong đó Hà Nội có 5 vụ, TP HCM 3 vụ. Số giáo viên vi phạm đạo đức nghề giáo là 46 trường hợp, 9 giáo viên đã bị buộc phải thôi dạy.

Sức ép về chương trình giảng dạy, sai lệch về quan niệm "thương cho roi cho vọt", sự tác động của môi trường xã hội, thiếu phương pháp sư phạm... là những yếu tố được các chuyên gia cho là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành đối với trẻ em và học sinh.

Theo phó viện trưởng viện nghiên cứu phát triển TP HCM, tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, những hậu quả đáng tiếc của nạn bạo hành nói chung không chỉ là sự đau đớn tổn thương về thể xác mà còn là những sang chấn tâm lý mạnh cần phải điều trị lâu dài, thậm chí dẫn đến việc các em tự giai thoát cho mình bằng cách chọn cái chết.

"Ở một mức độ nào đó, bạo lực chính là sự bất lực của người lớn với trẻ em trong cách ứng xử giải quyết mâu thuẫn. Trang bị tốt cho các em về kỹ năng sống, giáo dục các em bằng tình yêu thương và sự quan tâm, là giải pháp tốt nhất cho sự phát triển nhân cách của các em", bà Hậu chia sẻ.

Tình trạng bạo hành trong học đường không chỉ dừng lại ở việc người lớn với trẻ em, mà ngay cả các em học sinh cũng có hành vi bạo hành với nhau. Đặc biệt là các học sinh nữ. "Ngày nay, chuyện các học sinh nữ hung bạo với nhau cũng là hiện tượng đau lòng và nhiều thầy cô giáo cảm thấy bất lực", bà Minh nhìn nhận.

Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Thật đáng lên án
Ngày gửi: 6/25/2009 6:00:04 PM

Khi đọc xong tin này tôi thật sự thấy bất bình và tự hỏi lương tâm của người giáo viên để ở đâu rồi. Tại sao họ lại làm thế trong khi cùng là con người. Họ không xứng đáng là nhà giáo nữa. Đặt trương hợp con cái họ bị người khác đối xử như vậy, họ sẽ phản ứng như thế nào?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mầm non chuẩn dễ 'tụt' chuẩn (25/5)
 Trường mầm non được tổ chức dạy hè (22/5)
 Tại sao học xong lớp Lá phải học lớp 1? (20/5)
 Năm học 2009-2010: Các trường nơm nớp lo thiếu giáo viên (20/5)
 Xóa bỏ loại hình trường dân lập cấp phổ thông (19/5)
 Trường Mầm non 19-5: Tiết kiệm gần 100 triệu tiền điện, nước... (14/5)
 357 trường mầm non bán công sẽ chuyển sang công lập (12/5)
 Giáo dục mầm non chưa được chú trọng (11/5)
 Giáo dục trẻ khuyết tật tại trường mầm non: Phải có sự hợp tác từ nhiều phía (4/5)
 Giáo dục mầm non: Đang quá tải (29/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i