Sức khoẻ
   Đừng để trẻ mù lòa vì thiếu vitamin A
 

Hãy bảo vệ đôi mắt cho đứa con thân yêu của bạn. Ảnh minh họa
Vitamin A là một trong ba loại vi chất (iốt, vitamin A, sắt) đang được quan tâm, vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề đối với sức khỏe cộng đồng.

Trong những năm vừa qua, nhờ triển khai tốt chương trình bổ sung vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi toàn quốc mà chúng ta đã giải quyết cơ bản tình trạng khô mắt ở trẻ, không còn mối đe dọa mù lòa cho trẻ. Tuy nhiên thiếu vitamin A vẫn còn tồn tại, mức vitamin A trong máu vẫn dưới mức bình thường.

Vai trò của vitamin A
Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính đó là:

- Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.

- Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu (hay còn gọi quáng gà).

- Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết. Khi thiếu vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa.

- Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.

Mới đây, người ta còn phát hiện vitamin A có khả nǎng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư...

Nguyên nhân thiếu vitamin A
- Do ăn uống thiếu Vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải lấy từ thức ăn, do vậy nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A là do chế độ ăn nghèo vitamin A và caroten (tiền vitamin A). Nếu bữa ăn đủ vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng làm giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa vitamin A. Đối với trẻ đang bú thì nguồn vitamin A là sữa mẹ, vì vậy trong thời kỳ này mẹ ăn uống thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.

- Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu vitamin A.

- Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hóa vitamin A.

Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hóa vitamin A đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng vitamin A. Ngược lại, thiếu vitamin A sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, chính vòng luẩn quẩn này làm bệnh càng thêm trầm trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Vì sao trẻ nhỏ dễ bị thiếu vitamin A?
- Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu vitamin A do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai đoạn ǎn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu vitamin A.

- Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng nặng.

- Phụ nữ đang cho con bú nhất là trong năm đầu, nếu ăn uống thiếu vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu vitamin A dẫn đến thiếu vitamin A ở con. Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu vitamin A càng cao.

Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?

1. Bảo đảm ăn uống đầy đủ:
- Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn uống đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.

- Bảo đảm nuôi dưỡng trẻ từ khi ăn bổ sung, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin A. Sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng, chế biến hấp dẫn hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tăng hấp thu. Chú ý các loại thực phẩm giàu vitamin A và caroten như: gan, trứng, sữa, cá, rau lá xanh thẫm, các loại quả có màu vàng, da cam. Bữa ăn cần cân đối, đủ chất đạm, dầu mỡ giúp tăng cường hấp thu và chuyển hóa vitamin A.

2. Bổ sung vitamin A dự phòng cho trẻ:
- Trẻ em từ 6-36 tháng tuổi. Mỗi năm uống hai lần, mỗi lần được uống 200.000 đơn vị quốc tế (trẻ từ 6-11 tháng tuổi chỉ uống 100.000 đơn vị).
- Các bà mẹ trong vòng tháng đầu sau đẻ cần được uống một liều vitamin A (200.000 đơn vị).
- Ngoàii ra, trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ cũng đều được uống một liều vitamin A.

(tổng hợp, nguồn: Bộ Y tế)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhớ đeo kính mát, kẻo mắt trẻ sẽ tổn thương vì nắng (25/6)
 Đo thân nhiệt không đúng cách: Tai hại khó lường! (24/6)
 Khí gas ảnh hưởng đến quá trình phát triển não của trẻ (24/6)
 Thở dài tốt cho phổi của bé (23/6)
 Chứng khó nuốt ở trẻ nhỏ (23/6)
 Con không thích nha sĩ! (23/6)
 Bé ra nhiều mồ hôi biểu hiện bệnh gì? (23/6)
 Phát ốm vì nằm đệm nước (22/6)
 Trẻ em không nên sử dụng lô hội (22/6)
 Cho trẻ mặc quần kéo khóa, phải cẩn thận (22/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i