Sức khoẻ
   Các dạng đau bụng ở trẻ
 

Khi bé đau cứng bụng, không dám cử động thì nên đưa bé đi khám ngay. Ảnh: Immunizeva.org.
Đau bụng tái đi tái lại nhiều tuần ở vùng quanh rốn thường là đau do giun đũa. Nguy hiểm nhất là khi bé bị đau bụng cấp với các biểu hiện như đau bụng dữ dội, bụng cứng, toàn thân suy sụp...

Chẩn đoán đau bụng ở trẻ là một việc khó ngay cả với bác sĩ. Bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh biết đưa con em mình đi khám một cách kịp thời, có thái độ bình tĩnh nhờ biết đúng tính chất nặng nhẹ của chứng đau bụng, cũng như có thể xử trí an toàn những trường hợp đau bụng không cần thiết phải đến bác sĩ.

Đau bụng cấp tính
Đau bụng cấp là tình trạng cần phẫu thuật khẩn cấp để cứu chữa. Thậm chí tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa nếu việc điều trị đúng nhưng bị trễ đi vài giờ. Khi đó, mổ càng sớm càng có tác dụng tốt với sức khỏe của trẻ.

Các triệu chứng sau đây là biểu hiện của tình trạng bụng cấp, khi có hoặc nghi ngờ là có một trong những triệu chứng này cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:
- Đau bụng dữ dội.
- Đau bụng mà trẻ không dám cử động.
- Đau bụng có kèm ói mà chất ói lại có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.
- Có những biểu hiện như: bụng cứng, bụng trẻ đau khi sờ đến và có đề kháng (cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu được).
- Đau bụng mà toàn trạng có vẻ rất nguy cấp, sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, lừ đừ hoặc kích thích hốt hoảng.

Các trẻ đau bụng có biểu hiện bụng cấp như trên chỉ là số hiếm nhưng đòi hỏi phải luôn cảnh giác.

Một số trường hợp đau bụng khác
- Khi trẻ đau bụng mà kèm tiêu chảy rõ ràng, phân tóe nước và đi nhiều lần, cơn đau bụng có thể kết luận là do tiêu chảy. Tùy mức độ tiêu chảy, có thể chăm sóc trẻ ở nhà nếu người nhà nắm vững cách xử trí tiêu chảy hoặc điều trị tại bệnh viện.

- Những trường hợp đau bụng nhiều tuần, các cơn đau tái đi tái lại, vị trí đau ở vùng quanh rốn và không khu trú cụ thể thường là đau bụng do giun đũa. Chẩn đoán nhiễm giun dựa vào xét nghiệm phân thấy có trứng giun. Có rất nhiều trường hợp đau bụng như thế cuối cùng được kết luận là đau bụng cơ năng và không thấy có ảnh hưởng đáng kể gì đến sức khỏe của trẻ.

- Các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là viêm amiđan, viêm phổi, sốt rét, viêm gan cũng có thể kèm triệu chứng đau bụng, và các cơn đau thường chỉ mới xuất hiện vài ba ngày. Dĩ nhiên, khi điều trị bệnh nhiễm trùng thì đau bụng cũng sẽ hết.

- Nhiễm trùng đường tiểu cũng gây đau bụng. Trẻ nhiễm trùng đường tiểu đau bụng ở vùng trên xương mu, đi tiểu đau (trẻ khóc khi đi tiểu), tiểu lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần một ít hoặc đau ở vùng hông. Trẻ gái hay bị nhiễm trùng tiểu hơn trẻ trai. Nhiễm trùng tiểu đòi hỏi điều trị kỹ lưỡng, dài ngày tránh tác hại lâu dài.

(Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hương, Sức khỏe và Đời sống)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Năm điều cấm khi chăm sóc trẻ (29/6)
 Nên cho trẻ đeo kính râm từ khi 3 tuổi (29/6)
 Xe tập đi có giúp bé đi sớm? (26/6)
 Giữ an toàn cho trẻ trong nhà bếp (26/6)
 Bệnh ở da bé sơ sinh (26/6)
 Vừng - món ăn cho trẻ còi xương (25/6)
 Sán máng - Nguy cơ cho trẻ em (25/6)
 Vì sao bé ngủ muộn? (25/6)
 Đừng để trẻ mù lòa vì thiếu vitamin A (24/6)
 Nhớ đeo kính mát, kẻo mắt trẻ sẽ tổn thương vì nắng (25/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i