Giáo dục mầm non
   Tranh luận nóng bỏng về phổ cập mầm non
 

"Bậc mầm non không đủ cơ sở vật chất phục vụ trẻ, phụ huynh mang con tới, trường đành phải từ chối. Vậy sắp tới triển khai phổ cập mầm non 5 tuổi như thế nào?" Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phản biện về Luật Giáo dục sửa đổi, sáng 15/8.

Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, những thay đổi căn bản trong Luật giáo dục sửa đổi là phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi nhằm chuẩn bị tốt hơn trước khi các em vào lớp 1; thay vì được miễn học phí, học sinh, sinh viên sư phạm được vay ưu đãi và miễn khoản tiền này nếu công tác trong ngành giáo dục; thời gian đào tạo tiến sĩ đối với người có bằng đại học là 4 năm và bằng thạc sĩ là 3 năm...

Để con có được một chỗ học trong trường mầm non năm nay, nhiều phụ huynh ở Hà Nội đã phải xếp hàng từ nửa đêm trước cổng trường. Ảnh: Tiến Dũng.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Đào Trọng Thi cho rằng, thời gian qua đầu tư cho giáo dục mầm non còn chưa tương xứng với vị trí là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này ảnh hưởng đến hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và sự phát triển của trẻ về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ để chuẩn bị bước vào lớp 1.

"Nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nhất là phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi là công việc khó khăn, phức tạp, cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nhất là về cơ sở vật chất, trường lớp và đội ngũ giáo viên....", ông Thi nhấn mạnh.

Tháng 7 vừa qua, tại nhiều trường mầm non ở Hà Nội, phụ huynh phải xếp hàng từ nửa đêm để xin cho con một suất học. Theo UBND Hà Nội, với số trẻ ra lớp hiện nay, cấp mầm non toàn thành phố thiếu khoảng 700.000 m2 đất. Tình trạng quá tải khiến ở nhiều nơi, 65-70 trẻ phải học chung một lớp, trong khi theo quy định chỉ là 35 cháu.

Đồng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nhìn nhận, chủ trương phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi là vấn đề rất lớn, nhiều thách thức. "Vợ tôi làm ở bậc mầm non nên tôi biết không có đủ cơ sở vật chất phục vụ trẻ mầm non, phụ huynh mang con tới, trường đành phải từ chối. Vậy sắp tới triển khai phổ cập mầm non 5 tuổi như thế nào?", ông Thuận dẫn chứng.

Cũng lo lắng về việc thiếu giáo viên, cơ sở vật chất khi triển khai việc phổ cập này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn gợi ý: "Giá mà Bộ Giáo dục tính toán xem nếu phổ cập thế này chi tiền lương ra sao, giáo viên tăng thế nào... thì sẽ rõ ràng hơn".

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cũng mong muốn Bộ Giáo dục cần làm rõ, nếu phổ cập mầm non 5 tuổi, số tiền bỏ ra là bao nhiêu, tác động tài chính của việc sửa đổi luật ra sao...

"Nóng" không kém việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi chính là vấn đề không miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm. Theo Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, chủ trương thay thế miễn học phí bằng cho vay ưu đãi này cần phải được bàn thêm vì nếu được đưa vào Luật thì sẽ có nhiều vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi.

"Không ít sinh viên sư phạm ra trường nhưng không có việc làm. Vậy, nếu các em đi xin việc mãi không được thì có phải trả lại khoản tiền đã vay? Các thủ khoa sư phạm được các cơ quan nhà nước xin về làm thì có phải trả lại học phí?", ông Vượng đưa ra lập luận.

Không nhất trí với chủ trương cho sinh viên sư phạm vay ưu đãi, ông Đàn đặt câu hỏi: "Đã có thống kê nào về số sinh viên sư phạm ra trường làm việc khác? Thực tế là sinh viên sư phạm ra trường khó xin việc. Báo cáo của địa phương là thiếu giáo viên nhưng nhưng thiếu ở chỗ này và thừa chỗ khác. Hiện, ngay cả trong một tỉnh cũng không có quy định về điều phối giáo viên từ nơi thừa về nơi thiếu".

Ông Trần Văn Thuận: "Việc thi cụm, chấm chéo đã dạy cho học sinh sự không tin tưởng lẫn nhau và điều đó theo tôi là phản giáo dục". Ảnh: Hoàng Hà.

Để hạ nhiệt vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban soạn thảo đề án cần cân nhắc thêm phương thức thực hiện bởi nếu làm như để xuất của Chính phủ thì việc cho sinh viên sư phạm vay cũng lại giống như chính sách vay vốn của sinh viên nghèo. "Cần có chính sách thu hút học sinh giỏi", ông Lưu nói.

Bên cạnh việc góp ý cho dự thảo sửa đổi các điều liên quan đến đào tạo tiến sĩ, thành lập trường đại học... nhiều đại biểu cũng cho rằng, cần xem xét, bổ sung một số điều liên quan đến thi cử, học phí, sách giáo khoa, chương trình học và lương giáo viên - những vấn đề vốn nóng hổi trong thời gian gần đây. Theo ông Trần Văn Thuận, việc thi cụm, chấm chéo đã dạy cho học sinh sự không tin tưởng lẫn nhau và "điều đó là phản giáo dục".

Chốt lại buổi thảo luận tại Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, cần đặc biệt quan tâm tới chính sách đối với giáo viên, chương trình học phổ thông, chất lượng giáo dục, thi cử, quy hoạch mạng lưới trường học đang bị bỏ ngỏ...

"Ban soạn thảo và một số cơ quan có liên quan nên tiếp tục gặp gỡ và chọn tối đa các vấn đề có thể sửa để tiếp tục chuẩn bị nội dung này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải nghe thêm một phiên nữa, trước khi trình Quốc hội", bà Tòng Thị Phóng nhấn mạnh.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau buổi góp ý này, Ban soạn thảo sẽ viết lại các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung một cách rõ ràng hơn.

Theo VnExpress

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Quá tải của Mầm Non
Ngày gửi: 8/18/2009 8:00:11 AM

Chúng tôi thấy hiện nay theo như quy định của Bộ Giáo Dục thì một lớp mầm non chỉ nhận theo quy định của bộ, lớp nhà trẻ 7 cháu trên cô, ba tuổi 20-25 cháu, 4 tuổi 25-30 cháu, 5 tuổi 30-35 cháu như thực tế thì cac trường quá tải so vơi quy định của Bộ, trong khi địa bàn còn rất nhiều trường chưa đủ cháu. Trong khi các trường công lập thực hiện được thì các trường tư thục vẫn giữ tình trạng đó nhất là trường các nhà dòng lại đưa danh sách khống, hai cô trên một lớp với 45-50 lớp nhà trẻ các cháu đánh nhau và bị đói vì các cô không có thời gian chăm trong giờ ăn và giờ học của các cháu, tôi là một phụ huynh tôi đóng tiền vô con tôi học được 1 tuần khi thấy đông rút ra thì không được trả lại số tiền đã đóng đầu năm là 1.500.000 đ của trường tư thục mầm non Bông Hồng tỉnh Lâm Đồng. Thiết nghĩ chăng ai làm gì được chúng ta nên mạnh dạn trong chương trình này nếu được nói là một trường kiểu mẫu của một tỉnh và một TT đô Thị loại 4 này sắp được công nhận.


guest
Ý kiến thảo luận
Ngày gửi: 8/20/2009 4:00:13 PM


Việc cho con đi học ở trường mầm non : Có nhiều phụ huynh cho con đi nhà trẻ nói rằng đi cho quen nhưng khi cháu quen thì phụ huynh lại cho con nghỉ học, làm cho giáo viên mầm non vất vả lại thêm vất vả hơn,vì thế nhà trường cũng phải có quy định để khi phụ huynh cho con đi học cũng phải quyết tâm cùng với nhà trường để tập cho trẻ thói quen đến trường.



guest

Phổ cập trẻ 5 tuổi.
Ngày gửi: 8/21/2009 8:29:04 AM

Quyền được học tập, được học đúng chương trình so độ tuổi ( 5 tuổi ) hiện nay đa phần do cha mẹ bóp méo, ép non trẻ học trước chương trình lớp 1, bên cạnh đó có cầu ắt có cung, cung từ phía giáo dục, một số giáo viên bất chấp những qui định của ngành cứ thế dẫn lối vào " dự thính " kể cả trẻ từ 4 tuổi ".
Ta đã coi bậc học mầm non là 1 bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, vậy tại sao không thực hiện biện pháp hành chánh từ mầm non lên các cấp cao hơn như CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN sau khi các cháu 5 tuổi đã qua học chương trình 5 tuổi ở bậc học mầm non - là 1 điều kiện cho cháu vào lớp 1. Tôi hy vọng rằng có như thế thì việc thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi mới đạt hiệu quả.



guest
Thảo luận về việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
Ngày gửi: 8/23/2009 8:13:24 PM


Theo nội dung yêu cầu phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi thì chúng tôi là những giáo viên mầm non thật là khó nghĩ. Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, tình trạng quá tải ở các lớp mẫu giáo lại tăng cao, việc thực hiện theo thông tư 71 giáo viên làm việc 8 giờ / ngày ( Không có thêm khoàn tiền nào)...Thật là vất vả. Lương thì chưa cao, thấp nhất trong các bậc học, làm việc 40 giờ/tuần, so với cấp tiểu học là 23 tiết, THCS là 19 tiết, cộng việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non thì vất vả hơn nhiều. Thực tế các lớp bán trú GV phải làm việc 10,5 giờ/ngày ( Từ 6g30 đến 17g) trong khi được hưởng tiền TGTB chỉ 1 giờ/ngày. Vậy chúng tôi rất mong Bộ G , Bộ tài chính xem xét lại để có chế độ ưu đãi phù hợp với công sứ , chất xám bỏ ra để chị em GV chúng tôi yên tâm công tác, thật sự yêu nghề và nâng cao chất lượng công việc tốt hơn .



guest

Mong muốn
Ngày gửi: 8/28/2009 4:02:26 PM

Bạn ở đâu mà có tiền thừa giờ vậy? Chỗ chúng tôi đã không có gì mà việc giữ trẻ đến 18h chiều là chuyện thường vì phụ huynh làm nông nghiệp. Chị em chúng tôi mong sự đổi mới về chế độ chính sách như trời hạn mong mưa.


guest
Tâm tình
Ngày gửi: 9/19/2009 12:25:33 AM


Chào các bạn, tôi cảm thấy ngành học Mầm non thật sự vất vả, phải nói là rất rất nhiều việc, ngoài giờ trên lớp tối về nhà còn phải suy nghĩ để đầu tư cho giáo án học cụ vào hôm sau. Chương trình mầm non mới xem nhẹ mà chẳng nhẹ chút nào, rồi áp lực công việc làm các cô MN thêm chóng chán. Đã vậy tôi thấy có điều rất vô lý là GV nào trước đây đã thi tay nghề được công nhận rồi thì giờ không phải thi nữa trông khi đó kiến thức thì đổi mới liên tục. Theo tôi PGD cần xem lại vấn đề này để tạo sự công bằng trong đánh giá GV hàng năm.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hiệu quả từ chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non (14/8)
 2012: Chấm dứt việc thiếu giáo viên có chất lượng ở các bậc học (12/8)
 Khi nào các trường đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh mới hoạt động trở lại (10/8)
 Cần triển khai tốt Chương trình GD mầm non mới (7/8)
 “Heo vàng” đến tuổi, phụ huynh cuống cuồng (6/8)
 Bước chuyển tổng thể bậc học mầm non Hà Nội (5/8)
 Trường mầm non vất vả chống dịch (3/8)
 Nhà trẻ thời @ (28/7)
 Các tiểu học, mầm non TP HCM rối vì cúm (31/7)
 Cúm A/H1N1: Không đóng cửa trường mầm non và tiểu học (27/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i