Giáo dục mầm non
   3.000 tỷ đồng để nâng cao chất lượng bậc học mầm non
 

Sau khi HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết thông qua Đề án về nâng cao chất lượng giáo dục mầm non đến năm 2010, ngày 17-8, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng đã có công văn đến các sở, ban, ngành, quận, huyện về việc triển khai Nghị quyết này. Thực hiện công văn này, ngày 18-8, Sở GD-ĐT Hà Nội đã phối hợp với các UBND quận, huyện toàn thành phố bàn về các giải pháp thực hiện cũng như các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

Trường Mầm non Tân Hội được đầu tư 21 tỷ đồng

Nội thành thiếu chỗ, ngoại thành xé lẻ
Cho đến thời điểm này, hầu hết các quận, huyện trong thành phố đã nhận thức rõ mầm non là bậc học rất quan trọng, khởi đầu cho quá trình phát triển lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, bậc học này đang cần được đầu tư mạnh. Ông Bùi Xuân Phách - Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho biết, hiện nay toàn huyện mới chỉ có 11,8% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

Khó khăn nhất là việc trường học bị phân tán thành quá nhiều điểm lẻ, khó quản lý, chất lượng nuôi dạy trẻ không đảm bảo. "Có những xã trường mầm non bị xé lẻ thành 11, 12 nhóm trông trẻ" - ông Bùi Xuân Phách cho biết. Khó khăn về phía các quận nội thành chủ yếu vẫn là thiếu chỗ. Bà Lã Thị Bích Nhung - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cho biết, năm học này số trẻ mầm non cũng tăng hơn 1.000 cháu. Tại Cầu Giấy, có trường hợp sĩ số lên tới 75 cháu/lớp.

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội cũng cho thấy, mặc dù số trẻ mầm non được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non ngày một tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu gửi con ngày càng cao của người dân. Hiện có khoảng 14,5% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo và gần 80% trẻ nhà trẻ chưa được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non. ở khu vực nội thành còn 6 phường chưa có trường mầm non công lập. Cấp học mầm non Hà Nội thiếu khoảng 700.000m2 đất xây dựng.

Đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng cho giáo dục mầm non
Với quyết tâm tạo bước chuyển biến toàn diện về chất lượng giáo dục mầm non, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non với mức đầu tư từ nay tới năm 2015 là 3.000 tỷ đồng. Mặc dù, mới ở giai đoạn đầu triển khai nhưng theo Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Thanh Hằng, nhiều địa phương đã bám sát thực tế và có hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non địa phương.

Ông Bùi Xuân Phách cho biết, huyện Đan Phượng đã hình thành hai mô hình đầu tư cho các trường mầm non. Một là xây mới hoàn toàn, hai là cải tạo phối hợp với xây mới, chọn khu trung tâm để đầu tư đạt chuẩn, qua đó thu gọn các điểm lẻ trong các thôn, xã. Xã Phương Đình sau khi được đầu tư xây dựng trường Mầm non đã rút từ 11 điểm lẻ xuống còn 4 điểm. Xã Tân Hội cũng đã hoàn thành giai đoạn 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Tân Hội với mức đầu tư từ ngân sách của huyện và xã là 9 tỷ đồng, đảm bảo chỗ học cho 930 trẻ mầm non.

Dự kiến, giai đoạn 2 sẽ được triển khai trong tháng 9-2009 với mức đầu tư 12 tỷ đồng để thu toàn bộ 5 điểm lẻ của xã về học tập trung tại trường.

Đây cũng chính là định hướng của thành phố theo Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non với mục tiêu đến năm 2010 cơ bản xóa phòng học tạm, học nhờ, tiếp tục gom các điểm lẻ, chung với nhà dân thành các trường, nhóm, lớp đủ diện tích theo chuẩn quy định. Các quận huyện sẽ tập trung quan tâm mở rộng quỹ đất và đầu tư xây dựng trường. Đầu tư trang thiết bị và đồ chơi phục vụ phổ cập 1 năm trẻ mẫu giáo 5 tuổi, tỷ lệ trẻ em 3-5 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt 85%. 100% trường mầm non được kết nối Internet.

Theo ANTĐ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Chuyện nghề giáo
Ngày gửi: 8/19/2009 9:15:24 PM

Ôi! Nhìn to và đồ sộ quá nhỉ "những ngôi trường to và đẹp" . Thế nhưng những người đầu tư cho dự án đó có nghĩ tới có những nơi ngôi trường chỉ có một lớp học, ở đó có một cô giáo vừa nhận lớp đó với đồ dùng là những cái kệ đồ chơi đã gãy chân, và chấm hết. Đồ dùng cho trẻ từ đâu mà có nhỉ? Câu trả lời từ cấp trên: do cô giáo đó tự nghĩ và làm ra chứ đâu. Thế cô ta lấy gì để làm đồ chơi và trang trí phố nhỉ trong khi BGH chẳng phát hay hổ trợ cho cô ta bất cứ cái gì? Cấp trên và những người đồng nghiệp cũ trả lời: cô ta phải tự bỏ tiền ra để mua chứ sao? Vậy với đồng lương chỉ ngoài 1 triệu mà tiền chi tiêu cho đồ chơi, đồ dùng cho trẻ con thì như thế nào thì chỉ có người trong nghề mới biết.. Vậy đó nên GVMN cứ bỏ nghề là vậy.
Cô giáo trẻ



guest
Bình luận
Ngày gửi: 8/23/2009 10:35:52 AM


Đúng là hầu như các trường, các GVMN đều phải tự làm DD – DC cho trẻ từ các nguyên vật liệu gồm: đồ dung do yêu cầu, mong muốn của hiệu trưởng, hiệu phó. Trong khi đó tiền thu lệ phí đều năm của trẻ cho ĐD – ĐC và tiền thu của nhà nước thì đi đâu? Có trường hiệu trưởng còn bắt GV tự làm chứ không được đi mua dù là bỏ tiền túi ra. Là một sinh viên với lòng yêu nghề, nhưng khi đi dạy cộng them nhiều vấn đề tiêu cục làm em thấy thất vọng.



guest

Chuyện giáo viên mầm non vùng cao
Ngày gửi: 8/29/2009 9:59:23 PM

Đúng là hầu hết các trường mầm non thuộc các huyện vùng cao chỉ được nhà nước cấp phát cho một quyển vở tập tô, bút chì, thẻ số còn đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ không có? Vậy lấy cái gì để thu hút trẻ ra lớp, trẻ chơi bằng cái gì, cô dạy cái gì? cô chán nghề nên bỏ nghề là đúng?
Còn một số tỉnh có huyện còn có chế độ luân chuyển giáo viên nên gây rất nhiều những hoang mang cho giáo viên là không yên tâm công tác vì vậy chất lượng học sinh không đảm bảo.



guest
Chuyện lương của GV và chế độ hiện nay
Ngày gửi: 8/31/2009 9:46:19 PM


Tôi thì thấy rằng các cấp chỉ thực hiễn trên báo cáo đưa ra mà không hề hiểu để giải quyết vấn đề tốt nhất là ở đâu. Xây dựng làm gì khi mà không đảm bảo được đời sống cho GV thì họ lấy đâu được sự yên tâm với nghề nghiệp thì làm sao nuôi dưỡng tốt hay là các cấp chỉ cần nghĩ là chỉ cần xây trường to là giáo dục sẽ tốt hơn? Có rất nhiều bức xúc nhưng tóm lại GV chúng tôi nói nhiều nhưng vấn có ai quan tâm đâu? Mới đó là vấn đề để quan tâm, ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác nữa. Mới đây tôi được đọc một bài báo về hiệu trưởng ăn bớt lượng của GV. Vậy các cấp thử xem, lương đã thấp mà còn như vậy nữa thì chúng tôi có nói không? Mà theo tôi nghĩ, nếu các ông mà kiểm tra thì hầu như trường nào cũng vậy



guest

Thông cảm cho các cô giáo nghèo ở trường MN Cô Giang - Q1
Ngày gửi: 9/17/2009 11:45:26 PM

Công việc của GVMN phải nói là cực nhất trong hệ thống các ngành nghề, những áp lực công việc đè nặng đôi vai. Phải chi các cấp các ngành quan tâm đúng mức, vạch ra hệ thống công việc nhằm cải tiến, giảm tải công việc cho GVMN thì tốt hơn là đem 300o tỉ xây dựng. Bản thân tôi cũng là một phụ huynh của trường MN Cô Giang, nhà lại ở cạnh trường, chứng kiến sự cực khổ của các cô giáo, đồng lương từ 1 triệu đến 1.5 triệu đồng nhưng hết lòng để chăm sóc trẻ mặc dù phụ huynh ít quan tâm đến con em của mình nhưng giáo viên đã hết lòng quan tâm đến trẻ thơ, luôn bỏ tiền túi ra để tổ chức các hoạt động phong phú, trang trí trường đẹp để kích thích, động viên trẻ đến trường. Bây giờ tình hình giá cả leo thang. Mong nhà nước quan tâm đến đồng lương giáo viên hơn.


guest
Nỗi niềm giáo viên Mầm Non
Ngày gửi: 9/18/2009 8:54:31 PM


Tiếng kêu than của những người làm công tác GDMN như chúng tôi không biết các cấp các ngành có nghe thấy gì không? thật là chua xót, nhà nước đầu tư cho giáo dục rất nhiều nhưng riêng GDMN thì vẫn còn mờ nhạt lắm các bạn ơi. Nói ra là thấy tủi thân, GVMN như chúng tôi suốt ngày tất bật vì phải làm đồ chơi, bài vở... Thiết nghĩ, các nhà lãnh đạo nên có giải pháp như thế nào đó để tạo điều kiện cho chúng tôi yên tâm công tác, đặc biệt là chế độ lương và công tác xét tuyển, nên đầu tư về đồ dùng trang thiết bị dạy và học, ở trên cứ bảo "Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục" như vậy nâng bằng cách nào khi điều kiện và phương tiện đều thiếu thốn, mọi cái GV đều phải tự bỏ tiền túi ra mà làm trong khi nhà trường và các cấp không đếm xỉa gì đến việc đầu tư cho nguyên vật liệu, Hiệu trưởng còn phán rằng. Xã hội hoá giáo dục nên GVMN phải tự túc lấy, chúng tôi rất mong các ngành các cấp nhìn xa trông rộng hơn nữa về nỗi niềm của GVMN như chúng tôi.



guest

Bình luận
Ngày gửi: 11/2/2009 9:04:30 AM

Tại sao trường các ban lại có hiệu trưởng như vây: Hiệu trưởng ăn bớt lương của giáo viên, hiệu trưởng phán XHHGD là giáo viê phải tự túc lấy. Vậy dân chủ công khai tài chính trong trường bạn đâu? dân chủ trong các cuộc họp HĐGV trường bạn đâu? Hiệu trưởng như vậy thì các bạn phải có góp ý chứ, ít nhất thì trong các cuộc họp trường hoặc ý kiến với PGD nơi các bạn công tác, không nên để tình trạng trên xảy ra mà lại không giám nói, ấm ức trong lòng thì làm sao bạn công tác tốt được. (Người bạn ở Thái Bình-Hiệu trưởng trường MN)


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tranh luận nóng bỏng về phổ cập mầm non (17/8)
 Hiệu quả từ chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non (14/8)
 2012: Chấm dứt việc thiếu giáo viên có chất lượng ở các bậc học (12/8)
 Khi nào các trường đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh mới hoạt động trở lại (10/8)
 Cần triển khai tốt Chương trình GD mầm non mới (7/8)
 “Heo vàng” đến tuổi, phụ huynh cuống cuồng (6/8)
 Bước chuyển tổng thể bậc học mầm non Hà Nội (5/8)
 Trường mầm non vất vả chống dịch (3/8)
 Nhà trẻ thời @ (28/7)
 Các tiểu học, mầm non TP HCM rối vì cúm (31/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i