Giáo dục mầm non
   Chuyển đổi sang mầm non công lập: Đời sống giáo viên sẽ như thế nào?
 

Cô trò trường mầm non Liên Hà (Đông Anh)
Năm 2008, Hà Nội đã chuyển đổi 150 trường mầm non bán công ở các huyện ngoại thành thành trường công lập. Với các trường mầm non, điều này cũng đồng nghĩa với việc được tự chủ về tài chính, được sự đầu tư quan tâm nhiều hơn từ phía nhà nước. Đặc biệt, với các giáo viên của ngành học có đội ngũ nằm ngoài biên chế đông đảo nhất này, đây thực sự là cơ hội "vàng" để có thể hiện thực hóa mong muốn được vào biên chế, đồng nghĩa với việc đời sống sẽ được đảm bảo hơn.

Thế nhưng, có vẻ là nghịch lý khi các giáo viên mầm non của huyện Đông Anh lại bị "thất thu" khi mô hình trường được chuyển đổi sang công lập. Cô Hoàng Thị Thư, giáo viên trường mầm non Liên Hà (xã Liên Hà, huyện Đông Anh) cho biết: Tôi chưa thấy đời sống giáo viên được quan tâm hơn, ngoại trừ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội. Thu nhập của chúng tôi đã bị giảm đi từ 200 đến 300 ngàn một tháng, đời sống đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Hơn 12 năm trong nghề, tôi vẫn nuôi hy vọng được vào biên chế, được hưởng lương theo bằng cấp, những tưởng khi chuyển đổi mô hình trường từ bán công sang dân lập, tôi sẽ có nhiều hy vọng hơn. Tuy nhiên, chỉ tiêu công chức chưa nhiều. Khung chính mỗi trường chỉ được khoảng 4 biên chế. Với trường mầm non Liên Hà hiện đã có 8 biên chế nên mơ ước vào biên chế của tôi có lẽ sẽ mãi mãi không thực hiện được.

Hiệu trưởng Trường mầm non Liên Hà, cô Nguyễn Thị Nhuận tâm sự: Không thể nói nhà trường không được lợi khi chuyển đổi từ trường bán công sang công lập. Nhà trường được tự chủ về tài chính, được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước, đặc biệt là công tác quản lý thuận lợi hơn nhiều do không còn phải phụ thuộc vào xã, phụ huynh cũng quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, cái khó khăn sau khi chuyển đổi là sự quá tải học sinh; các văn bản về thu chi chưa có, chúng tôi phải tự mò mẫm hoặc dựa vào những văn bản thu chi của năm trước. Đặc biệt, khoản học phí thu được từ các cháu trước đây sử dụng 55% để chi lương nhưng giờ chỉ dành ra 28% trong số này để thưởng, số còn lại toàn bộ được sử dụng để phục vụ cho hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất. Đây là lý do chính khiến thu nhập của giáo viên bị giảm đi. Trước thực trạng này, nhà trường đã giúp đỡ giáo viên bằng cách quan tâm hơn đến công tác khen thưởng cho giáo viên có thành tích tốt cũng như tạo điều kiện cho các cô phần trăm cao hơn từ bán trú.

Ông Nguyễn Huy Kiều, Chủ tịch công đoàn giáo dục huyện Đông Anh cũng cho biết có hiện tượng giáo viên các trường mầm non trong huyện chuyển từ mô hình bán công sang công lập có bị giảm thu nhập. Trước đây, giáo viên mầm non đứng lớp ngoài công lập được hỗ trợ 60% đứng lớp nhưng khi chuyển sang công lập thì không được nữa nên thu nhập bị giảm đi. Mặt khác, mô hình trường đổi nhưng văn bản chính sách lại chưa chuyển đổi kịp nên chắc chắn sẽ kéo theo một số bất cập. Phòng giáo dục huyện Đông Anh và các quận huyện khác cũng đã có đề nghị với Sở để Sở đề nghị lên thành phố ra những văn bản tài chính phù hợp, tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào nghị quyết của HĐND thành phố.

Các giáo viên mầm non trong các trường đã được chuyển sang mô hình công lập ở huyện Sóc Sơn cũng có những thắc mắc tương tự. Cô Đỗ Thị Tý, giáo viên khu trung tâm trường mầm non Tân Hưng (xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn) cũng cho biết thu nhập của cô so với năm trước đã bị giảm đi từ 1,4 triệu xuống còn hơn 1,2 triệu trên tháng. Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Hưng (xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn), cô Nguyễn Thị Tính cho rằng, đây có lẽ đây là tình trạng chung của toàn bộ các trường ngoại thành Hà Nội sau khi chuyển đổi mô hình sang công lập. Tuy nhiên, thu nhập của giáo viên chỉ giảm đi so với thu nhập của khoảng thời gian từ đầu năm 2007 cuối năm 2008. Lý do là, trong khoảng thời gian 1 năm trước khi chuyển đổi mô hình sang công lập này, các giáo viên đã được thành phố hỗ trợ hưởng lương theo hệ số 1,86 và vẫn được hưởng khoản hỗ trợ từ nguồn thu học phí. Ở Sóc Sơn (trước kia là trường mầm non nông thôn) cho phép thỏa thuận với phụ huynh mức thu học phí là 35 ngàn/cháu/tháng. Như vậy, ngoài lương được hưởng theo hệ số 1,86, các cô sẽ có thêm khoản thu nhập hàng tháng khoảng 200 ngàn. Cũng theo cô Tính, giáo viên mầm non ở Đông Anh có lẽ bị "hẫng" hơn cả vì đó là huyện có mức thu học phí cao nhất so với các huyện ngoại thành Hà Nội.

Tuy nhiên, tham khảo ý kiến một số lãnh đạo các phòng giáo dục tại các huyện ngoại thành Hà Nội, hầu hết các ý kiến đều cho rằng: Việc chuyển đổi mô hình các trường mầm non từ bán công sang công lập, giáo viên có thể sẽ bị thiệt chút ít trước mắt nhưng sẽ có cái lợi lâu dài.

Theo GDTD

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Gửi các bạn ngành có thẩm quyền
Ngày gửi: 8/20/2009 9:44:47 PM

Tôi là GVMN thuộc một huyện của tỉnh Nam Định, tôi đã công tác trong ngành được tròn 11 năm, đã tốt nghiệp Đại Học, nguyện vọng lớn nhất của tôi là mong sao mình được vào biên chế nhà nước để cải thiện cuộc sống quá khó khăn hiện nay. Nhưng cố gắng bao nhiêu thì ước mơ nhỏ bé ấy lại càng xa vời. Tôi cũng chỉ mong sao có thể yên tâm để cống hiến cho sự nghiệp đã theo đuổi của mình. Tha thiết mong các cấp có thẩm quyền xem xét để có một chế độ phù hợp, tương xứng với GVMN


guest
Hy vọng mong manh
Ngày gửi: 9/12/2009 11:20:52 PM


Nghe nói năm nay ra luật chi khen thưởng không quá 200 ngàn, thật lòng tôi không biết cuộc sống GVMN sẽ được cải thiện như thế nào đây! Đã từ hơn 2 năm nay chúng tôi lĩnh lương qua thẻ ATM, lương thưởng chẳng được bao nhiêu hết, vậy mà khi sang kho bạc trình bảng lương họ lại nói " Sao trường chị thưởng nhiều thế" BÓ TAY!( Tiền thưởng của chúng tôi chỉ là con số nhỏ "vài tăm ngàn "so với tiền thưởng của họ" từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng")Lương GVMN đã thấp, tiền thưởng vào dịp lễ cũng thấp, thậm chí còn thấp hơn tiền thưởng của công nhân làm ở khu chế xuất nữa vậy mà họ bảo như vậy là cao. Nếu lương, thưởng đủ cho chúng tôi trang trải cuộc sống thì có lẽ chẳng ai phải đi dạy đàn, múa trong các nhóm múa... vào ngoài giờ làm việc đâu nhỉ!Vì yêu nghề và có trách nhiệm với nghề nên chúng tôi mới gắn bó với nghề GDMN nhưng xem ra vẫn chưa thay đổi được cách suy nghĩ thiếu tôn trọng của một số người đối với những GVMN như chúng tôi .



guest

Cuộc sống sau này sẽ ra sao
Ngày gửi: 7/29/2012 9:43:56 PM

Tôi là giáo viên mầm non công tác trong ngành đã được 25 năm. Năm nay tôi đã 52 tuổi , tôi thiết nghĩ với mức tham gia bảo hiểm của giáo viên mầm non hiện nay là 1.0 rồi đến 1.6 như hiện nay thi khi tham gia 25 năm bảo hiểm khi tôi về nghỉ hưu thì đồng lương hưu của tôi sã là bao nhiêu, cuộc sống sau này sẽ ra sao đây. Đây cũng là một nghịch lý và thiệt thòi cho giáo viên mầm non khi tham gia bảo hiểm xã hội mà không có thang bậc lương, không có tăng lương như mọi công chức viên chức khác trong xạ hội ?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 3.000 tỷ đồng để nâng cao chất lượng bậc học mầm non (19/8)
 Tranh luận nóng bỏng về phổ cập mầm non (17/8)
 Hiệu quả từ chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non (14/8)
 2012: Chấm dứt việc thiếu giáo viên có chất lượng ở các bậc học (12/8)
 Khi nào các trường đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh mới hoạt động trở lại (10/8)
 Cần triển khai tốt Chương trình GD mầm non mới (7/8)
 “Heo vàng” đến tuổi, phụ huynh cuống cuồng (6/8)
 Bước chuyển tổng thể bậc học mầm non Hà Nội (5/8)
 Trường mầm non vất vả chống dịch (3/8)
 Nhà trẻ thời @ (28/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i