Giáo dục mầm non
   Huyện Đan Phượng: Xây trường mầm non đạt chuẩn - còn nhiều gian nan
 

Chúng tôi đến thăm trường mầm non Tân Hội (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng) vào những ngày đầu tiên sau tựu trường năm học 2009-2010. Một dãy nhà hai tầng hình chữ u bề thế nhìn ra sân chơi, các lớp học rộng, bếp ăn một chiều, phòng vệ sinh, y tế đúng chuẩn. Dù vẫn còn không ít công việc cần hoàn thiện nhưng niềm vui đã hiện rõ trên gương mặt cô trò nơi đây. Các cô vui vì trường được xây dựng to đẹp, sẽ thu hút được nhiều học sinh, học trò vui vì có ngôi trường mới. Còn lãnh đạo huyện Đan Phượng rất tự hào giới thiệu rằng, đây chính là một trong những thành quả bước đầu của huyện trong công cuộc đầu tư mạnh cho giáo dục mầm non.

Thực trạng hệ thống trường mầm non huyện Đan Phượng từ nhiều năm nay cũng không nằm ngoài thực trạng chung của vùng Hà Nội mới đó là phân tán và chất lượng không cao. Huyện Đan Phượng có 17 trường mầm non, nhưng bị phân tán thành quá nhiều điểm lẻ, khó quản lý, chất lượng nuôi dạy trẻ không đảm bảo. Có nhiều xã trường mầm non bị xé lẻ thành 11, 12 nhóm trông trẻ. Cơ sở vật chất của các trường rất thiếu thốn, số phòng học kiên cố chỉ chiếm 23,5%, còn lại là phòng học cấp 4 xuống cấp, phòng học tạm, học nhờ. Rất nhiều điểm lẻ của các trường đặt ở nhà kho, nhà văn hóa cũ. Số lượng trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến trường, lớp còn thấp, mới đạt 40,5%. Người dân cũng không thực sự quan tâm đến bậc học này, nên mức độ xã hội hóa hầu như chưa có.

Ông Bùi Xuân Sách, phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng chia sẻ: Từ năm 2005, huyện đã có kế hoạch dài hơi về việc xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa bàn, từng trường có thể tiến hành hai giải pháp là xây mới hoặc cải tạo. Do địa bàn rộng, khó tránh được trường có điểm lẻ, nhưng quan điểm của huyện là đầu tư mỗi xã, thị trấn một trường trung tâm (khu trung tâm của các điểm lẻ) đạt chuẩn quốc gia. Trường mầm non Phương Đình được chọn làm điểm theo hướng cải tạo. Đây là một xã khó khăn, địa bàn rộng, trường có đến 11 điểm lẻ. Dự án đã gom các điểm lại và quy hoạch thành 4 khu với một khu trung tâm đạt chuẩn. Và điều đáng mừng là ngay trong năm 2005, đây là trường mầm non đầu tiên của quận đạt chuẩn quốc gia. Sau đó, mầm non Liên Hà cũng được xây mới và năm 2007 được công nhận đạt chuẩn. Từ những thành công ban đầu của kế hoạch, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn tạo mọi điều kiện để dành đất xây trường. Có những khu đất xây dựng trường mầm non như ở xã Liên Hồng vốn là đất quy hoach xây dựng trụ sở UBND xã, nhưng do rộng lại nằm ở khu trung tâm, nên xã quyết định dành lại xây trường và tìm một khu đất khác cho ủy ban.

Nguồn vốn xây dựng trường được lấy từ nhiều nguồn và phần nhiều là từ đấu giá quyền sử dụng đất. Trường mầm non Tân Hội là mô hình xây mới hoàn toàn với số tiền đầu tư lên đến 21 tỷ đồng. Khi giai đoạn hai hoàn thành, đây sẽ là trường lớn với 25 phòng học chức năng, bếp ăn, vườn chơi... đáp ứng được nhu cầu học của 100% trẻ trên địa bàn và xóa bỏ 5 điểm lẻ. Trường mầm non Đan Phượng cũng được đầu tư hơn 6 tỷ đồng đã hoàn thành đưa vào sử dụng hiện đang bổ sung trang thiết bị và hoàn thiện các điều kiện đề đề nghị công nhận chuẩn quốc gia vào năm 2009. Mầm non thị trấn Phùng cũng được đầu tư kinh phí 11,5 tỷ đồng đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công, 6 trường khác đang xây dựng khu trung tâm theo chuẩn quốc gia như Đồng Tháp, Thi Xuân, Trung Châu, Tân Lập, Thọ An, Liên Trung và 3 đơn vị đang hoàn thành các thủ tục để tiến hành xây dựng là Hạ Mỗ, Song Phượng, Liên Hồng.

Câu chuyện đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở Đan Phượng cũng chính là định hướng của thành phố đề ra trong đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non" cơ bản xóa phòng học tạm, học nhờ, tiếp tục gom các điểm lẻ, thành lập trường đủ diện tích theo chuẩn quy định.

Ông Bùi Xuân Sách cho biết: Huyện đang đốc thúc các địa phương đẩy nhanh kế hoạch, 11 xã chưa quy hoạch đủ diện tích đất cho nhà trường theo quy định chuẩn quốc gia tiến hành ngay việc bổ sung diện tích. Từ nay đến năm 2010, huyện kỳ vọng sẽ có thêm 5 trường mầm non được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Huy động 50% cháu trong độ tuổi nhà trẻ và 85% cháu trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. 100% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn, trong đó trên chuẩn 50%. Tuy thế, mầm non Đan Phượng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hiện chỉ có ba trường có đủ phòng học và có phòng chức năng như Phương Đình, Liên Hà, Đan Phượng, còn 14 trường vẫn thiếu phòng học và phòng chức năng. Vì vậy, câu chuyện đầu tư cho giáo dục mầm non vẫn còn rất nhiều gian nan.

Theo KTĐT

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuyển đổi sang mầm non công lập: Đời sống giáo viên sẽ như thế nào? (20/8)
 3.000 tỷ đồng để nâng cao chất lượng bậc học mầm non (19/8)
 Tranh luận nóng bỏng về phổ cập mầm non (17/8)
 Hiệu quả từ chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ mầm non (14/8)
 2012: Chấm dứt việc thiếu giáo viên có chất lượng ở các bậc học (12/8)
 Khi nào các trường đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh mới hoạt động trở lại (10/8)
 Cần triển khai tốt Chương trình GD mầm non mới (7/8)
 “Heo vàng” đến tuổi, phụ huynh cuống cuồng (6/8)
 Bước chuyển tổng thể bậc học mầm non Hà Nội (5/8)
 Trường mầm non vất vả chống dịch (3/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i