Xã hội
   Bé "vào ca" cùng ba mẹ
 

Từ mờ sáng, từng chuyến xe ca nối đuôi nhau đưa công nhân từ những khu nhà trọ đổ về các khu chế xuất, khu công nghiệp. Lẫn trong dòng công nhân nối bước vào ca ấy là các cô cậu bé tuổi mầm non...

Nhà trẻ 24 giờ

Những đứa trẻ nơi xóm trọ công nhân dù mới tập nói hay chập chững biết đi ấy như cũng đã biết chia sẻ khó khăn với ba mẹ chúng: ít khóc hơn, ít đòi hỏi và ngủ cũng nhanh hơn. Bị đánh thức từ 5g sáng, chuẩn bị theo cha mẹ đi làm, các em vừa giụi mắt, vừa quàng khăn, khoác áo như một "công nhân nhí" hoặc ngủ gà ngủ gật với bình sữa còn ngậm trên miệng.

Bao quanh khu vực nhà trọ, các KCX Linh Trung (Q.Thủ Đức), Tân Thuận (Q.7), KCN Vĩnh Lộc (Q.Bình Tân), KCN Tân Bình (Q.Tân Bình) là không ít các nhà trẻ tư thục, nhóm trẻ gia đình. Mỗi phường trung bình từ hai - ba trường mẫu giáo, mầm non tư thục, song chỉ đủ phục vụ cư dân trên địa bàn. 80% lao động nhập cư phải gửi con ở các nhóm trẻ gia đình này, phần vì tài chính eo hẹp, phần vì thời gian có thể co giãn theo điều kiện ca kíp của thợ, lại không đòi hỏi các thủ tục giấy tờ, chỉ cần đóng tiền đầy đủ là được gửi con. Tùy điều kiện gia đình, chi phí trọn gói cho mỗi bé từ 600.000đ - 900.000đ/tháng.

6g30 các nhóm trẻ mở cửa đón bé, khi ba mẹ vào ca sáng. Theo quy định, mỗi nhóm trẻ gia đình từ 10-50 cháu/nhóm, phải đảm bảo tối thiểu 1,5m2/cháu nhưng hầu hết các nhóm đều tăng quân số gấp rưỡi, gấp đôi. Số cô giáo từ 30 trẻ/hai cô, nhưng số cô cũng rơi rụng dần vì giấy phép cấp cho nhóm trẻ gia đình là một năm nên giáo viên chỉ đủ khi cơ sở xin giấy phép và có đoàn kiểm tra. Sau đó, các cô được thay thế bằng lao động không chuyên hoặc người nhà.


Nhà trẻ trong KCX - KCN vẫn chỉ là ước mơ...

Để đảm bảo "sở hụi", các cơ sở thường "thâm lạm" tiền ăn của các cháu, thu trung bình 15.000đ - 20.000đ/cháu/ngày, nhưng thực tế tiền chợ chỉ khoảng 5.000đ - 7.000đ/cháu/ngày, "cõng" luôn cả phần ăn của người lớn nên chất lượng bữa ăn của các cháu càng thấp. Cơ sở vật chất chủ yếu chỉ là vài món đồ chơi, vài con ngựa, con vịt và mô hình sân chơi "làm mẫu" để tạo cảm giác yên tâm cho phụ huynh. Tùy theo nhu cầu, nhóm trẻ cũng "tăng ca", xoay tua liên tục từ 6g sáng - 14g chiều, từ 14g - 22g và đêm từ 22g - 6g sáng, giá thỏa thuận không dưới 10.000đ/ca/cháu (tiền công). Các cháu ở đây thường tự ăn, tự chơi, ngày một bộ đồ, tự tè, tự ướt và tự khô, khóc chán... tự ngủ.

Bà Phạm Thị Hoa (Trưởng ban Nữ công - Liên đoàn Lao động TP.HCM) băn khoăn: "Hiện nay, vấn đề nhà ở cho công nhân đã khó, việc xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân còn khó khăn hơn, đòi hỏi sự hỗ trợ từ nhiều phía Nhà nước, doanh nghiệp và chính quyền các cấp. Cùng với dịch vụ nhà ở cho công nhân, rất cần những nhà trẻ theo mô hình các KCN tập trung, tạo sự yên tâm cho người lao động, chăm sóc và bảo vệ nguồn lực cho tương lai".

Nhà trẻ công ty - bao giờ?

Lao động nhập cư ngày càng đông, nhu cầu nhà trẻ cho con em họ theo đó cũng ngày càng lớn. Các quận huyện đều khuyến khích công ty, xí nghiệp xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân, để bố mẹ các cháu yên tâm làm việc. Phòng GD-ĐT các quận huyện cũng đặc biệt quan tâm đến việc dạy chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tư thục, nhưng đến nay, dạng nhà trẻ công ty gần như không có. Mô hình nhà mẫu giáo của công ty dệt Việt Thắng (Q.Thủ Đức), sau gần 30 năm hoạt động cũng đã bị giải thể vì không thể "xoay xở".

Trên chuyến xe của Công ty Việt Thắng, chúng tôi làm quen với gia đình bé Trần Tuấn Anh (ba làm thợ ủi, mẹ xưởng dệt), Tuấn Anh "đi ca" từ 18 tháng tuổi, sống cùng các cô của trường mầm non thuộc công ty nhiều hơn ở nhà. Bé cai sữa và ngủ luôn với các cô mẫu giáo khi ba mẹ cùng đi ca đêm. Hai năm nay, trường mầm non của công ty giải thể, Tuấn Anh cũng phải chuyển ca học không khác gì ba mẹ đổi ca làm. Chị Kim Hoa - mẹ bé kể: "Mình chọn Việt Thắng phần vì công việc, phần vì có nhà trẻ của công ty rất an tâm. Khi nhà trẻ giải thể, nhiều công nhân phải chạy đôn chạy đáo xin cho con vào các trường gần công ty để tiện đưa đón. Kẹt khi ca đêm, hết giờ gửi trẻ (các trường tư thục chỉ giữ trẻ đến 17g) lại phải chuyển con sang nhóm trẻ gia đình, con và mẹ cùng đi ca cực lắm".

Vợ chồng cô công nhân Lê Thị Luyến (Công ty Hai Thành - KCN Vĩnh Lộc) lo lắng bảo: "Không có điều kiện gửi con vào nhà trẻ nên em để thằng bé đến tuổi mẫu giáo tự ăn, tự chơi trong khu nhà trọ, gặp ai gửi người đó. Biết là không an toàn nhưng chẳng biết làm sao. Ước mơ có nhà trẻ trong KCX, KCN nhưng chẳng biết đến bao giờ".

Theo báo Phụ Nữ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hà Nội: Trường tự quyết định khai giảng năm học mới (21/8)
 Bỗng dưng bị cắt hợp đồng lao động dài hạn (21/8)
 Tại sao các bà mẹ lại 'sính' sữa ngoại? (21/8)
 Vận động 14.800 trẻ khuyết tật mầm non đi học (21/8)
 Cấp Phòng giáo dục sẽ được chủ động tuyển giáo viên (21/8)
 Không qua đào tạo giáo viên không được trực tiếp nuôi dạy trẻ (20/8)
 Lỗi không ở Barbie hay Người nhện... (20/8)
 Tuyển dụng giáo viên tại TP.HCM: Sở phân công, trường không tiếp nhận (20/8)
 Đỏ mắt chờ xây nhà trẻ (20/8)
 Trẻ 5 tuổi phải chạy 18 m trong 7 giây (20/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i