Giáo dục mầm non
   Trường mầm non đang bị “xà xẻo”
 

Nhờ sự "vào cuộc" của Sở GD-ĐT, các cháu Trường Mẫu giáo Sơn Ca 12 (Q.11) mới còn chỗ học
Mặc dù năm nào TP.HCM cũng đầu tư xây dựng, sửa chữa trường lớp. Tuy nhiên xây, sửa bao nhiêu cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh. Từ đó đã nảy sinh tình trạng học sinh phải học ở nhà văn hóa phường, nhà thiếu nhi xã... Cứ tưởng "người lớn" sẽ nhìn thấy và xây thêm trường lớp. Nào ngờ, ở một số địa phương không những không xây thêm mà còn "xà xẻo" từng mét đất của ngành giáo dục.

Nhiều trường mầm non có nguy cơ "xóa sổ"
Một cán bộ quản lý trong ngành giáo dục mầm non chua chát: "Phải chăng các cháu mầm non quá nhỏ, các cô quá hiền nên dễ bị ăn hiếp. Đất của trường mầm non thường xuyên bị "nhòm ngó", càng ở vị trí đẹp càng có nguy cơ bị "xóa sổ" hoặc dễ bị xà xẻo...".

Cách đây gần 3 năm, đông đảo phụ huynh có con đang theo học tại Trường Mẫu giáo Sơn Ca 12 (Q.11) và tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường vô cùng bức xúc trước thông tin trường sẽ bị giải tỏa để thế vào đó là trụ sở hoành tráng của UBND P.12. Mặc dù trước đây trường đã từng bị lấy 2 điểm ở vị trí chung cư Lãnh Binh Thăng để xây dựng chung cư và điểm số 41 Huyện Toại để làm trụ sở cho Phường đội P.12. Nay chỉ còn một điểm duy nhất tại số 196-198 Tuệ Tĩnh, UBND quận lại hăm he lấy nốt. Cũng may báo chí và Sở GD-ĐT TP sớm "vào cuộc" nên cô, trò Trường Mẫu giáo Sơn Ca 12 vẫn còn chỗ để dạy và học.

Trước đó, Trường Mầm non 9 (P.9, Q.3) cũng bị UBND quận "bán" bớt một phần diện tích cho Bệnh viện Tai mũi họng để bệnh viện này mở rộng. Cứ tưởng sau khi "bán" bớt phòng học, sân chơi của các cháu thì nhà trường sẽ có tiền để nâng cấp những phòng học còn lại đã bị xuống cấp. Nào ngờ chờ mãi, đợi hoài cũng không thấy quận "trả" tiền để trường sửa chữa.

Không chỉ dừng lại ở đó, UBND Q.3 còn có chủ trương "xóa sổ" cơ sở 2 của Trường Mầm non 4 (P.4) trên đường Cao Thắng để lấy đất mở rộng Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà. Và lý do mà các quan chức ở quận 3 đưa ra là trên địa bàn P.4 có tới 2 trường mầm non công lập, dư chỗ để tiếp nhận trẻ trong phường. Song trên thực tế, số hồ sơ xin vào học tại Trường Mầm non 4 nhưng không được tiếp nhận do quá tải lên tới cả trăm trường hợp. Thậm chí, Ban giám hiệu nhà trường đã phải chỉnh sửa một số phòng chức năng để làm phòng học.

Trước sự bức xúc của dư luận, UBND quận "hứa" chỉ lấy cơ sở 2 Trường Mầm non 4 khi tìm cho cơ sở này một điểm mới. Tuy nhiên khoảng cách từ lời hứa đến việc thực hiện không phải là... gần.

Mầm non và tiểu học, bên nào "nặng" hơn?
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch tài chính - Bộ GD-ĐT, chi phí thường xuyên cho bậc tiểu học chiếm 27,32% ngân sách giáo dục - tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các bậc học, trong khi đó ở bậc mầm non chỉ có 4,5%. Riêng tại TP.HCM, ngân sách cấp cho mầm non có cao hơn so với tỷ lệ chung của cả nước nhưng nếu so với các bậc học khác thì vẫn xếp hạng bét. Thậm chí, vẫn có trên 10 phường, xã trắng trường mầm non công lập. Hậu quả là cơ sở mầm non ngoài công lập mọc lên như nấm, trong đó có cả những cơ sở hoạt động không phép. Còn ở các trường công lập, trường nào cũng quá tải, sĩ số cháu/lớp luôn cao gấp 1,5 lần so với chuẩn của Bộ GD-ĐT. Nhiều trường mầm non đạt chuẩn đành phải phá chuẩn để tiếp nhận trẻ...

Thế nhưng ở Q.5 lại đang đi ngược lại chủ trương chung của ngành giáo dục. Đó là phá bỏ Trường Mầm non Họa Mi 3 (P.3) để xây một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Phải chăng chủ trương này xuất phát từ thực tế quận 5 đã có tới 6 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (nhiều nhất thành phố), trong khi ở bậc tiểu học thì chưa có trường nào? Hay quận 5 muốn "ăn gian" thêm 1 trường chuẩn quốc gia nữa. Vì Trường Họa Mi 3 là trường chuẩn, cho dù có "xóa sổ" để xây trường tiểu học đạt chuẩn thì trên giấy tờ Trường Họa Mi 3 vẫn còn. Như vậy trên giấy quận 5 có tới 7 trường chuẩn, dù trên đất chỉ có 6 trường.

Mặt khác, Trường Mầm non Họa Mi 3 hiện đang nuôi dạy hơn 800 cháu, nếu trường không còn thì các cháu sẽ về đâu? Sẽ dồn hết sang Trường Mầm non 3 (P.3) chăng, hay bỏ mặc phụ huynh xin cho con học được trường nào thì học, không xin được thì... ở nhà, học ở nhóm trẻ gia đình?

Đành rằng quận 5 có tới 21 trường mầm non nhưng các trường vẫn không đáp ứng hết nhu cầu gửi con của phụ huynh. Đặc biệt là ở những trường chuẩn như Trường Họa Mi 3 thì nhu cầu của phụ huynh cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu nhận trẻ của nhà trường.

Xung quanh vấn đề này, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Trần Thị Kim Thanh khẳng định: "Sở GD-ĐT không đồng tình chủ trương này của quận 5. Chúng ta phải dành trường để phổ cập mầm non đối với trẻ 5 tuổi..."

Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Coi trọng chất lượng giáo dục mầm non (10/11)
 Giáo dục mầm non tại ĐBSCL: Trăm bề thiếu thốn (9/11)
 Bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non bị… quên (4/11)
 Cho trẻ mầm non chào cờ: Không khả thi! (3/11)
 Đồ chơi ở trường phải an toàn cho trẻ (2/11)
 Gửi trẻ ngoài công lập: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ (30/10)
 Ưu tiên kinh phí cho trường thực hiện Chương trình GD mầm non mới (28/10)
 Có cần cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 ? (27/10)
 Trường Tuổi hoa đón danh hiệu Trường Mầm non chuẩn quốc gia (19/10)
 Trẻ mầm non mắc cúm A/H1N1 tăng mạnh (15/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i