Giáo dục mầm non
   Hải Phòng: Nhiều trường mầm non “nợ chuẩn”
 

Do nhiều lý do khác nhau, việc phấn đấu đạt chuẩn quốc gia của các trường mầm non ở Hải Phòng đang gặp khá nhiều khó khăn, thậm chí không ít trường được xét đạt chuẩn, nhưng vẫn "nợ" những tiêu chí quan trọng, chưa biết đến khi nào mới "trả" được.

Với một mạng lưới gồm 252 trường mầm non (MN), đây không chỉ là ngành học có quy mô lớn bởi nó phủ kín khắp các xã, phường, thị trấn toàn thành phố, mà còn giữ vai trò nền móng cho "sự học" ở địa phương.

Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, việc phấn đấu đạt chuẩn quốc gia của các trường MN ở Hải Phòng đang gặp khá nhiều khó khăn, thậm chí không ít trường được xét đạt chuẩn, nhưng vẫn "nợ" những tiêu chí quan trọng, chưa biết đến khi nào mới "trả" được.

Diện tích trường, lớp eo hẹp
Theo khảo sát, báo cáo của ngành chức năng, hầu hết các trường MN khu vực nội thành Hải Phòng đều có số cháu khá đông, nhưng diện tích lại quá chật hẹp. Bình quân trường nào thưa cũng 40 cháu/lớp, có trường lên tới 60 cháu/lớp. Trong khi, Điều lệ trường MN quy định chỉ 30 cháu/lớp mẫu giáo và 15-20 cháu/nhóm trẻ.

Lãnh đạo quận Hải An (Hải Phòng) khảo sát tình trạng cơ sở vật chất ở một trường MN.

Đặc biệt, đối chiếu quy định của trường MN chuẩn quốc gia, các trường nội thành tối thiểu phải đạt 10m2/học sinh; diện tích phòng học cho lớp mẫu giáo tối thiểu phải đạt 55m2, phòng ngủ là 42m2; sĩ số 30-35 học sinh/lớp... thì nhiều trường MN ở Hải Phòng đã được công nhận chuẩn quốc gia không đạt được các tiêu chính đã quy định. Nghĩa là, vẫn còn "nợ" chuẩn, tuy mức độ "nợ" mỗi trường mỗi khác.

Đội ngũ giáo viên thiếu và yếu
Toàn thành phố hiện có 6.100 giáo viên ngành học MN, nhưng chỉ có hơn 1/2 (3.906 người) trực tiếp đứng lớp. Trong đó, số giáo viên có trình độ CĐ, ĐH là 2.401 người (chiếm 52,5%), giáo viên đạt chuẩn 2.085 người (bằng 45,6%).

Đáng nói, tỷ lệ này là mặt bằng chung, nếu áp dụng cụ thể từng trường, từng đơn vị thì có trường tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cao hơn (tập trung ở nội thành), nhưng cũng có trường, số giáo viên đạt chuẩn chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Vậy là, không chỉ "nợ" chuẩn về diện tích trường, lớp bình quân trên đầu trẻ, nhiều trường MN ở Hải Phòng còn "nợ" chuẩn cả về số lượng lẫn chất lượng đội ngũ giáo viên. Điều này đã khiến những người làm công tác quản lý ngành tại địa phương trăn trở đã đành, bản thân các bậc phụ huynh cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng. Bởi, bậc học MN được coi là nền móng của sự nghiệp giáo dục. Cơ sở vật chất càng tốt bao nhiêu, càng giúp cho việc dạy trẻ chất lượng bấy nhiêu.

Hơn thế, những giáo viên dạy bậc MN là những "kỹ sư tâm hồn", họ phải gánh trên vai trọng trách hết sức nặng nề, đó là người đặt "viên gạch hồng" đầu tiên xây nên những công trình. Tương lai của "công trình" đó ra sao, phụ thuộc phần nhiều ở những người "xây" những chiếc "móng" này.

Giải bài toán "nợ" chuẩn như thế nào?
Có thể nói, tình trạng trường, lớp MN quá tải, không đồng bộ đã dẫn đến hiện tượng "nợ" chuẩn phổ biến ở Hải Phòng hiện nay. Đây thực sự là bài toán khó, để giải được là không đơn giản. Nguyên nhân có nhiều, trong đó trọng yếu vẫn là do một thời gian dài, ngành học MN ở Hải Phòng đã chưa thực sự được các cấp, ngành quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng chậm được đổi mới, khắc phục.

Bằng chứng, trong khi số trẻ gia tăng hàng năm, nhưng số phòng học và đội ngũ giáo viên năm này qua năm khác vẫn vậy, nhất là khu vực ngoại thành.

Đơn giản vì, khi đồng lương của cô phụ thuộc hoàn toàn vào củ khoai, cân thóc của các gia đình nông dân có con ra lớp đóng góp thì làm sao có thể có điều kiện để học tập, nâng cao trình độ.

Còn ở khu vực nội thành, đồng lương giáo viên MN có khá hơn, nhưng các trường đều phải chịu sức ép về sự quá tải do diện tích chật chội, mở rộng không được, chuyển đi nơi khác cũng không xong (!?) .

Chính sự quá tải này đã kéo theo rất nhiều những hệ lụy. Không ít gia đình có con đến tuổi tới lớp MN luôn phải nơm nớp âu lo, bởi nếu không săn đón, chầu chực khi nhà trường tuyển sinh, không chừng con em mình phải dịch chuyển đi nơi khác cũng nên, mặc dù học đúng tuyến.

Để khắc phục, theo chúng tôi, không thể khác là địa phương phải ưu tiên đầu tư hơn nữa cho giáo dục nói chung, trong đó có bậc học MN. Đảng và Nhà nước ta cũng đã khẳng định, đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Hơn thế, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Vì thế, bên cạnh huy động xã hội hóa, thành phố cần tăng cường ngân sách cho giáo dục MN.

Việc này không nên chậm trễ, bởi càng chậm, "nợ" chuẩn càng có nguy cơ kéo dài, khó khắc phục, tạo tiền lệ xấu cho những trường MN đang có hướng phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia tới đây.

Và như vậy, đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới các mục tiêu về giáo dục - đào tạo nói chung, đối với bậc học MN ở thành phố nói riêng.

Theo CAND

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giáo viên bậc mầm non quá tải giờ làm (12/11)
 Trường mầm non đang bị “xà xẻo” (11/11)
 Coi trọng chất lượng giáo dục mầm non (10/11)
 Giáo dục mầm non tại ĐBSCL: Trăm bề thiếu thốn (9/11)
 Bảo hiểm xã hội cho giáo viên mầm non bị… quên (4/11)
 Cho trẻ mầm non chào cờ: Không khả thi! (3/11)
 Đồ chơi ở trường phải an toàn cho trẻ (2/11)
 Gửi trẻ ngoài công lập: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ (30/10)
 Ưu tiên kinh phí cho trường thực hiện Chương trình GD mầm non mới (28/10)
 Có cần cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 ? (27/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i