Tài liệu bồi dưỡng
   Giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non ở vùng dân tộc
 

GIÁO DỤC SONG NGỮ
TRONG NGÀNH HỌC MẦM NON Ở VÙNG DÂN TỘC
(Tham luận tại hội thảo Việc dạy học tiếng nói, chữ viết
cho người dân tộc thiểu số trong giáo dục mầm non )

                                                                   TS. Bùi Thị Ngọc Diệp – Đào Nam Sơn
                                                                     Trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc

1. Bối cảnh phát triển song ngữ
So với mọi vùng trong cả nước, miền núi và vùng dân tộc là một địa bàn khó phát triển đối với ngành học mầm non. Khi việc đưa con đến vói nhà trẻ, lớp mẫu giáo đã trở thành nhu cầu cần thiết với mọi gia đình ở miền xuôi từ lâu rồi, thì ở miền núi việc làm này vẫn còn bị thờ ơ như một thứ mặt hàng cao cấp trong mối tương quan với đời sống còn quá nghèo. Ở đây có nhiều nguyên nhân. Theo chúng tôi có mấy nguyên nhân cơ bản sau:

- Đồng bào dân tộc còn một bộ phận chưa thoát khỏi thói quen sinh sống trong một nền canh tác nương rẫy vốn tồn tại từ rất lâu đời. Nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của mọi nguời trong đó có trẻ em cực kỳ đơn giản. Sự phân công lao động theo lứa tuổi cũng khá rõ ràng. Sáng sớm cả nhà kéo nhau lên nương (trừ người già sức yếu không làm nương rẫy được phải đảm nhiệm việc nấu cơm và chăm sóc con gà, con lợn ở nhà). Trong khi cha mẹ làm các việc nặng nhọc như cày nương, phát rẫy …trẻ em, đứa lớn thì nhặt cỏ, kiếm củi làm các việc lặt vặt; đứa nhỏ thì nằm trên lưng mẹ ngủ ở đó và cũng chơi ở đó, đói thì được mẹ cho bú, cho ăn. Thình thoảng hoặc, đứa nhỏ được rời lưng mẹ để xuống đất chơi với các anh chị nó.

-    Do nhu cầu cần đất canh tác, chăn nuôi và còn do đặc điểm đất rộng người thưa, trừ một số vùng thấp tương đối phát triển, đặc điểm cư trú của đồng bào miền núi là phân tán, độc lập, thường ở rất xa nhau, ít khi tụ lại thành chòm xóm. đặc điểm cư trú này là một trở ngại cho phát triển giáo dục nhất là giáo dục mầm non - một ngành học đòi hỏi cha mẹ phải đưa trẻ đến trường với cả hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Thay vì việc phải đưa trẻ đến trường biết bao xa xôi và diệu vợi, đứa trẻ được cho vào địu, địu lên nương hay ở nhà chơi thơ thẩn trong sự để mắt của người già.

-  Ngành học mầm non, theo sự hiểu biết của chúng tôi, là ngành học ngoài việc đảm đương nhiệm vụ dạy dỗ ( như các ngành học khác ) lại phải đảm đương nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng. Các cháu sẽ được ăn uống cái gì, ngủ nghê, nôi cũi, giường chiếu ra sao là một vấn đề không nhỏ. Còn việc dạy, ở tiểu học các cháu chỉ cần vài cuốn sách, vài cuốn vở là có thể coi là đủ các đồ dùng dạy học tối thiểu. Ở mầm non thì cần bao nhiêu đồ dùng dạy học nào là đu quay, cầu trượt, xếp hình… thật là trăm thứ bà rằng.

Chỉ mới sơ sơ nên mấy nguyên nhân ấy đủ thấy ngành học mầm non ở vùng dân tộc phải đứng trước bao khó khăn thử thách trong bước đường phát triển.

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong những năm qua ngành học mầm non ở vùng dân tộc tuy đã được quan tâm nhưng nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng còn chưa chu đáo. Và một nhiệm vụ quan trọng nữa của ngành học là dạy chưa làm được đến nơi, đến chốn. Việc dạy ở trường mầm non vùng dân tộc quan trọng nhất là dạy song ngữ tức là vừa chăm lo dạy tiếng mẹ đẻ vừa chuẩn bị các điều kiện về ngôn ngữ cho trẻ trước khi bước vào lớp 1. Chúng ta còn có lúng túng về phương hướng biện pháp. Đây cũng là một nguyên nhân khiến trường mầm non chưa tạo  ra sức hấp dẫn cho cha mẹ trẻ và cộng đồng dân tộc.

Trong tham luận này, chúng tôi muốn dừng lâu hơn về dạy tiếng nói và chữ viết cho các cháu trong giáo dục mầm non.

2. Việc dạy tiếng nói và chữ viết cho các cháu trong giáo dục mầm non
Ngôn ngữ là một tài sản quí báu. Với cộng đồng ngôn ngữ là thành tố quan trọng của văn hoá đồng thời là công cụ quan trong để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá. Nhưng với mỗi con người, văn hóa có vai trò cực kì quan trọng - vai trò công cụ của tư duy. Nếu ngôn ngữ trong một đứa trẻ không phát triển được thì không thể nói nó có khả năng tư duy (tối thiểu là khả năng tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin tiếp nhận được).

Đối tượng của ngành học mầm non là đứa trẻ mới được học tiếng hoặc bắt đầu học tiếng - học theo nghĩa tự nhiên tự phát. Mọi cái ban đầu đều là cái khởi đầu nan, không thể không làm nhưng làm thì rất khó. Các cháu thuộc ngành học mầm non ở vùng dân tộc có nhu cầu và quyền lợi học tiếng mẹ đẻ - tiếng dân tộc ngôn ngữ thứ nhất của các cháu. Đồng thời, các cháu lại phải có nhiệm vụ làm quen dần với tiếng Việt . Bởi vì tếng Việt là ngôn ngữ quốc gia, một ngôn ngữ chỉ trong một vài năm nữa các cháu sẽ phải nhanh chóng nắm bắt để lấy làm công cụ học tập trong nhà trường tiểu học. Cho các cháu làm quen với cả 2 ngôn ngữ hay chọn cho các cháu làm quen với một trong hai ngôn ngữ nói trên là một vấn đề cần trao đổi, bàn bạc.

2.1. Nên coi trọng dạy trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ
Trong đời một đứa trẻ ở vùng dân tộc, tiếng dân tộc là thứ tiếng đến sớm hơn. Nó học ngôn ngữ này là một cách tự nhiên như hít thở khí trời và hình như rất thuận lợi và có hiệu quả. Chưa nói đến trách nhiệm bảo lưu, phát triển ngôn ngữ dân tộc, chỉ nói đến trách nhiệm nhanh chóng cung cấp cho trẻ một  công cụ để tư duy thì chúng ta phải nghĩ ngay đến việc dạy tiếng mẹ đẻ cho các cháu. Nếu khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ thấp như chỉ biết gọi mẹ, gọi bà hoặc đòi ăn, đòi uống thì chưa thể coi đó là công cụ để có thể tư duy được. Phải dạy các cháu nói được thành câu - một đơn vị thong tin nhỏ nhất có ý nghĩa. Và qua cấu trúc chặt chẽ, có quy tắc của đơn vị là lời nói, các cháu sẽ làm quen với tư duy lô gích. Ngôn ngữ của các cháu cũng cần từng bước làm giàu, chính xác để tăng cường chất lượng và khả năng giao tiếp.

Theo các nhà giáo dục, trẻ em khi sử dụng tốt ngôn ngữ thứ nhất thì ngôn ngữ thứ nhất như cái cầu nối giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Chính vì thế, theo chúng tôi, nếu chia ngành học mầm non thành 2 cấp nhà trẻ và mẫu giáo thì ở cấp nhà trẻ cần tăng cường dạy trẻ giao tiếp bằng ngôn ngữ và bằng tiếng nói mẹ đẻ. Bắt đầu là việc làm quen với việc gọi tên, hỏi và trả lời đây là… kia là…đấy là hoặc đang làm gì…
- Đồ ăn , thức uống, đồ chơi
- Những người xung quanh, những người trong gia đình
- Những sự việc diễn ra trong nhà trẻ (bạn A khóc, bạn B ngủ…)
Sau đó là hát cho các cháu nghe những bài hát ru em, ru con của đồng bào dân tộc.

Như vậy, việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ là dạy giao tiếp, dạy ngôn ngữ âm thanhvới những nội dung quen thộc, thân thương, là dạy tiếng nói (ngôn ngữ nói với những sắc thái đặc thù) chứ không dạy chữ viết việc dạy trẻ ngôn ngữ mẹ đẻ nên có chương trình và hướng dẫn cụ thể theo tinh thần tự nhiên có chủ định. Nếu cô giáo có ý thức và có nghiệp vụ trong vịêc này, chắc chắn trẻ sẽ phát triển được tiếng mẹ đẻ và chuẩn bị một khả năng tư duy tốt.

2.2. Nên dạy trẻ làm quen với tiếng việt .
Khi trẻ em đến lớp mẫu giáo giai đoạn đầu nên tíêp tục giúp trẻ giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ để củng cố vốn tiếng mẹ đẻ đã được học ở nhà trẻ. Giai đoạn mẫu giáo 4-5 tuổi nên bắt đầu cho trẻ làm quen với tiếng Việt, giao tiếp bằng tiếng việt như đã giúp trẻ học tiếng mẹ đẻ ở trên, bắt đầu cũng là việc làm quen với việc gọi tên, hỏi và trả lời đây là…kia là…đấy là…hoặc đang làm gì…bằng tiếng Việt.
- Đồ ăn, thức uống, đồ chơi
- Những người xung quanh, những người trong gia đình
- Những sự việc diễn ra trong nhà trẻ (bạn A khóc, bạn B ngủ…)

Cuối cùng là giúp trẻ làm quen với bảng chữ cái tiếng Việt, làm quen và tập các bài hát bằng tiếng Việt, tập múa những điệu muá trên nền tiếng Việt.

Việc làm này nói có vẻ giản đơn nhưng voâ cuøng khoù khaên bôûi thöïc chaát  cuûa vòeâc laøm naøy laø böôùc ñaàu giuùp treû trôû thaønh một con người song ngữ thực thụ. Hiện tượng ngôn ngữ của trẻ bị giao thoa, bị nhầm lẫn khi phát âm là khó thể tránh được. Chắc chắn trẻ chưa phân biệt được đâu là tiếng mẹ đẻ, đâu là tiếng Việt. Song một biệp pháp quan trọng là: Với trẻ 4-5 tuổi, cô giáo chỉ nên trò chuyện với các cháu bằng tiếng việt. nên tập cho trẻ thói quen khi cô giáo hỏi trẻ bằng tiếng Việt thì trẻ trả lời cô bằng tiếng Việt. và ngược lại, khi cô hỏi trẻ tiếng dân tộc thì trẻ trả lời cô bằng tiếng dân tộc  việc làm này muốn đi đến một kết quả tốt đẹp thì cô giáo phải kiên nhẫn, không thể nôn nóng.

Chúng tôi được biết, đã từ lâu, ngành học mầm non đã có chương trình dạy tiếng Việt cho các cháu 5 tuổi. Đây là một việc làm đúng đắn và đáng khích lệ. Vấn đề là nội dung và phương pháp. Ngành học mầm non có thể tham khảo tài liệu Hướng dẫn nói tiếng dân tộc cho trẻ em dân tộc trước khi vào lớp một để việc dạy tiếng Việt có hiệu quả hơn.

Chúng tôi nghĩ rằng, giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non là một vấn đề khoa học bao gồm hai hoạt động chủ yếu:

Hoạt động 1: tạo ra một môi trường song ngữ dân tộc - Việt và nhúng dần trẻ vào môi trương này rồi tắm mình và khôn lớn.
Hoạt động 2: Từng bước phát triển từng ngôn ngữ bước đầu là tiếng mẹ đẻ sau đó là dạy giao tiếp bằng tiếng việt phấn đấu tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có cơ sở ban đầu trở thành một con người song ngữ tức là có thể sử dụng cả hai ngôn ngữ ở mức sơ giản.
Trở lại vấn đề phát triển về số lượng mạng lưới của ngành học, một khi chúng ta làm tốt nhiệm vụ giáo dục song ngữ trong phạm vi ngành học, chíng là chúng ta đã tạo ra một nhu cầu thiết yếu tác động đến cha mẹ trẻ, khiến cha mẹ trẻ phải tạo điều kiện cho trẻ đến trường. Và như vậy việc phát triển song ngữ ở ngành học mầm non sẽ đạt được hai muc đích: số lượng và chất lượng.

Chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng vào khả năng phát triển song ngữ của các cháu mầm non ở vùng dân tộc. Với khả năng này, các cháu sẽ bước vào trường tiểu học với ánh mắt và nụ cười tự tin. Đấy chính là hạnh phúc của chúng ta.

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 GDMN thực hiện luật giáo dục sửa đổi và nghị quyết 05/2005/NQ-CP (4/1)
 Giáo án tham khảo: Hội nghị chuyên đề Làm quen văn học và chữ viết tại TPHCM ( Vụ GDMN tháng 11-2005) (6/12)
 Giáo án tham khảo: Chuyên đề Hoạt động khám phá thử nghiệm ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM ) (6/12)
 Những thay đổi về ý nghĩa trong các khái niệm GDMN ở Thụy Điển (16/9)
 Bảo đảm sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình lớp 1 (16/9)
 Giới thiệu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và sách hướng dẫn (8/8)
 Tổ chức hoạt động theo chủ điểm trong chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ mầm non (2/8)
 Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng trẻ cho các bậc cha mẹ (2/8)
 Chuyên đề làm quen văn học và làm quen chữ viết (2/8)
 Giới thiệu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới (2/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i