Tâm lý
   Kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Hãy dạy trẻ từ ý thức
 

Thời gian gần đây, chủ đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng sống cho trẻ, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi.

Kỹ năng sống cho trẻ là cung cấp cho trẻ những kỹ năng gì và dạy trẻ kỹ năng đó như thế nào?
Có thể bởi từ "Kỹ năng sống" còn rất mới mẻ nên chúng ta có vẻ quan trọng hóa "Kỹ năng sống" mà không để ý rằng: trong cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng sống" cơ bản.

Có thể hiểu ở đây hai vấn đề: hành động và kỹ năng.
Khi tôi dạy trẻ rằng: con hãy lượm rác trên sân trường và trong lớp, trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi mầm non đều biết các hành động đơn giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin lỗi và cám ơn... Nhưng để những hành động đó trở thành kỹ năng thì lại cần một quá trình. Hành động của trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một cộng rác, trẻ nhặt bỏ vào thùng mà không cần ai nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy có rác là phải bỏ vào thùng, chứ không làm vì người khác sai bảo.

Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành động: bảo vệ môi trường, tránh xa nơi nguy hiểm, biết xin lỗi, cám ơn... chúng ta cần dạy trẻ ý thức được những việc làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó kỹ năng sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.

Khi hiểu được bản chất của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ: "đưa hành động vào trong ý thức" thì việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nên đơn giản và các bậc cha mẹ và thầy cô đều có thể thực hiện được mà không phải băn khoăn là làm sao để dạy trẻ kỹ năng sống.

Làm sao để hình thành được ý thức của trẻ thông qua các hành động?
Việc dạy hành động cho trẻ quá đơn giản: nhặt một cọng rác, nói một câu xin lỗi, một câu cám ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn và con người có thể gây nguy hại cho trẻ...Nhưng để trẻ hiểu được ý nghĩa của các hành động trên và thực hiện hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc đẩy trẻ làm chứ không phải do bị ép buộc thì lại là một vấn đề khác.

Để trẻ hành động bằng ý thức chứ không phải bằng bản năng hay bị ép buộc, trước hết, người lớn phải giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa của các hành động trên và người lớn chính là tấm gương cho trẻ thực hiện và noi theo.

Ví dụ: khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác hoặc khi người khác làm một điều gì đó cho mình. Nhưng trong mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình hoặc giữa các cô giáo và giữa cô giáo với trẻ, người lớn không nói lời cám ơn thì trẻ cũng sẽ không hình thành được ý thức của việc nên cám ơn người khác.

Khi thấy trên sân trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: con hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.

Cũng tình huống trên: cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường.

Để dạy trẻ kỹ năng sống, chính người lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống có kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành động trong giao tiếp cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân trẻ.

Trúc Giang.mamnon.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Cảm ơn bài viết.!
Ngày gửi: 8/16/2011 9:10:21 PM

Tôi rất đồng tình với bài viết này


guest
Lời nhận xét
Ngày gửi: 4/14/2012 8:16:10 PM


Nội dung bài viết của bạn rất thiết thực đối với các bật phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống.



guest

Lời cảm nhận
Ngày gửi: 12/2/2012 7:14:55 PM

Bài viết rất đúng. Người lớn cần làm gương cho các bé noi theo. Việc gì cũng phải bắt đầu từ hành động, và sau 1 quá trình sẽ trở thành kĩ năng?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thích phớt lờ ở tuổi lên 2 (15/12)
 Giúp bé yêu tự tin khám phá (15/12)
 Con đến tuổi thích 'vặn vẹo' (15/12)
 7 câu nói cha mẹ nên tránh (14/12)
 Trẻ yếu đuối (14/12)
 Năm lỗi điển hình của cha mẹ (14/12)
 Khi bé bỗng nhiên trở thành anh, chị (11/12)
 Lựa chọn đồ chơi cho trẻ theo độ tuổi (11/12)
 Luyện thói quen tốt cho trẻ càng sớm càng tốt (11/12)
 Bí quyết để trẻ chia sẻ với cha mẹ (10/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i