Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non ở ĐBSCL: Đang bị bỏ quên!
 

Một trường mẫu giáo ở TP. Cà Mau nhỏ hẹp chật chội trong khu dân cư.
Cũng giống như nhiều vùng, miền khác trong cả nước, bậc học mầm non ở ĐBSCL từ trước đến nay không được chính quyền địa phương quan tâm, thậm chí nhiều tỉnh còn bỏ... quên luôn cả bậc học này!?

Không trường... đố thầy dạy ở đâu?
Toàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh có 15 trường mẫu giáo nhưng chỉ có 1 trường mẫu giáo có cơ sở vật chất riêng được hình thành từ lâu là Trường Mẫu giáo Thị trấn Cầu Ngang và có cơ sở vật chất tương đối ổn định. Thế nhưng, cơ sở vật chất của trường lại được xây dựng rất lâu, cũ kỹ và xuống cấp. Ông Nguyễn Ngọc Du, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Cầu Ngang cho biết: "Các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện rất khó khăn, cơ sở vật chất xuống cấp. Trong đó, có Trường Mẫu giáo Thị trấn Cầu Ngang đang trong giai đoạn xuống cấp, có kế hoạch xây dựng nhiều năm nhưng chưa có kinh phí". Trong 14 trường mẫu giáo còn lại của huyện chỉ có duy nhất Trường Mẫu giáo Hiệp Hòa được xây dựng mới ở điểm chính với kinh phí chỉ hơn 1 tỷ đồng, các trường còn lại đều trong tình trạng tạm bợ do mượn của lớp tiểu học, mượn nhà thông tin ấp...

Còn tại TP. Cần Thơ, địa phương được xem là có hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầu tư cho ngành giáo dục được chính quyền địa phương quan tâm nhiều nhất tại các tỉnh ĐBSCL, nhưng đối với bậc học mầm non tình hình cũng không khả quan hơn gì. Hiện hầu hết các trường mầm non ở các huyện vùng ven đều phải mượn nhà thông tin, mượn nhà dân, mượn trường tiểu học để làm phòng học. Với các điểm học nhờ, phòng học thiếu thốn, không đúng qui cách thì thầy và trò học rất khó khăn. Cô Hồ Thị Cẩm Giang, giáo viên Trường Mẫu giáo Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, nói: "Thường các điểm học nhờ nhà dân thì phải học tại các mái hiên nhà hoặc hàng ba nên không thể tổ chức thành lớp học được mà chủ yếu là giữ và tổ chức cho trẻ sinh hoạt vui chơi. Các điểm mượn nhà thông tin làm lớp học, mượn nhà dân đã khó tổ chức lớp học rồi nhưng các phòng mượn của trường tiểu học cũng không khá hơn. Vì các lớp tiểu học chỉ cho mượn 1 buổi, buổi còn lại học sinh tiểu học học nên giáo viên không thể làm góc học tập, hay kê bàn ghế đúng chuẩn cho học sinh ngồi học được".

Một cán bộ quản lý giáo dục ở bậc học mầm non tại TP. Cần Thơ trăn trở: "Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, hàng năm, ngành giáo dục địa phương đều yêu cầu các đơn vị nâng cao tỉ lệ vận động các cháu nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp. Thế nhưng, vận động các cháu càng nhiều thì lớp đâu mà học. Lại phải cho các cháu học nhờ, học gửi ở những nơi không đạt yêu cầu, như nhà dân, nhà thông tin...".

Thực tế cho thấy ở ĐBSCL chưa có một tỉnh, thành nào có hệ thống trường mầm non đạt yêu cầu của phát triển giáo dục mầm non thậm chí còn rất nhiều xã chưa có trường mẫu giáo. Tại TP. Cần Thơ, có đến 13 xã, phường chưa có trường mẫu giáo. Tương tự, tỉnh Kiên Giang có đến 60/142 xã, phường thị trấn chưa có trường mầm non, mẫu giáo...

Không thầy... đố trò học ai?
Bên cạnh điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp, điều đáng lo là ở ĐBSCL hiện còn thiếu rất nhiều giáo viên mầm non. Mặc dù là thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL nhưng TP. Cần Thơ hiện còn thiếu khoảng 370 giáo viên. Tại tỉnh Sóc Trăng thiếu gần 300 giáo viên mầm non... Hầu hết các tỉnh, thành ĐBSCL đều thiếu vài trăm giáo viên nên khi số lượng cháu tăng nhanh, các trường phải hợp đồng người dạy. Do không có nguồn nên hầu hết giáo viên hợp đồng chưa qua chuyên môn nên chất lượng không cao. Điều này cũng dễ hiểu, bởi từ trước tới nay, thu nhập của giáo viên mầm non luôn thấp nhất trong các bậc học trong khi công sức lại đổ vào rất nhiều...

Có người ví, giáo dục đang được đầu tư theo qui trình ngược, nghĩa là đầu tư từ bậc học cao mà không quan tâm nhiều đến bậc học nền tảng khi trẻ bắt đầu phát triển. ĐBSCL cũng đang rơi vào tình trạng này, tuy nhiên càng bi đát hơn vì giáo dục ĐBSCL đang là vùng trũng trong giáo dục cả nước... Những đề án phát triển giáo dục mầm non đã được nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang soạn thảo hoặc đã thông qua nhưng chưa biết đến bao giờ triển khai thực hiện vì thiếu kinh phí. Chỉ biết rằng các cháu ở ĐBSCL đã và đang mỗi.

Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quận có nhiều trường mầm non tốt (25/1)
 Sẽ sớm cải thiện đời sống giáo viên (22/1)
 Hà Nội: Sẽ xóa bỏ nhiều trường mầm non không đạt yêu cầu (20/1)
 Không chỉ dạy trẻ rửa tay (18/1)
 Hoàn thành xóa các xã “trắng” về giáo dục mầm non (15/1)
 Đưa trẻ đến với trò chơi dân gian! (12/1)
 Trường “mầm non song ngữ”: Chỉ là… tự xưng! (11/1)
 "Thầy nuôi dạy trẻ” – tại sao không? (8/1)
 Thưởng Tết cho giáo viên: Ước ao… tháng lương 13 (6/1)
 Giáo dục mầm non: Vẫn chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị (6/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i