Tài liệu bồi dưỡng
   Hướng dẫn điều khiển hành vi của trẻ.
 

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KHIỂN HÀNH VI CỦA TRẺ

MỤC TIÊU CHUNG

Giúp trẻ phát triển sự tự chủ thông qua sự hướng dẫn tích cực

CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ

Sử dụng các biện pháp ngăn ngừa hành vi không phù hợp trong lớp học.

Sử dụng các biện pháp can thiệp tích cực để giúp trẻ kiềm chế các hành vi không phù hợp.

Sử dụng các thủ thuật củng cố tích cực giúp trẻ học cách cư xử phù hợp.

Những đứa trẻ có suy nghĩ tốt về bản thân  thường ít có xu hướng hành vi ứng xử quấy phá tiêu cưc.Tuy nhiên, thầy cô và lớp học không phải là những ảnh hưởng duy nhất lên cuộc sống của trẻ. Cách giao tiếp của trẻ với bố mẹ, anh chị em, bạn bè, hàng xóm, người lạ và với chính bản thân đứa trẻ, giúp ta xác định khả năng chúng sẽ cư xử thế nào trong lớp học. Một số trẻ vào lớp tươi cười với những cảm nghĩ tốt về giá trị bản thân, hành vi hợp tác phản ánh những cảm nghĩ này. Những cháu khác vào lớp với những ý nghĩ tiêu cực tích lũy từ 3-4 năm học được phản ánh qua cách cư xử quấy phá hoặc không phù hợp của chúng. Làm thế nào để giúp những cháu như thế học cách cư xử hợp lý đây?

Nếu giáo viên biết được hành vi ứng xử không phù hợp của trẻ xuất phát từ sự thiếu an toàn và hình ảnh tự kỷ tiêu cực, lúc đó giáo viên sẽ đi đến kết luận hình phạt, lối đối xử thô bạo, lời ra lệnh nghiêm khắc hoặc lời trách mắng của người lớn chẳng giải quyết được gì. Những phản ứng này của người lớn là không phù hợp và chỉ củng cố thêm một hình ảnh tiêu cực cho trẻ. Trong khi đưa ra hình phạt, giáo viên có thể dẹp được hành vi quậy phá một cách tạm thời nhưng đồng thời áp đặt sự kiềm chế chứ không hề giúp trẻ phát huy tính tự chủ. Hình phạt không giúp trẻ xây dựng khả năng tự chủ để giao tiếp trong cuộc sống.

Trẻ mẫu giáo đến trường là để phát huy các kỹ năng thao tác, vận động, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, các trò chơi sáng tạo, các khái niệm nhận dạng và để cải thiện hình ảnh tự kỉ. Học cách tự kiềm chế hành vi cư xử nên được xem là  mục tiêu học tập. Giáo viên nên đặt mục tiêu này lên đầu bảng liệt kê kĩ năng học tập cho một số trẻ và bám sát nó khi dạy bất cứ kĩ năng nào. Trẻ nhỏ cần sự hướng dẫn khách quan, chứ không phải cảm tính cho việc học cư xử hợp lý.

SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP


NGĂN NGỪA HÀNH VI KHÔNG PHÙ HỢP

Môi trường học tập

Trước hết, giáo viên cần phải dự liệu trước hành vi có vấn đề và thiết lập môi trường học tập sao cho nó không thể xảy ra. Trẻ có thể chạy lộn xộn khi phòng học có chỗ trống để chúng chạy. Trẻ có thể cãi vả nhau nếu không đủ đồ chơi hoặc đồ chơi không phù hợp mức độ phát triển của chúng. Mặt khác, trẻ sẽ thấy chán nếu trên kệ cứ luôn luôn có những quyển sách và đồ chơi cũ, không có sự thay đổi gì mới.

Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi quậy phá trong lớp học được liệt kê ở bảng dưới đây. Chúng có thể đuợc giải quyết bằng cách bày trí lại phòng học và cung cấp thêm đồ chơi.:

Các nguyên nhân dẫn đến hành vi quậy phá:

- Quá ít hành động và tư liệu

- Hoạt động và tư liệu không phù hợp với lứa tuổi

- Dư chỗ trống để chạy lòng vòng

- Các khu vực không phân cách rõ ràng

- Trang bị lớp không tập trung vào cá nhân và nhóm nhỏ

- Không có đồ chơi dự phòng

- Không thay đổi tư liệu, sách hoặc đồ chơi.

Tư liệu mới

Giáo viên cũng có thể  tạo ra đồ chơi mới cho cả lớp trong giờ sinh hoạt vòng tròn, sau đó cho chuyền tay nhau rồi cất lên kệ có dán nhãn để trẻ có thể nhận ra. Nếu giáo viên dự đoán trước được sự tranh giành đồ chơi mới, họ có thể dàn xếp cho các cháu luân phiên nhau chơi. Một biện pháp khác để ngăn chận cãi vả do giành đồ chơi là nên dự trữ ít nhất hai món cùng kiểu, cùng loại.

Nếu trong lớp của bạn thường xuyên xảy ra cãi vả giành đồ chơi, hãy tìm sách về chủ đề này để đọc cho cá nhân hay từng nhóm nhỏ nghe. Sau đó thảo luận  xem các cháu xử sự ra sao với tình huống trong sách. Ở Việt Nam, loại sách này có cả tiếng Việt và tiếng Anh, các bạn giáo viên có thể tìm đọc ở thư viện hoặc nhà sách.

Chuỗi sự việc có thứ tự

Một biện pháp tích cực nữa để giáo viên có thể ngăn ngừa hành vi quậy phá ở trẻ là duy trì chuỗi sự việc ổn định và có thứ tự hằng ngày. Kế hoạch hằng ngày nên duy trì trình tự ổn định để trẻ cảm thấy an tâm về việc gì sẽ đến và việc gì kế tiếp. Sinh hoạt ở gia đình các cháu có thể náo nhiệt, bề bộn nhưng sinh hoạt ở lớp học phải ổn định để có tác dụng quân bình cho trẻ. Hãy tạo một sơ đồ  sinh hoạt hằng ngày treo ngang tầm mắt trẻ. Hằng ngày xem sơ đồ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm về trình tự các việc phải làm hằng ngày.

Trình tự đó nên có tính cân bằng. Ví dụ, sau các trò chơi vận động nên là các hoạt động tĩnh lặng. Nên có thời gian yên tĩnh, nghỉ ngơi sau cuộc chơi vận động mạnh ngoài trời. Tuy nhiên, không nên ép trẻ nghỉ ngơi nếu chúng chưa thật sự cần vì chưa hoạt động hết sức.

Thời gian chờ tối thiểu

Đừng để trẻ chờ đợi. Giáo viên có thể dự đoán trước một số trẻ sẽ quậy phá nếu chúng phải xếp hàng chờ lâu để đi ra sân chơi hoặc ngồi ở bàn chờ ăn trưa quá lâu mà không có gì làm. Nếu có hành vi quậy phá nào xảy ra thì đó là do lỗi của giáo viên chứ không phải của trẻ. Hãy hoạch định thời gian để giảm tối thiểu điều này. Tuy nhiên, nếu có sự chờ đợi ngoài dự đoán, thì hãy chuẩn bị hoạt động tạm thời nào đó để giúp trẻ tập trung. Hãy đọc hoặc kể chuyện cho chúng nghe, chơi trò chơi múa ngón tay, ca hát, chơi trò đố em, hoặc trò chơi gọi tên.

Cho thời gian tối đa

Cho trẻ có nhiều thời gian là một “thủ thuật nghề nghiệp” mà một số giáo viên dày dặn kinh nghiệm phát hiện, có giá trị trong việc ngăn ngừa hành vi không phù hợp. Hãy cho chúng thời gian chọn lựa hành động, thời gian hòa nhập, thời gian nói chuyện với bạn bè, thời gian để hoàn tất việc đang làm và thời gian đẻ dọn dẹp. Chương trình của bạn nên thư thả, trẻ nhỏ làm vệc lâu hơn là chúng ta dự liệu. Chúng cần tời ian để tự mình hoàn tất công việc. Nếu chúng cảm thấy bị sức ép do giáo viên áp đặt, chúng có thể sẽ quậy phá.

Thời gian dọn dẹp thường là thời gian trẻ hay quậy phá. Nếu điều này xảy ra trong lớp của bạn, bạn có thể đoán trước và hạn chế điều đó. Một số giáo viên thông báo với lớp” Chúng ta có 5 phút để dọn dẹp”, lời hướng dẫn này không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Đa số trẻ mẫu giáo không có khái niệm tốt về khoảng thời gian 5 phút là bao lâu. Còn đối với một số cháu khác thì đó có thể là tín hiệu để chúng rời khu vực học tập và không giúp dọn dẹp.

Nên làm như thế này sẽ hiệu quả hơn: đi đến khu vực và bảo nhỏ các cháu:”Các con có thể ngưng chơi được rồi. Cô sẽ cùng các con dọn dẹp trong vài phút nữa”. Điều quan trọng là người lớn nên tham gia dọn dẹp. Với mớ đồ chơi vứt đầy khắp sàn nhà, một số cháu sẽ bối rối không biệt phải làm sao. Hãy lôi kéo chúng vào trò chơi “lượm-nhặt” như: “Nào chúng ta hãy lấy một khối lớn làm xe hủ lô để ủi tất cả các khối nhỏ lên kệ đi”. Khi chúng bắt đầu rồi, bạn có thể đi sang khu vực khác.

Trẻ tham gia xây dựng nội quy

Một biện pháp tích cực khác là lôi kéo trẻ tham gia vào xây dựng các nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư xử tốt hơn và ngoan ngoãn chấp hành nội quy hơn. Vào giờ họp mặt đông đủ, hãy nói với trẻ về quy tắc:”Chúng ta cần có quy tắc gì về đồ chơi và đồ dùng?” “Ai lấy đồ dùng ra nên dọn dẹp vào” và “Hãy sử dụng đồ dùng kĩ lưỡng!”… có thể là các quy tắc được rút ra. Hãy để trẻ giúp bạn đưa ra vài quy tắc đơn giản về đồ dùng và trang thiết bị. Bạn sẽ dùng các băng hình que dán các quy tắc này ở các khu vực thích hợp:

- Khu vực xếp khối: “Chỉ xếp cao vừa tầm với”

- Khu vực máy tính; ”Rửa tay trước khi gõ phím”, “Hai cháu cùng sử dụng một máy”,  “Đăng ký luân phiên”

Sau đó trẻ có thể tự điều tiết. Ngay cả trẻ chưa biết đọc cũng sẽ dễ dàng hiểu được các quy tắc này nếu được giáo viên hay các bạn khác đọc cho nghe. Trẻ có thể tự luân phiên trong các khu vực chơi đồ chơi và trò chơi ưa thích. Dưới đây là một số công cụ giúp trẻ tự điều tiết:

- Dây đeo/ thẻ khu vực học tập

- Thẻ tham gia khu vực/ đồ dùng “đắt khách”

- Vẽ tên lên mũ đi luân phiên

- Đăng ký luân phiên ở bảng đăng ký

- Dùng các loại đồng hồ để tính thời lượng

Tự bản thân các cháu có thể quyết định chọn công cụ nào để làm phương tiện tham gia các khu vực, sử dụng máy tính, luân phiên cưỡi xe 3 bánh hoặc mượn một quyển sách ưa thích

Đặt các giới hạn

Khi trẻ hiểu rõ các giới hạn cư xử trong lớp học, chúng sẽ dễ dàng chấp nhận hơn. Điều này có nghĩa là các quy định giới hạn đó phải đơn giản và với số lượng ít. Bạn cùng các đồng nghiệp nên thống nhất với nhau trước về các giới hạn nào sẽ được áp đặt một cách nhất quán và khách quan. Nhiều chương trình ưa chuộng sử dụng các giới hạn như sau:

Các giới hạn cư xử

Trẻ em không được phép:

- Tự làm đau/ gây tổn thương

- Gây tổn thương cho các bạn khác, hoặc làm hỏng đồ dùng

Đây không phải là các quy tắc để dán trong lớp học, nhưng là các giới hạn đã được mọi người nhất trí và sẽ có hiệu lực thực hiện. Thiếu các giới hạn đó, trẻ có thể sẽ thường xuyên dò xét xem bạn cho phép chúng đi bao xa. Chúng cần biết đuợc giáo viên sẽ không cho phép các hành vi quậy phá xảy ra. Chúng cần cảm thấy an toàn trong môi trường lớp học để đón thêm năng lượng cho các hành động bổ ích.

Các đồng nghiệp của bạn cũng cần ghi nhớ giới hạn này trong đầu vì họ cũng sẽ phụ trách việc thực hiện chúng. Các quy tắc khác về số lượng trẻ trong các khu vực hoạt động, luân phiên, và chia sẻ đồ dùng có thể được điều tiết chủ yếu bởi chính các cháu thông qua cách bày trí phòng học và các phương pháp luân phiên.

Không nên áp chế

Cuối cùng giáo viên không nên ép buộc trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm. Một số cháu không muốn tham gia vào các nhóm lớn vì chúng dễ bị bối rối. Một số khác không an tâm trong môi trường sinh hoạt nhóm. Đối với những cháu như thế, giáo viên nên mời chứ không nên ép buộc. Nếu giáo viên dự đoán trứơc các hành vi quậy phá mà các trẻ đó có thể làm khi không tham gia nhóm thì nên dành sẵn một hoạt động hay việc gì đó cho chúng làm. Hãy cho chúng lựa chọn” Nếu con không muốn tham gia, thì đây là quyển truyện cho con đọc nè. Sau khi đọc xong con sẽ tham gia nhé. Nếu không thì con cũng có thể xem các bạn làm gì mà”

Dưới đây là vài bước ngăn ngừa mà giáo viên và đồng sự có thể vận dụng để hạn chế bớt các hành vi không phù hợp của trẻ:

- Thiết kế lớp học và khu vực học tập rõ ràng.

- Có đủ đồ dùng và hoạt động phù hợp.

- Giới thiệu đồ chơi mới và bố trí luân phiên.

- Duy trì kế hoạch hằng ngày cân bằng.

- Giảm tối thiểu thời gian chờ đợi của trẻ.

- Cho trẻ có thời gian chờ đợi và tham gia say sưa vào các hoạt động.

- Lôi kéo trẻ tham gia xây dựng quy tắc và tự chọn công cụ tự điều tiết.

- Thiết lập vài giới hạn cư xử và thực thi xuyên suốt.


Nguồn: Sở GD&ĐT TPHCM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những lưu ý trong "Hoạt động khám phá - thử nghiệm" của trẻ Mầm non (6/2)
 Một số vấn đề giáo viên cần lưu ý khi tổ chức hoạt động LQVH - CV cho trẻ mẫu giáo. (6/2)
 Giáo án: Chuyên đề Hoạt động Lễ Hội ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM ) (25/1)
 Giáo dục song ngữ trong ngành học mầm non ở vùng dân tộc (4/1)
 GDMN thực hiện luật giáo dục sửa đổi và nghị quyết 05/2005/NQ-CP (4/1)
 Giáo án tham khảo: Hội nghị chuyên đề Làm quen văn học và chữ viết tại TPHCM ( Vụ GDMN tháng 11-2005) (6/12)
 Giáo án tham khảo: Chuyên đề Hoạt động khám phá thử nghiệm ( Phòng mầm non-Sở GD&ĐT TPHCM ) (6/12)
 Những thay đổi về ý nghĩa trong các khái niệm GDMN ở Thụy Điển (16/9)
 Bảo đảm sự chuyển tiếp khoa học giữa giáo dục mầm non với chương trình lớp 1 (16/9)
 Giới thiệu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và sách hướng dẫn (8/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i