Giáo dục mầm non
   Tham gia vào các môn thể thao đội nhóm
 

Trong khi bơi lội là một môn thể thao rất phổ biến thì các chuyên gia lại khuyến khích các bậc phụ huynh mang đến cho các môn thể thao đội nhóm một diện mạo mới vì nó sẽ dạy cho trẻ những bài học về cuộc sống lâu dài. Ba chuyên gia thể thao sẽ trả lời các câu hỏi liên quan đến các môn thể thao đội nhóm.

Ba chuyên gia về thể thao sẽ cùng nhau chia sẻ quan điểm của họ về việc tiếp cận các môn thể thao:

Ông A Saravana Pillai
Cựu giáo viên giáo dục thể chất hiện là người giữ kỉ lục quốc gia môn chạy 1500m (hạng A), và hiện tại đang theo đuổi một văn bằng sau đại học.

Cô Jean Sng
Là một giáo viên môn giáo dục thể chất và là cựu cầu thủ bóng rổ quốc gia.

Giáo sư Ian Haslam
Là giáo sư môn giáo dục học và giáo dục thể chất, Viện giáo dục quốc gia và là giám đốc điều hành kiêm hiệu trưởng trường đại học Fairleigh Dickinson - Vancouver.

1 Tại sao người ta nói độ tuổi 7-10 là thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu tham gia vào các môn thể thao đội nhóm?

Saravana: Đó là độ tuổi thích hợp để hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản đúng đắn (ở một số môn thể thao trẻ có thể bắt đầu sớm hơn). Ở độ tuổi này, trẻ sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng đúc kết các kĩ năng theo một phương cách tiên tiến. Để tôi ví dụ cho các bạn thấy nhé, chúng tôi có những học sinh ở độ tuổi từ 16 đến 18 rất đam mê và tận tuỵ trong việc đào tạo môn thể thao năng khiếu của các em. Tuy nhiên, do thiếu sự đào tạo các kĩ năng cơ bản ở giai đoạn đầu cho nên thử thách ngày càng chồng chất hơn để các em có thể sẵn sàng. Khi mới bắt đầu, trẻ sẽ có thể hiểu được những điều phức tạp luôn đồng hành với các môn thể thao đội nhóm. Đầu tiên, là phần liên quan đến sự hiểu biết (ví dụ, kiến thức về môn thể thao, áp dụng các chiến thuật đơn giản trong đội nhóm). Tiếp theo, đó là về khía cạnh vận động thần kinh (ví dụ như sự kết hợp vận động tay mắt và bóng- sự phát triển kĩ năng chuyên môn. Cuối cùng- ở nhóm tuổi này thì việc học cách chơi đồng đội bao giờ cũng hiệu quả hơn là cách chơi cá nhân. Vì những lí do nêu trên, việc thiết lập một nền tảng vững chắc từ đầu là rất tối quan trọng.

Jean: Vì ngày nay hầu hết các gia đình đều có một hoặc hai con nên việc thu hút chúng tham gia vào các môn thể thao đội nhóm sẽ là rất lý tưởng vì nó cho phép các cá nhân xây dựng và dung hoà các kĩ năng xã hội trong suốt quá trình tương tác giữa các đồng đội.

Giáo sư Ian: Có thể sẽ không là các môn thể thao thuần tuý mà chính là các môn thể thao được phát triển thích hợp (không phải là thể thao thực chất) có thể giúp các học sinh cân bằng mức thể trạng bằng cách hạ thấp lượng chất béo và giúp kiểm soát lượng calo hấp thụ. Nó cũng có thể cải thiện sự tự tin của các em, phát triển các mô hình vận động thần kinh cơ bản và cải thiện khả năng vận động thần kinh, tính linh hoạt, tốc độ, năng lượng, sự cân đối và phối hợp của các học sinh.

2 Con tôi sẽ tích luỹ được điều gì từ việc chơi các môn thể thao đội nhóm?

Saravana: Bên cạnh niềm vui khả dĩ mà trẻ có thể hưởng thụ thì việc chơi thể thao cũng giúp thúc đẩy;

a) Các kĩ năng của cuộc sống, khả năng nhận thức về bản thân
b) Chiến lược và sách lược (tư duy chiến lược và sách lược)
c) Quản lý (tính kích động xã hội, đội nhóm) tự quản lý và phát triển
d) Sự lanh lợi
e) Khả năng bao quát nghịch cảnh
f) Lòng vị tha
g) Tính cách của nhà lãnh đạo

Bên cạnh đó, các môn thể thao đội nhóm giúp thúc đẩy cuộc sống xã hội, cảm xúc và tinh thần. Với lối sống tĩnh tại và ích kỉ trong thời đại ngày nay thì các môn thể thao theo đội nhóm nhất định sẽ giúp trẻ thấm nhuần những thành phần hữu ích này. Thắng thua là một phần và là điều tất yếu của cuộc chơi. Nó sẽ giúp trẻ chấp nhận thất bại với một thái độ hoà nhã và chiến thắng với phong thái lịch sự. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ phát triển các kĩ năng trí tuệ để giải quyết và vượt qua thất bại, những kĩ năng mà chẳng bao giờ dẫn đến những hậu quả tai hại trái lại còn làm cho trẻ thêm phấn chấn và tự tin vào chiến thắng nhưng không bị cuốn vào đó vì chiến thắng không phải là tất cả.

Jean: Quan tâm đến những người khác, cạnh tranh lành mạnh giữa các đồng đội, hình thành nên quyết tâm thông qua qui trình làm việc tích cực và quản lý thời gian để sắp đặt giữa các yếu tố như là các cuộc nghiên cứu, những môn thể thao, gia đình/bạn bè và những yếu tố khác.

Giáo sư Ian: Việc chơi thể thao theo đội nhóm làm cải thiện các kĩ năng xã hội. Thông qua những môn thể thao như vậy, trẻ có thể học được cách đối phó khi chiến thắng cũng như khi thất bại. Nó cũng dạy cho trẻ cách tôn trọng đối thủ.

3 Làm sao tôi có thể biết là liệu con tôi đã sẵn sàng để tham gia vào một môn thể thao đội nhóm hay không?

Saravana: Bạn sẽ chẳng bao giờ biết cho đến khi con bạn tham gia. Dĩ nhiên là những sự xem xét nhất định phải được thực hiện, cụ thể là các nhóm tuổi, trình độ đào tạo, kì vọng của cha mẹ và sự quan tâm của trẻ

Jean: Thật khó để nói khi nào thì trẻ ‘sẵn sàng'. Thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động vui nhộn chắc chắn sẽ có lợi cho các em đặc biệt là ở độ tuổi nhỏ.

Giáo sư Ian
Bạn có thể tìm hiểu rõ ràng về sự chuẩn bị của trẻ khi chúng hỏi bạn là liệu chúng có thể chơi một môn thể thao đội nhóm hay không hoặc là chúng bàn về những điều mà chúng mong đợi, đặc biệt đó là môn thể thao mà tập hợp tất cả những người bạn tốt của chúng cùng chơi.

4 Liệu con tôi có bị lạc hậu nếu như nó không tham gia vào các hoạt động thể thao đội nhóm?

Savarana: Không nhất thiết phải bàn về điều đó. Chúng ta đã từng chứng kiến ‘rất nhiều người tài giỏi' khởi đầu sự nghiệp của họ rất muộn. Khi trẻ chơi các môn thể thao từ lúc nhỏ tuổi thì chắc chắn một điều rằng nó sẽ giúp trẻ đặt nền móng vững chắc về các kĩ năng, kiến thức, sự tự tin, các giá trị xã hội, khả năng quản lý (về thời gian, hoạt động và những sự khác biệt), tập trung và quan trọng hơn là tham gia vào môn thể thao đó.

Jean: Tôi sẽ trả lời là có đối với đại đa số những người nói rằng hầu hết trẻ em không dành thời gian để chơi thể thao. Và qua những căng thẳng xuất hiện ở mỗi kì thi, gần như là các em không tham gia vào các hoạt động thể chất như chạy bền, nhảy, chơi những môn thể thao liên quan đến quả bóng vv... Tất cả các yếu tố trên đều giúp trẻ hình thành các kĩ năng vận động và sự kết hợp chuyển động của tay và mắt.

Giáo sư Ian: Chắc chắn là không. Nếu một đứa trẻ có cái nhìn đúng đắn về các hoạt động thể chất hoặc thích chơi trong sân chơi hay thích chọn một môn thể thao nào đó thì chúng sẽ ổn thôi. Nếu chúng bày tỏ sự quan tâm thì thật là tuyệt nhưng cũng đừng ép trẻ chơi một môn thể thao nào đó trừ khi chúng thật sự thích chơi.

5 Tôi phải làm gì nếu con tôi chơi thể thao không được giỏi?

Savarana: Đây không phải là tình huống khẩn cấp. Đầu tiên, hãy là một chỗ dựa lý tưởng dành cho trẻ. Đừng xem trẻ như một vận động viên nhà nghề và hạ thấp tinh thần của trẻ. Nếu bạn đang dõi theo từng bước chân của trẻ thì bạn sẽ có thể hiểu được tại sao trẻ lại chơi không tốt. Trong trường hợp này, nói với huấn luyện viên để hiểu được tại sao con bạn lại đang chơi tệ đến vậy. Đây là một số câu hỏi mà bạn có thể hỏi chính mình:

a) Có phải quan điểm của bạn là chỉ nhìn về một phía?
b) Bạn có mong đợi con bạn sẽ đáp lại đúng mức kì vọng của bạn? Bằng cách làm như vậy có phải là bạn đang đối xử công bằng với trẻ?
c) Nếu trẻ thường chơi tệ thì có một vài lý do sau:
i. Có phải trẻ đang chơi bằng sự quan tâm của cha mẹ hay sự quan tâm của chính bản thân trẻ?
ii. Về mặt kĩ thuật có vẻ như không tốt, vì vậy cần phải huấn luyện thêm để có thể chơi tốt hơn
iii. Cần phải tiến hành theo một nhịp độ chậm
iv. Trẻ bị hạn chế ở mức độ cao hơn lúc mà nó chưa sẵn sàng để xử lý những đòi hỏi của môn thể thao. Điều này có thể liên quan đến việc trẻ chơi tồi vì mục tiêu không thể thực hiện được.
v. Trẻ không tự tin hoặc có mối ác cảm về việc phải xử lý những căng thẳng mà chúng gặp phải (ví dụ., áp lực thực chất, ngoại lai)
vi. Có lẽ không chơi đúng vị trí
vii. Cần trao đổi với huấn luyện viên để giải quyết tình huống này
viii. Trẻ có thể không có năng khiếu đối với môn thể thao này nhưng có thể chơi tốt ở một môn thể thao nào đó.

Jean: Khuyến khích và ủng hộ trẻ. Cùng nhau tập luyện với trẻ để bồi dưỡng các kĩ năng nếu cần thiết và cung cấp một sự dặn dò kĩ lưỡng để trẻ hiểu được mình đang chơi như thế nào và những gì có thể là nguyên nhân của vấn đề.

Giáo sư Ian: Tôi hỏi các con của tôi xem chúng có vui hay không. Rồi tôi lại hỏi chúng xem chúng có cảm thấy là mình đã cố gắng hết sức hay chưa và nếu như chúng đều trả lời 2 câu hỏi trên là có thì ổn rồi, nhiệm vụ đã hoàn thành!

6 Cha mẹ có thể hỗ trợ con mình như thế nào trong các môn thể thao đội nhóm?

Savarana: Về cơ bản, thắng thua là một phần của thể thao. Nó chỉ là một khía cạnh của thể thao. Xa hơn nữa đó là các giá trị, chính là tính kiên cường, khả năng chịu đựng bền bỉ về tinh thần, sự quyết tâm và lòng kiên nhẫn. Cũng không kém phần quan trọng, đó là vấn đề về sức khoẻ, tục ngữ có câu "một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện". Trong nhịp sống cạnh tranh và đầy căng thẳng như hiện tại thì việc chơi các môn thể thao sẽ giúp trẻ thư giãn. Khi trẻ cảm thấy khoẻ mạnh và minh mẫn thì chúng có thể đối phó với những căng thẳng một cách tốt hơn và có thể tập trung cho việc học một cách tốt hơn. Trong thế giới thực ảo của các trò chơi như hiện nay thì vẫn còn thiếu sự tương tác của xã hội và tính chất tích cực của việc tham gia.

Các môn thể thao đội nhóm sẽ vượt qua những thiếu sót này và giúp thúc đẩy sự tương tác bất kể những rào cản về kinh tế và xã hội.

Bên cạnh đó, nó còn mang đến cho trẻ cơ hội khám phá những năng khiếu đa dạng của chúng, cùng làm việc chung với nhau, và học được những kĩ năng của cuộc sống mà có thể thúc đẩy tăng trưởng về quan hệ xã hội và tình cảm. Cuối cùng, thể thao đội nhóm giúp trẻ khám phá ra sức mạnh của trái tim, khả năng chịu đựng của cơ thể và sự kiên nhẫn của tâm hồn.

Jean: Cha mẹ có thể tham gia vào các bài tập và những cuộc thi đấu để thể hiện sự hỗ trợ của mình. Thể hiện sự hiểu biết về môn thể thao và nói cùng một loại ‘biệt ngữ' như các giáo viên/huấn luyện viên đối với trẻ là một sự động viên rất tốt, cũng như là biết được tên của huấn luyện viên và đồng đội của con mình.

7 Con tôi chỉ vừa mới bắt đầu chơi thể thao. Hiện tại cháu muốn bỏ dở. Tôi có nên cho phép cháu nghỉ không?
Savarana: Nó phụ thuộc vào động lực bên trong và bên ngoài của trẻ liên quan đến việc tại sao trẻ lại chơi một môn thể thao cụ thể nào đó. Hi vọng là bọn trẻ sẽ không có ý định trốn chạy khỏi các vấn đề này hoặc muốn tìm một cách thoát thân dễ dàng (không sẵn sàng trải qua sự khắc nghiệt trong các buổi huấn luyện). Miễn là bạn có thể hiểu được tại sao con bạn muốn bỏ dở giữa chừng thì con bạn có thể xác định được những gì nó cần và nếu như bạn cảm thấy là đúng thì việc rút lui của trẻ sẽ không là vấn đề gì cả.

Jean: Hiểu được lí do tại sao mà con bạn đang muốn rút lui khỏi môn thể thao trong giai đoạn đầu. Nó có thể do việc tập luyện rất mệt và khắc nghiệt. Trẻ không nhận được đủ sự quan tâm của huấn luyện viên hoặc quá nhiều... hay là những người bạn thân nhất của chúng không chơi chung trong đội. Cho dù có là lí do gì đi chăng nữa thì cha mẹ cũng không nên cho phép trẻ có quyền bỏ dở một cách quá nhanh chóng và dễ dàng. Chúng ta nên dạy trẻ biết rằng chơi thể thao rất tốt hoặc phải vượt qua bất cứ trở ngại nào đang đến phía trước, có thể là trong nghiên cứu hoặc trong thể thao cần phải có một cam kết cụ thể và tính kiên nhẫn và khả năng hoạt động chăm chỉ để thấy được tiềm năng của con bạn. Chỉ cần bỏ ngang mà không đưa ra một lý do hợp lý thì có thể được xem như là một hành động yếu đuối

Giáo sư Ian: Hỏi trẻ xem tại sao chúng lại muốn bỏ dở. Nếu chúng không thích các môn thể thao theo đội nhóm thì có thể chọn các môn thể thao cá nhân. Nếu trẻ vẫn muốn một mực như thế, hãy cho chúng thời gian để suy nghĩ lại về quyết định của mình.

Theo EduGuide
Đình Quang mamnon.com

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy trẻ ở xã biên giới Dào San (16/3)
 Nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên (12/3)
 Một số điểm cần lưu ý tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. (10/3)
 Chuyện nhà trẻ ở Mỹ (8/3)
 Xây trường mầm non bằng vốn kích cầu - Cách làm cần được nhân rộng. (5/3)
 Tháng 3: Giới thiệu những bông hoa của ngành Mầm Non (4/3)
 Phương pháp dạy chữ khoa học cho trẻ vào lớp Một (3/3)
 Sau Tết: Đua nhau gửi con vào “lò” luyện chữ: Theo chân phụ huynh (2/3)
 Sinh khí mới cho giáo dục mầm non (25/2)
 14.660 tỷ đồng cho GD mầm non g/đ 2010-2015 (23/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i