Giáo dục mầm non
   Cô giáo duy nhất diện váy bầu trong hội nghị
 

Cô Nguyễn Thanh Tuyền, giáo viên Trường Mầm non A - thành phố Vĩnh Long - tỉnh Vĩnh Long là giáo viên duy nhất lên nhận bằng khen trong trang phục... váy bầu.

Cái thai đã được 5 tháng, nhưng cô Tuyền vẫn quyết tâm ra Hà Nội nhận giải để "giao lưu với nhiều đồng nghiệp, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong công việc đặc thù của mình.

Cô cũng là giáo viên trẻ nhất đọc tham luận về kinh nghiệm dạy trẻ khiếm thị hòa nhập trong lễ tuyên dương giáo viên dạy trẻ khuyết tật tổ chức cuối tuần qua.

Cô giáo Nguyễn Thanh Tuyền đang chăm sóc các em nhỏ.

Tốt nghiệp trường Trung cấp Mầm non tỉnh Vĩnh Long, cô giáo trẻ Nguyễn Thanh Tuyền không có một kiến thức và kinh nghiệm nào về chăm sóc trẻ khuyết tật. Những đứa trẻ mà cô từng chăm sóc, đứa nào cũng bụ bẫm, thông minh, trắng trẻo.

Cho đến khi hai bé Võ Hoàng Khang và Võ Hoàng Thịnh đều bị khiếm thị được gửi vào lớp, cô Tuyền cũng bước vào một "trận chiến" mới.

"Tôi tự nhủ với bản thân mình là đừng coi trọng vấn đề về mắt của hai cháu bé. Bé cũng có những nhu cầu, những ước muốn như những đứa trẻ khác, đó là tình thương, sự quan tâm, kiên nhẫn. Chỉ có điều, ánh sáng đã vĩnh viễn nằm ngoài ký ức của hai cháu", cô Tuyền thầm quyết tâm sẽ kéo ánh sáng vào tuổi thơ của hai em bé thiệt thòi này.

Bắt đầu từ việc đơn giản nhất là đi vệ sinh. Cô làm một cái xúc xắc để định hướng đường đi cho Khang và Thịnh bằng những tiếng trống lắc.

Nghe tiếng lắc ở đâu, hai bé lại sờ vào cửa lần tìm đường đi. Trong quá trình tập bé xúc cơm ăn, tự lau mặt, tự lấy nước uống, cô Tuyền ngồi phía sau tập đi tập lại cho các bé nhiều lần thói quen tiếp xúc đồ vật bằng xúc giác và vị giác.

Cầm cái muỗng, đôi đũa, chiếc bát, cô tỉ mẩn nói tên, dạy cho bé biết đó là màu gì, dùng để làm gì, cách sử dụng như thế nào cho trẻ quen dần và yêu cầu trẻ nói lại.

Thức ăn, sinh tố, trái cây... cũng được cô giới thiệu, cho trẻ ngửi qua trước khi ăn, cho trẻ phân biệt từng mùi vị.

Cách một tuần, cô giáo trẻ lại dẫn hai học sinh ra sân trường cảm nhận không khí, âm thanh, nhiệt độ của gió, của nắng, và cô tả lại cho các em khung cảnh xung quanh bằng một trí tưởng tượng thơ mộng và bay bổng.

Lắng nghe âm thanh của tiếng còi xe, tiếng động cơ xe, cô tả lại cho hai bé về hình dáng và từng loại xe.

Đồ chơi, vật dụng thiếu, có lúc cô Tuyền cắt nhựa hoặc bìa cứng, xốp dày thành những con vật gần gũi để trẻ tri giác con vật qua sờ và kèm theo tiếng kêu của chúng.

Với những nỗ lực tự mày mò, tìm tòi, khao khát học hỏi của mình, cô Tuyền đã giúp hai học sinh khiếm thị biết tự xúc cơm, mặc quần áo, nhận biết đồ dùng cá nhân, đồ dùng ăn uống, phân biệt được tiếng kêu của một số con vật, thuộc nhiều bài thơ, bài hát, giả tiếng kêu các con vật... và đã có một số bạn thân...

Với Khang và Thịnh, cô Tuyền giống như một người mẹ thứ hai. Với cô, các em không phải là những tạo vật khiếm khuyết, mà là những thiên thần hoàn hảo, đáng yêu nhất.

"Để việc hòa nhập của trẻ khuyết tật có hiệu quả, điều quan trọng nhất theo tôi là phải tạo một môi trường thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. Tôi thường hay gần gũi, truyện trò với Khang và Thịnh, ôm ấp, vỗ về tình cảm với hai em và giáo dục các trẻ em khác cũng có một tình thương như vậy..."

Chính tình yêu và lòng kiên nhẫn vô bờ bến của những "thiên thần" này đã giúp bao số phận kém may mắn mở được cánh cửa hạnh phúc cho cuộc đời mình!

Việt Nam hiện có khoảng 4 triệu người khuyết tật, trong đó có trên 1 triệu trẻ em.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết tật bỏ học. Cả nước hiện có 10 cơ sở đào tạo có khoa, tổ chức giáo dục đặc biệt, phần lớn các cơ sở này còn lúng túng trong định hướng phát triển. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng học tập đáp ứng nhu cầu đặc biệt giáo dục trẻ khuyết tật hầu như chưa có; các dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật ở các địa phương hầu như chưa phát triển, các dịch vụ tư vấn tâm lý, giáo dục, chăm sóc sức khỏe trẻ khuyết tật cho trẻ và người thân dừng lại ở mức tự phát và chưa duy trì thường xuyên.

(Theo Bộ GD-ĐT)

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Khâm phục
Ngày gửi: 3/26/2010 2:28:06 PM

Xã hội cần rất nhiều những người có tấm lòng như bạn. Cám ơn bạn rất nhiều!


guest
Tình yêu trẻ bao la
Ngày gửi: 3/26/2010 8:06:08 PM


Chúc mừng em, trẻ thiệt thòi chúng ta biết bù đắp thế nào cho hết chỉ có tấm lòng bao la là cho chúng niêm vui và quên đi sự mất mát mặc cảm để trở thành người sống có ích cho mình cho đời.



guest

Tự hào
Ngày gửi: 3/31/2010 3:09:39 PM

Thật đáng tự hào để làm một cô giáo mầm non gương mẫu


guest
Tình cảm cao quý
Ngày gửi: 10/7/2010 1:18:37 PM


Chúc Tuyền thành công thêm và làm thêm nhiều việc tốt cho xã hội, người thân của bạn.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tham gia vào các môn thể thao đội nhóm (17/3)
 Dạy trẻ ở xã biên giới Dào San (16/3)
 Nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên (12/3)
 Một số điểm cần lưu ý tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. (10/3)
 Chuyện nhà trẻ ở Mỹ (8/3)
 Xây trường mầm non bằng vốn kích cầu - Cách làm cần được nhân rộng. (5/3)
 Tháng 3: Giới thiệu những bông hoa của ngành Mầm Non (4/3)
 Phương pháp dạy chữ khoa học cho trẻ vào lớp Một (3/3)
 Sau Tết: Đua nhau gửi con vào “lò” luyện chữ: Theo chân phụ huynh (2/3)
 Sinh khí mới cho giáo dục mầm non (25/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i