Giáo dục mầm non
   Tìm giải pháp cho giáo dục mầm non VN
 

Hôm 25/3, Hội thảo "Phát triển chăm sóc và giáo dục Mầm non Việt Nam: Vấn đề và giải pháp" do Bộ GD&ĐT phối hợp với Ngân hàng thế giới phối hợp tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội. Đến dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng đại diện các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà quản lý GDMN, nhà khoa học, nhà giáo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: N.N

Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển GDMN. Nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của GDMN ngày càng được nâng cao, các địa phương quan tâm, chăm lo, ưu tiên đầu tư nguồn lực phát triển GDMN và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo báo cáo tại Hội thảo, năm học 2008-2009 cả nước đã có 12.336 trường mầm non; trong đó có 6.866 trường công lập và 5.500 trường ngoài công lập; tổng số trẻ đến trường, lớp là 3.628.114 cháu, tăng 201.534 trẻ so với năm học trước; cả nước đã có trên 130.000 phòng học, trong đó có 48.200 phòng học kiên cố (chiếm tỷ lệ 37%), 54.000 phòng bán kiên cố (42%). Năm học 2009-2010, Chương trình GDMN mới đã bắt đầu được triển khai ở những nơi có điều kiện trong cả nước. Đến nay, đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn trung cấp sư phạm mầm non trở lên, trong đó 28% trên chuẩn và khoảng 60% đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định.

GDMN đã đẩy mạnh việc triển khai đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý. Từ đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ không ngừng được cải thiện thể hiện ở tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non toàn quốc bình quân hàng năm giảm xuống 2,1%.

Tuy nhiên, GDMN hiện còn gặp nhiều khó khăn. Năm học 2008-2009, vẫn còn khoảng 15% số xã chỉ mới có 1-2 lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu học hoặc lớp mẫu giáo độc lập đặt ở trung tâm xã, vẫn còn nhiều thôn bản ở xa chưa có phòng học để mở lớp mẫu giáo. Vùng đồng bào dân tộc có 221.780 trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi, nhưng chỉ có 141.330 trẻ em ra lớp, chiếm 63%.

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn còn thấp. Tuy tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo khá cao, nhưng phần lớn được đào tạo chắp vá, qua nhiều hệ, nhiều loại hình đào tạo, nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo. Khó khăn về trường, lớp, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên đã tạo ra sự phân cực lớn về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn với thành thị và những nơi thuận lợi về kinh tế - xã hội.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: N.N

Theo Tiến sĩ Wendy K Jarvie (nguyên GĐ Vụ chăm sóc và giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em, Chính phủ Liên bang Úc), cho dù hệ thống giáo dục VN hiện tại có những ưu điểm cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa, thì chặng đường để đảm bảo tất cả trẻ em khi lên 6 tuổi đều được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cấp tiểu học và chất lượng giáo dục mầm non đạt chuẩn quốc tế vẫn còn rất dài.

TS. Wendy K Jarvie cho rằng, Việt Nam cần có một khung chính sách tổng thể cho sự phát triển của trẻ em; khung chính sách có hệ thống dành cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những trẻ ở vùng sâu vùng xa và trẻ từ các vùng dân tộc; tăng cường chú trọng nâng cao chất lượng và kết quả; nâng cao năng lực GDMN tại các Sở và Phòng GD & ĐT, và tại các Ủy ban Nhân dân; tăng cường công tác thu thập số liệu, giám sát, điều tra và đánh giá; Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tốt hơn; tăng cường số lượng giáo viên được đào tạo bài bản là người dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, nhất là tại các trường sư phạm cấp tỉnh; nần thêm nhiều giáo viên, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu vùng xa; hỗ trợ cha mẹ, tăng cường nhận thức về yêu cầu cho trẻ học GDMN...

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, từ nay đến 2015, GDMN Việt Nam tập trung thực hiện để đạt được các mục tiêu của Đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi với một nguồn lực huy động khá lớn. Ngoài ngân sách của Chính phủ, của địa phương và sự đóng góp của nhân dân, Việt Nam rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của các nhà tài trợ trong và ngoài nước.

Trong 2 ngày diễn ra Hội thảo, các đại biểu sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm về chăm sóc và phát triển GDMN; đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển GDMN Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, là cùng thảo luận, góp ý về định hướng thiết kế dự án Phát triển và GDMN cho trẻ em khó khăn ở Việt Nam từ nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (Dự án hỗ trợ đầu tiên cho GDMN Việt Nam).

Theo GD&TD

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Tìm giải pháp cho giáo dục mầm non
Ngày gửi: 3/25/2010 11:42:32 PM

Trong buổi họp đa phần toàn tướng lĩnh cấp cao, những người trong cuộc họp to thế, có bao giờ cuối người xuống trò chuyện cùng trẻ, hay gần gũi với giáo viên mầm non hoặc tham vấn phụ huynh, toàn ngồi đấy rồi bảo người ta làm, làm không được phải phê người ta sai, không sát hạch tường tận thực tế tìm ra cái sai để khắc phục và phát triển thì làm sao mà đúng như ý các ông các bà muốn ....


guest
Đến bao giờ GVMN mới được vào biên chế?
Ngày gửi: 5/8/2010 9:19:34 PM


Những người trực tiếp chăm sóc GD trẻ mới hiểu hết được sự vất vả của nghề. Nhưng biết kêu cùng ai về sự bất cập trong công tác gd trẻ MN. Cùng là GVMN với nhau, cách nhau một cây số mà GV này được biên chế, GV khác thì không, không những được nhận lương mà còn được nhận tiền thu hút cao hơn những GV ngoài biên chế. Tôi công tác trong ngành đã 7 năm. Nghe QH bàn nhiều đến vấn đề trẻ MN vậy mà 7 năm trời tôi vẫn chưa thấy có gì thay đổi. Mong là sẽ có những quan tâm chính đáng đến GVMN.



guest

Giúp đỡ hỗ trợ tiền lương cho gv MN dân lập
Ngày gửi: 12/13/2011 2:16:21 PM

MN trường Dân Lập làm việc từ 6g30 đến 17g vất vả lắm , làm việc hết mình , mong nhà nước hỗ trợ thêm lương cho cán bộ giáo viên MN với vì hàng năm trường dân lập phải chi trả tiền lương hàng trăm triệu đồng mà vẫn thấp hơn biên chế vì thu cao thì học sinh nghỉ học thu thấp thì không đủ trả lương, dân còn nghèo lắm ở nông thôn khổ quá các bác ơi


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cô giáo duy nhất diện váy bầu trong hội nghị (23/3)
 Tham gia vào các môn thể thao đội nhóm (17/3)
 Dạy trẻ ở xã biên giới Dào San (16/3)
 Nhà giáo được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên (12/3)
 Một số điểm cần lưu ý tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường mầm non. (10/3)
 Chuyện nhà trẻ ở Mỹ (8/3)
 Xây trường mầm non bằng vốn kích cầu - Cách làm cần được nhân rộng. (5/3)
 Tháng 3: Giới thiệu những bông hoa của ngành Mầm Non (4/3)
 Phương pháp dạy chữ khoa học cho trẻ vào lớp Một (3/3)
 Sau Tết: Đua nhau gửi con vào “lò” luyện chữ: Theo chân phụ huynh (2/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i