Giáo dục mầm non
   Khổ như dạy… trẻ hòa nhập
 

 

Xưa nay người ta chỉ nói "nghề dạy học là nghề gõ đầu trẻ" chứ có ai bảo đó là nghề "bị trẻ gõ đầu". Thế nhưng trên thực tế lại có những học sinh thản nhiên "gõ" vào đầu cô giáo. Vậy mà cô vẫn yêu thương, chăm sóc các em như con đẻ...

Cô Phan Thị Huyền và HS "đặc biệt" Lê Hoàng Duy

Những học sinh "đặc biệt"
Hơn 10 giờ sáng, tôi có mặt tại lớp Lá 3, Trường Mầm non Bến Thành, Q.1. Thấy tôi không mặc đồng phục như các cô trong lớp, một cậu bé lại gần rồi níu lấy tay tôi, hỏi: "Về à?". Tôi nhìn cậu bé và không hiểu tại sao một đứa trẻ 5 tuổi lại hỏi người lớn một câu cụt lủn như vậy. Cô Trần Thị Diệm Tiên kịp thời giải thích: "Đây là một trong ba HS "đặc biệt" của lớp, cả ba đều bị rối loạn ngôn ngữ. Em thì nói ngọng, em chỉ nói được câu đơn, có em cả ngày không nói một câu. Không chỉ rối loạn ngôn ngữ, các em còn bị rối loạn hành vi, vui buồn thất thường. Khi buồn, các em vứt hết đồ chơi, đánh bạn, thậm chí đánh cả cô giáo".

Nổi tiếng nhất Trường Mầm non Bến Thành là bé Lâm Mã Đan Duy (lớp Mầm 4) với biệt danh "siêu quậy". Khi mới nhập học, cả trường phải "choáng" về hành vi của bé. Mỗi buổi học, bé chỉ ngồi yên được 10 phút, sau đó thì quậy tưng bừng. Giật đồ chơi của bạn, chửi thề, bỏ đi lang thang từ lớp này qua lớp khác. Nếu cô giáo la, lập tức bé thẳng tay tát vào mặt cô. "Có lần bé tát cô giáo chảy cả máu miệng", cô Nguyễn Thị Minh Nghĩa - giáo viên lớp Mầm 4 cho biết.

Tiếp xúc với Đan Duy, dù chỉ mới 5 phút nhưng tôi cũng phải thừa nhận em đúng là "siêu quậy". Khi cô Nghĩa chỉ vào ghế, Đan Duy ngồi xuống nhưng tay chân cứ ngó ngoáy, đầu lắc lư, miệng liến thoắng. Hỏi tên cô giáo nào, bạn nào trong lớp Đan Duy cũng biết. Qua thăm dò tôi được biết bé bị rối loạn tăng động.

Trái ngược với Đan Duy, Lê Hoàng Duy (lớp Chồi 3) lại vô cùng chậm chạp. Tuy đã 4 tuổi nhưng khi cô giáo hỏi: "Con mấy tuổi", Hoàng Duy chỉ biết đáp lại: "Con mấy tuổi". "Hồi mới vào lớp, Hoàng Duy lúc nào cũng ngồi một "cục". Bạn bè hỏi, khều, thậm chí là lấy chân đá, em cũng không có bất kỳ phản ứng nào", cô Phan Thị Huyền kể lại. Còn với Đoàn Thịnh (5 tuổi - lớp Lá 3), với một bài thơ chỉ cần học 30 phút là thuộc, bé phải loay hoay cả tuần mới xong.

Nỗi nhọc nhằn của người "gõ đầu trẻ"
Cô Nguyễn Thị Hồng Minh - giáo viên lớp Lá 2 Trường Mầm non 4, Q.3 cho biết: "Trong lớp có 2 bé học hòa nhập là Nguyễn Ti Na và Nguyễn Hải Đăng. Cả 2 bị điếc dạng nhẹ phải đeo máy trợ thính. Trước khi vào đây, các bé đã học ở trường chuyên biệt. Dạy trẻ học hòa nhập cực lắm, công sức mình bỏ ra cho 1 HS này bằng 10 HS bình thường. Cả lớp 50 HS chỉ có 1 giáo án, nhưng 2 trẻ học hòa nhập phải dùng giáo án riêng. Và mỗi ngày giáo viên phải dành khoảng 30 phút để dạy riêng cho các em...".

"Để Hoàng Duy không "quăng cục lơ" với mọi người xung quanh, tôi phải dành nhiều thời gian chơi với bé. Sau khi Hoàng Duy chấp nhận chơi với cô, tôi lại khuyến khích các bạn trong lớp chơi với bé cũng như động viên bé hòa nhập với các bạn. Cũng trầy trật lắm Hoàng Duy mới hòa đồng cùng bạn bè. Tuy vậy, về ngôn ngữ bé vẫn còn rất chậm, chỉ nói được một vài từ", cô Huyền tâm sự.

Dạy trẻ hòa nhập sẽ trở nên khó khăn hơn khi phụ huynh của các bé không hợp tác. "Trong lớp có bé chậm phát triển ngôn ngữ và rối loạn hành vi - thường sử dụng "nắm đấm" với bạn bè, tôi góp ý và khuyên phụ huynh nên đưa bé đi khám thì bắt gặp phản ứng gay gắt. Thậm chí họ còn cho rằng, vì họ không quan tâm đến tôi nên tôi "đì" con họ", cô Diệm Tiên chia sẻ.

Không chỉ có vậy, giáo viên dạy hòa nhập còn phải chịu áp lực từ những phụ huynh có con bình thường. Nhiều ông bố, bà mẹ cấm con mình chơi với các bạn "đặc biệt" vì sợ... lây bệnh. "Nếu không được các bạn lành bệnh yêu thương và chơi đùa thì việc học hòa nhập của trẻ khuyết tật sẽ không đạt kết quả tốt", cô Diệm Tiên khẳng định.

Dạy trẻ học hòa nhập cực là vậy nhưng giáo viên lại không được hưởng thêm bất kỳ chế độ nào. Cô Nguyễn Thị Sinh - Hiệu phó Trường Mầm non Thành phố cho biết: "Chưa có chế độ, chính sách nào dành cho giáo viên dạy hòa nhập nên nhà trường chỉ còn cách giảm bớt áp lực công việc cho các cô. Theo đó, những lớp có trẻ học hòa nhập sẽ được hạn chế về sĩ số. Tuy vậy, mỗi lớp vẫn có trên dưới 50 cháu".

"Khi tiếp nhận trẻ học hòa nhập, nhà trường phải giao cho những giáo viên có tâm huyết với nghề. Dạy trẻ học hòa nhập cực gấp chục lần dạy trẻ bình thường nhưng chế độ cũng như nhau thì dần dần tâm huyết sẽ biến mất. Theo tôi, cần phải có chế độ phụ trội cho giáo viên dạy hòa nhập, hoặc được hưởng 70% phụ cấp đứng lớp như giáo viên chuyên biệt", cô Phùng Hoàng Oanh - Hiệu trưởng Trường Mầm non 4, Q.3 kiến nghị.

Theo Báo Giáo Dục

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


honey_080188

Đồng cảm với các cô!
Ngày gửi: 4/9/2010 10:24:15 PM

Đang là sinh viên năm cuối ngành GDMN và cũng đang học môn Giáo dục hoà nhập, tôi hiểu và phần nào đồng cảm với những nỗi khó khăn của các giáo viên khi dạy trẻ khuyết tật. Việc dạy này đòi hỏi ở các cô rất nhiều thời gian cùng với sự kiên trì, lòng yêu trẻ, sự vị tha... Tôi thật sự rất ngưỡng mộ các cô và hi vọng sẽ có nhiều hơn nữa những giáo viên tận tuỵ và hết lòng vì con trẻ như thế.


Graphic
Góp ý riêng
Ngày gửi: 4/10/2010 8:28:06 AM


Các bạn xem có thể thì theo GRAPHIC tấm hình minh họa trên hãy làm mờ khuôn mặt em bé đi. Hoặc để vậy phải có sự đồng ý của cha mẹ bé.
Có một vài nguyên tắc báo chí mà mình cần lưu ý.
Thân mến! Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ!
GRAPHIC




Graphic

Đã có lưu ý về chuyện này.
Ngày gửi: 4/10/2010 8:36:32 AM

Trong Điều lệ trường mầm non đã ghi rất cụ thể về việc này ở mục số học sinh trong lớp. Sĩ số của lớp mẫu giáo được giảm đi 5 cháu nếu như trong lớp có một trẻ khuyết tật.
Nhưng đó là quy định dành cho lớp có trẻ khuyết tật. Còn trẻ đặc biệt thì được... bỏ qua. Có nghĩa là cô giáo không có một sự khác biệt gì về chế độ thời gian,giảm tải sĩ số, hay tài chính hỗ trợ v.v...
Các cô giáo đúng là thật cực nhọc khi nhận một bé có vấn đề. Xin chia sẻ.



guest
Gửi tác giả: "Đã có lưu ý về chuyện này"
Ngày gửi: 4/13/2010 5:12:25 AM


Xin hỏi Graphic trong ý kiến của bạn có dùng 2 thuật ngữ "khuyết tật" và "đặc biệt". Vậy 2 thuật ngữ này có gì khác nhau? Mong bạn trả lời giúp!



Graphic

Trả lời
Ngày gửi: 4/13/2010 10:52:16 PM

Từ "khuyết tật" được sử dụng trong điều lệ theo ý GRAPHIC được hiểu như những khuyết tật dễ nhận thấy ví dụ: khiếm thị, khiếm thính, câm, dị dạng, thiểu năng... đó là những trẻ đặc biệt được quan tâm và được tính tương đương với 5 cháu trong sĩ số lớp.

Còn trẻ "đặc biệt" thì lại không hẳn chỉ là trẻ khuyết tật. Bé có thể bị tự kỉ, hay có thể là những trẻ có tính cách khác thường. Những bé tự kỉ nhất là thể tăng động khiến các cô giáo rất vất vả và gây ảnh hưởng đến các bé khác trong lớp.

Chưa có quy định bớt sĩ số học sinh cho lớp có trẻ "đặc biệt".



guest
Dạy trẻ "đặc biệt"- nỗi khổ của giáo viên
Ngày gửi: 5/20/2011 8:34:50 PM


Từ "khuyết tật" được hiểu như những khuyết tật dễ nhận thấy ví dụ: khiếm thị, khiếm thính, câm, dị dạng,...còn trẻ "đặc biệt" tính cách khác thường, thường chọc phá bạn trong giờ học, đánh chửi bạn, không tập trung nghe giảng, không chịu đọc, viết theo hướng dẫn của giáo viên,...những trẻ này, cha mẹ có thể cho tự đi và yên tâm có lạc cũng sẽ khó có người muốn giữ làm con nuôi. Phụ huynh không hợp tác vì cho là con không nhớ; giáo viên "được" giao toàn bộ trọng trách dạy...chữ, dạy người! Và thật chật vật vì trẻ ...dạng này. Hy vọng một ngày không xa sẽ có cơ sở y tế xác nhận đúng những trẻ dạng "hòa nhập" để giáo viên giảm gánh nặng chất lượng vì những bé như vậy không thể tiếp thu bài như bạn cùng lớp và lưu ban là khó tránh khỏi.



guest

Trẻ "khó khăn" - cô khổ, phụ huynh "thả nổi"
Ngày gửi: 10/31/2011 9:37:05 PM

Dạy học thì đòi hỏi phải đạt chất lượng - chất lượng cao nhưng có giáo viên nào "gặp" trong 1 lớp đến 4- 5 em dạng "khó khăn"? Những em này đến lớp chỉ để mà đến, không học, không biết tham gia vào hoạt động học dù đã đến lớp 2 tháng. Thậm chí có thể le lưỡi "nhát" cô giáo, những em học qua năm học thứ 2 đã 2 tháng vẫn chưa nhớ hết chữ cái. Ấy vậy mà trách nhiệm lại luôn thuộc về giáo viên! Sản phẩm giáo dục thì đòi hỏi phải hoàn hảo nhưng "nguyên liệu" "kém chất lượng", người giáo viên phải "nhào nặn", "vật lộn" thế nào?!


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trường Mầm non Sơn Ca 11 - Quận Phú Nhuận đón Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo 5 thành phố (7/4)
 Học với... nắp hộp sữa (5/4)
 Quản lý các nhóm trẻ gia đình: Đành... buông! (2/4)
 Bữa ăn tại trường: Không đơn giản chỉ là no bụng (1/4)
 Phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi: Ba câu hỏi lớn (31/3)
 Trẻ hộ nghèo sẽ được hỗ trợ bữa ăn trưa (30/3)
 Tìm giải pháp cho giáo dục mầm non VN (25/3)
 Cô giáo duy nhất diện váy bầu trong hội nghị (23/3)
 Tham gia vào các môn thể thao đội nhóm (17/3)
 Dạy trẻ ở xã biên giới Dào San (16/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i