Giáo dục mầm non
   Hà Nội tuyển dụng giáo viên năm 2010: Cách nào chọn được người tài?
 

Theo kế hoạch, việc tuyển dụng viên chức, giáo viên (GV), nhân viên (NV) các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 sẽ diễn ra vào tháng 7 tới để kịp thời bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu ở các trường trước ngày khai giảng năm học mới 2010-2011. Tuy nhiên, việc quyết định phương thức tuyển dụng là thi hay xét tuyển để bảo đảm "thực chất trong đánh giá" và tuyển đúng những người tâm huyết, giỏi chuyên môn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ vẫn đang là bài toán không dễ với các cấp quản lý.

Giờ học của cô và trò Trường Mầm non Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Ảnh: Nguyệt Ánh

Phân cấp cho cơ sở
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có khoảng 75.000 cán bộ, GV các cấp học. Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD-ĐT, đội ngũ này cơ bản đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, song đây đó vẫn còn tình trạng cơ cấu GV chưa đồng bộ. Vì thế, việc tuyển dụng, xây dựng, củng cố đội ngũ GV sao cho không chỉ đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng mà còn đúng về cơ cấu luôn là một trong những nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của ngành GD-ĐT.

Mặc dù chịu nhiều áp lực, song với việc được phân cấp, được giao quyền tự chủ, hầu hết các vị lãnh đạo hội đồng tuyển dụng đều đồng tình ủng hộ bởi với cách thức này, người tuyển dụng được tiếp cận với người lao động để có thể tuyển được đúng người phù hợp với công việc. Với trách nhiệm của người đứng đầu một đơn vị, chịu trách nhiệm về chất lượng GD-ĐT của cả đơn vị, việc "tuyển bừa" hoặc lợi dụng quyền hạn để nảy sinh tiêu cực là điều khó thể thực hiện. Với cơ chế ấy, ít ai dám, ít ai có thể và cũng ít ai muốn làm ngơ để tuyển những người không có thực lực. Cũng bởi thế, năm 2009, mặc dù có tới hơn 14.000 người đăng ký dự thi, song các đơn vị cũng chỉ tuyển được 4.428 người, trong khi chỉ tiêu tuyển dụng là 5.049 người.

Chọn lối nào?
Theo dự thảo kế hoạch tổ chức tuyển dụng năm 2010, Hà Nội sẽ tuyển thêm 2.060 người, gồm 1.145 GV và 915 NV thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn thư kiêm thủ quỹ, kế toán, y tế... Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức tuyển dụng từ thi tuyển sang xét tuyển đang khiến không ít người băn khoăn. Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân thì ưu điểm lớn nhất của phương thức xét tuyển là tiết kiệm được chi phí nếu số lượng dự thi ít. Song trên thực tế, số lượng người dự tuyển thường không đồng đều giữa các chuyên ngành và giữa các trường ở các địa bàn khác nhau, có nơi rất đông, có nơi số lượng dự thi còn ít hơn cả chỉ tiêu tuyển dụng. Cũng theo bà Thủy, việc lấy kết quả trung bình toàn khóa nhân với hai để làm căn cứ xét tuyển là chưa công bằng cho những người có trình độ ĐH, bởi hiện nay, càng học lên bậc học cao thì việc cho điểm càng khắt khe hơn.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Thế Đại, Phó phòng GD-ĐT quận Ba Đình cho rằng, mấy năm qua, số lượng sinh viên khu vực ngoại thành đổ xô về các quận nội thành thi khá đông, những vùng khó khăn mặc dù nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng lại rất ít người dự thi. Để hạn chế tình trạng thiếu GV ở vùng khó, ông đề nghị việc đăng ký dự thi phải được chia theo cụm, theo khu vực. Về phương thức xét tuyển, theo ông, có sinh viên học rất giỏi, nhưng không có phương pháp, kỹ năng sư phạm, dạy không giỏi. Nếu chỉ căn cứ trên hồ sơ thì không thể chính xác bởi kết quả thực tập ở các trường có tới 70-80% là động viên, khích lệ sinh viên, không phải là kết quả học tập thực chất.

Còn lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên đề xuất mong muốn được tổ chức thi tuyển vì ở huyện có nhiều GV đã gắn bó với ngành 14-15 năm, có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và có phương pháp sư phạm, nếu xét tuyển thì họ khó còn cơ hội cống hiến với ngành. Thực tế tuyển dụng những năm qua cho thấy, nếu chỉ thông qua hồ sơ để xét tuyển thì sẽ rất khó tuyển được đúng người, có những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi nhưng lại nói ngọng, thậm chí còn viết sai chính tả.

Lại có không ít ý kiến cho rằng không nên áp dụng cứng nhắc một phương thức tuyển dụng nào cho tất cả các khu vực trên địa bàn toàn TP. Việc tổ chức thi tuyển nên triển khai ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi, còn ở vùng còn khó khăn nên áp dụng phương thức xét tuyển. Tuy vậy, quyết định cuối cùng vẫn là ở các cấp quản lý.

Theo HNM

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Một tin đáng mừng
Ngày gửi: 6/29/2010 5:12:58 PM

Tôi là GVMN ngoài biên chế, nghe nói sắp tới có xét tuyển viên chức chúng tôi đều rất mừng nhưng cũng không khỏi lo âu. Liệu thi tuyển thì GV lâu năm có nhiều tâm huyết và cống hiến với nghề liệu có thi tốt bằng GV trẻ? Nếu xét tuyển lại thiên về năm công tác thì thực tế có những người dạy rất lâu xong chất lượng thế nào? Vì vậy chúng tôi mong các cấp lãnh đạo hãy xem xét để chúng tôi không bị thiệt thòi. Theo cá nhân tôi thì nên căn cứ vào nhiều kết quả thi đua và đánh giá lớp chủ nhiệm của GV hàng năm. Đặc biệt ưu tiên các lớp 5 tuổi vì thực tế các trường đều chọn GV có năng lực để chọn dạy các lớp này.


guest
Ý kiến về tuyển dụng giáo viên ở Hà Nội
Ngày gửi: 6/30/2010 1:36:08 PM


Thực ra hình thức thi tuyển hay xét tuyển thì đều được cả miễn sao là chọn được người tài và tâm huyết với nghề thôi. Và điều quan trọng là phải loại bỏ được vấn đề tiêu cực trong thi tuyển, bởi lâu nay người ta đã có câu nói cửa miệng rằng bằng khá bằng giỏi không bằng bằng quen bằng tiền. Xem ra câu nói ấy cũng không hoàn toàn sai đâu. Khi mà tôi được biết sở giáo dục đào tạo cho phép các trường phổ thông tự đưa ra chỉ tiêu, rồi họ lại tự chấm những phần thi của thí sinh. Điều này ai bảo không phải là kẽ hở để cho các vị hiệu trưởng ăn đút lót chứ. Người ta còn nói với nhau rằng xin được vào công chức của ngành giáo dục ở Hà Nội phải mất 70 triệu mà. Cho nên theo tôi Sở giáo dục cần phải giám sát chặt chẽ kì thi tuyển dụng công chức này nhằm tránh tiêu cực. Có như thế mấy chọn ra người tài và đảm bảo sự công bằng.



guest

Ý kiến về viẹc tuyển dụng giáo viên ở Hà Nội
Ngày gửi: 7/7/2010 4:14:48 PM

Việc tuyển giáo viên ở Hà Nội không cần hộ khẩu thủ đô đã tạo điều kiện rất nhiều cho những giáo viên ngoại tỉnh có nhu cầu muốn ở lại làm việc, gắn bó với Hà Nội. Tôi là một sinh viên mới ra trường, rất mong muốn tìm một chỗ dạy phù hợp tại Hà Nội. vì vậy tôi mong muon Sở GD $ ĐT hướng dẫn cụ thể về cách thức thi tuyển, đặc biệt là địa chỉ nhận hồ sơ dự tuyển.


guest
Cạnh tranh.
Ngày gửi: 7/11/2010 9:25:28 AM


Tôi thấy ý kiến đó rất đúng vì bây giờ cứ tiền đi bên cạnh là được, tôi đang theo học lớp Mầm Non, tôi không biết nhà tôi nghèo thì có được nhận đây không nữa, tuyển việc làm thế là không công bằng.



guest

Tuyển dụng viên chức ngành Giáo Dục ở Hà Nội
Ngày gửi: 7/13/2010 11:50:25 AM

Tôi thấy Thông tin tuyển giáo viên, nhân viên trong các trường từ mần non đến THCS được rất nhiều người quan tâm. Theo kế hoạch đặt ra là cuối tháng 7 là hoàn tất, nhưng tôi thấy nhiều Tỉnh ngoài thành Hà Nội vẫn chưa thấy có thông báo gì cụ thể về hình thức xét tuyển hay thi tuyển, thời gian bán hồ sơ và tổ chức thi hoặc xét tuyển. Vậy sở GD&ĐT đã văn bản hướng dẫn nào cụ thể chưa? Và liệu việc tuyển giáo viên, nhân viên trong các nhà trường có được tiến hành theo đúng kế hoạch không?


guest
Ý kiến về việc tuyển dụng giáo viên ở Hà Nội
Ngày gửi: 7/13/2010 2:32:35 PM


Cứ chính sách kiểu này thì nghành giáo dục sẽ không thu hút được người tài. Vất vả 4 năm học đại học xong, ra trường thì thất nghiệp. Tôi nghĩ rồi đến ngày sẽ không có ai học sư phạm nữa đâu.Cho các ông hiệu trưởng tự lấy người thì càng tiêu cực, các ông hiệu trưởng lại có cơ hội ăn tiền. Để đỗ công chức ở Hà Nội thì phải mất khoảng 100 triệu. Tôi nghĩ nên để các Sở GD $ ĐT ra đề thi và tuyển như trước. Hơn nữa tại sao vẫn cứ cho những người học tại chức thi tuyển, học tại chức thì họ có biết gì đâu, làm sao họ có thể dạy học sinh được.



guest

Ý kiến việc tuyển giáo viên ở Hà Nội
Ngày gửi: 7/15/2010 1:32:39 PM

Tôi cũng là giáo viên mới ra trường và đã thi công chức một lần. Tôi thấy xét tuyển cũng tốt nhưng phải đề cập tới việc ưu tiên nhũng giáo viên đã có kinh nghiệm lâu năm, ví dụ như cộng điểm theo số năm công tác và số điểm được cộng tùy từng loại con em chính sách. Còn nếu cứ thi theo kiểu nhất thân nhì quen như các năm vừa rồi thì cũng không ổn. Và một viêc nưa đó là ưu tiên theo bằng cấp, chỉ ai có bằng cấp cao hơn và là chính qui thì mới được hưởng ưu tiên.


guest
Có công bằng khi cộng điểm ưu tiên xét tuyển
Ngày gửi: 7/18/2010 3:08:19 PM


Tôi thấy hiện nay nếu áp dụng mứa cộng 30 điểm cho các đối tượng chính sách vào xét tuyển thì ngay cả những người bằng khá, giỏi cũng không lại được với những người chỉ có bằng trung bình. Như vậy chất lượng GV được tuyển sẽ như thế nào? Thiết nghĩ, nhà nước cần có hình thức cộng điểm ưu tiên làm sao để tuyển được người tài. Chứ cộng điểm như vậy thì có lẽ người có bằng giỏi cũng không có cơ hội.



guest

Tuyển giáo viên bao giờ thì bán hồ sơ
Ngày gửi: 7/20/2010 12:47:17 PM

Em thấy Sở có quyết định là cuối tháng 7 là xong hồ sơ cho các thí sinh. Vậy mà đã gần hết tháng 7 rồi em vẫn chưa thấy bán hồ sơ (em ở Quốc Oai - Hà Nội). Em muốn biết bao giờ thì Sở sẽ bán hồ sơ ạ?


guest
Xét tuyển - thi tuyển cũng cần tránh tình trạng 'bình mới rượu cũ"
Ngày gửi: 7/20/2010 3:51:28 PM


Tôi là giáo viên toán ra trưòng đã 3 năm, trải qua hai kì thi công chức, tôi thấy chưa có năm nào đảm bảo tuyển giáo viên đựoc công bằng. nếu được hỏi không ai trong nghề là không biết nếu không có tiền hoặc quen biết thì cơ hội vào nghành gần như bằng 0%. Đặc biệt là ở các môn chính như toán, văn, ngoại ngữ thì sự cạnh tranh về tiền va quyền càng khốc liệt. Việc chạy tiền vào công chức ngay càng diễn ra công khai, ai ai cũng biết... Kính mong các nhà lãnh đạo có nhũng quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo sự công bằng cho anh em giáo viên chúng tôi. Tránh tình trạng "bình cũ ruọư mới"! Xin chân thành cảm ơn!



guest

chuẩn bị hồ sơ thi (xét tuyển) thôi!
Ngày gửi: 7/21/2010 8:31:12 PM

Ờ Ờ. Lại sắp có nhiều chuyện vui đây. Có ông Hiệu trưởng mua ô tô sau đợt thi tuyển năm 2009 đấy. Nói vậy thì hơi quá, nhưng quả thực phân cấp cho các trường kể cả có cách giám sát tốt đến đâu chăng nữa thì cũng không ổn. Vấn đề là văn hóa, tâm của người cầm trịch. Hơ hơ tự dưng có người dúi cho cả đống tiền bằng cả 3 năm tiền lương của hiệu trưởng,mà "đời" hiệu trưởng chỉ được 5 năm. Tội gì??!!!. Thế đấy.
Tôi ra trường 10 năm, hạng khá của SpHN, bằng thạc sỹ, 30 điểm cộng ưu tiên vậy mà 2 lần thi vẫn rớt như thường. Khổ lắm, cái tội "độ" không tới giá và "ngoan cố" không chịu độ, mặc dù đã được gợi ý?! Tuyển một người thầy giá hay một... thằng thầy giáo?????????????
Hai lần tôi thi đều có hai chú tại chức và từ xa đậu.



guest
Cần tạo điều kiện cho sinh viên mới ra trường
Ngày gửi: 7/25/2010 9:12:05 PM


Tôi tốt nghiệp khoa ngữ văn trường ĐHSP HN loại giỏi mà sao cầm hồ sơ đi xin việc khó quá. Đi đâu cũng đòi hỏi kinh nghiêm. Thử hỏi vừa ra trường như chúng tôi thì làm sao có kinh nghiệm ngay được. Cố gắng học tập bao nhiêu mà ra trường thật gian nan vất vả. Con nhà nông dân, tôi làm gì có tiền để "chạy" việc đây?! Xin các Bộ GD - ĐT có những chính sách ưu ái cho sinh viên mới ra trường như chúng tôi, nhất là ngành sư phạm, không tôi cũng lo ngại cho chất lượng giáo dục của nước nhà. Những người có tâm huyết với nghề, nhưng nghèo biết làm sao? Đúng là sợ như vậy, chẳng mấy người thi vào SP nữa. Tốt nghiệp bằng giỏi mà nộp hồ sơ bị lắc đầu. Tôi hiện vẫn lao đao vì tìm việc! Xin có chính sách ưu ái cho những sinh viên nghèo, tâm huyết với nghề như chúng tôi!



guest

Thi - xét tuyển công chức ngành giáo dục HÀ Nội
Ngày gửi: 7/26/2010 3:51:55 PM

Có lẽ nên quay trở lại việc xét tuyển như ngày xưa thì hay hơn,khi đó có thể đánh giá được sự thể hiện của giáo viên trên trang giấy,nếu xét hay thi như mấy năm vừa rồi thì vẫn tuyển "nhầm" giáo viên. Đang phát động "nhà trường thân thiện, Học sinh tích cực" mà thầy đứng nhầm chỗ thì làm sao thực hiện tốt được phong trào. Hơn nữa, thi tập trung mới thấy được lòng yêu nghề của các thầy cô, sự vinh quang nào chẳng qua chông gai!!!!!!!!!


guest
Chế độ cộng điểm ưu tiên như thế có công bằng?
Ngày gửi: 7/28/2010 11:06:05 PM


Ở phần ưu tiên có viết: Đi tình nguyện 2 năm mới được cộng điểm, như vậy có bất công quá đ6ói với những sinh viên đi tình nguyện một năm không? Sao công cộng một điểm? Bên cạnh đó là những đoàn viên đoạt danh hiệu đoàn viên ưu tú, làm cán sự lớp. Chăcn3 lẽ những cống hiến đó là vô nghĩa, tất cả đều phải đổ tâm huyết vào đó chứ? Để là người GV, tôi nghĩ những kỹ năng đó là cần thiết và được ưu tiên.



guest

Nội vất vả của việc thi công chức
Ngày gửi: 7/29/2010 2:03:04 PM

Sở GD - ĐT nên lấy kết quả thi tuyển của năm 2009 - 2010 để làm c8n cứ xét tuyển GV, lấy từ cao xuống thấp để đủ chỉ tiêu mà đỡ tốn chi phí kết quả lại cao vì những người chạy tiền thì đỗ rồi, còn người thi thật thì điểm chỉ ngấp nghé thôi, bằng không thì như ngày xưa, cho tập sự 2 năm rồi vào biên chế chứ không năm nào cũng gầy người vì tuyển GV.


guest
thực sự ngành giáo dục Việt Nam rất đáng lo.
Ngày gửi: 7/29/2010 11:09:18 PM


Đối với tôi một sinh viên vừa tốt nghiệp cũng có những trăn trở như những giáo viên trên đây. Tuyển công chức không đến lượt những con nhà nông dân, không có CƠ ! Hay xin dạy hợp đồng thì lương có khoảng hơn 7trăm ngàn một tháng.



guest

Thi Công chức chỉ dành cho những người có tiền, có quen biết ??
Ngày gửi: 7/30/2010 10:54:33 AM

Tôi là sv, ra trường được 1 năm rồi, và " may mắn " xin được vào trường học gần nhà. Nói " may mắn " là vì có người giới thiệu. Gọi là có người giới thiệu thôi, nhưng tôi cung mất tiền_ 1 số tiền không nhỏ so với người thu nhập của người nông dân. Bản thân tôi trải qua kì thi tuyển giáo viên năm 2009, người hướng dẫn tôi soạn giáo và thực hành là một người thực sự rất gỏi về chuyên môn. Chi ấy đã nói với tôi rằng 1 cán bộ trong ngành đã nói với chị ấy rằng :" em thực sự rất giỏi. Nếu có sự công bằng và nghiêm túc trong khi thi, em là người đỗ đầu tiên. Nhưng em biết đấy, thời thế mà. Nếu em đồng ý, chị sẽ giúp em ".Hơ hơ!!! Như vậy thì những người không có điều kiện nhưng tâm huyết, chắc sẽ chăng bao giờ có cơ hội.


guest
Tuyển GV hay tuyển những người có tiền???
Ngày gửi: 7/30/2010 11:06:32 AM


Tôi cũng là 1 giáo viên ngoài biên chế. ở trường tôi công tác, cũng có 1 chị chưa có biên chế như tôi mà mới chỉ là hợp đồng Quận. chị ấy dạy rất giỏi, được cử đi thi GV dạy giỏi cấp Quận, và lọt vào vòng thi GV dạy giỏi cấp thành phố. Vậy mà 3 năm thi tuyển để có được biên chế, chị ấy toàn trượt, thậm chí là điểm rất thấp. Thật buồn cười, chị ấy còn không được đi thi GV giỏi cấp thành phố, chỉ vì chị ấy chưa có biên chế.!!!???. Thử hỏi như vậy, thì làm sao mà ngành giáo dục tuyển được người thật sự có tâm huyết, thật sự giỏi đây????



guest

Tại sao không cho thi mà xét tuyển?
Ngày gửi: 8/4/2010 9:36:29 PM

Tôi được biết mầm non cũng xét tuyển nhân viên y tế, thật lo ngại khi mà trình độ chuyên môn mỗi trường cho điểm học sinh khác nhau, liệu có đánh giá đúng ai khá ai giỏi, ai được lợi ai bị thiệt?


nguoicungkho
Cứ thi có khi lại hay!!!
Ngày gửi: 8/8/2010 2:23:56 PM


Xét tuyển nghe tưởng hay nhưng thực tế vùa qua cho thấy nó không phát huy được điểm mạnh. Vẫn có nhiều tiêu cực xảy ra mặc dù không ai có thể có những bằng chứng cụ thể, mọi chuyện có thể chỉ là nghe đồn.



nguoicungkho

Sẽ có lúc ....
Ngày gửi: 8/8/2010 2:38:05 PM

Tại sao mọi người bình luận trước tôi cũng như sau tôi đều chưa có tên tuổi cụ thể? Địa chỉ cụ thể? Email cụ thể? Chính xác? Họ muốn nói những bức xúc, những điều mắt thấy, tai nghe, họ vẫn còn e ngại chính tâm lý đó là tâm lý của người Việt "tránh voi chẳng xấu mật nào" chính tâm lý này là hòn đá cản trở nó cũng tồn tại trong tâm lý của các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo của chúng ta bây giờ. Tôi tin sẽ có lúc ....chúng ta phải suy nghĩ lại.


guest
Thi tuyển viên chức giáo viên, nỗi khổ không của riêng ai.
Ngày gửi: 8/10/2010 10:16:58 PM


Em cũng là một GVMN đã công tác 10 năm trong nghề, cũng phấn đấu các danh hiệu thi đua trong ngành GD, mặc dù học tại chức nhưng trình độ chuyên môn rất vừng vàng. Nếu như bằng tại chức mà không được tham gia thi tuyển thì có quá thiệt thòi không? Phải chăng các nhà quản lý nên có cách quản lý trong thi cử, đảm bảo công bằng, khách quan và những người học tại chức như chúng em cũng có quyền bình đẳng như học các ngành chính quy khác.



guest

Nỗi khổ của thi và xét tuyển công chức.
Ngày gửi: 8/11/2010 9:45:45 PM

Tôi cũng là một GV tại một trường công lập tự chủ, bản thân tôi cũng vất vả học 4 năm trời mới có tấm bằng cao đẳng tại chức, tôi đã đi dạy rất nhiều năm và cũng có những cống hiến trong ngành GD. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy mình thật bất hạnh khi bằng tại chứ không được cho tham gia thi cũng như xét tuyển tôi thấy nó quá bất công vì bằng cấp có đánh giá được hết năng lực của một người hay không? Hãy để cho chúng tôi có quyền được thi, được xét tuyển như bằng chính quy khác. Hoặc nhà nước nên nghiêm túc trong thi cử để chọn được những người có năng lực thực sự và nhiệt tình trong công việc chứ không phải phụ thuộc vào bằng cấp.


guest
Tại chức không phải không có năng lực
Ngày gửi: 8/14/2010 10:48:08 PM


Tôi là một GVMN công lập tự chủ, cũng có cùng quan điểm với bạn, tại sao bằng tại chứ lại không được tham gia thi và xét tuyển, nếu như vậy thì mở lớp tại chức để làm gì? Ngày xưa chúng tôi đi làm, tiền công được đổi bằng thóc thì việc học để có được tấm bằng tại chức là tốt lắm rồi. Bây giờ nếu các cấp lãnh đạo bảo chỉ có bằng chính quy mới được xét thì bất công cho chúng tôi quá.



guest

Tại sao lại có sự phân biệt giữa bằng ĐH tại chức với bằng ĐH chính quy
Ngày gửi: 8/23/2010 4:55:39 PM

Tôi cũng la một GVMNT Tôi công tác được 7 năm trong nghề. Hiện nay tôi cũng đã tốt nghiệp Đại học từ xa. Nghe nói tuyển giáo viên công chức chỉ ưu tiên cho những người có bằng chính quy thôi thì thật không công bằng một chút nào. Tại sao lại có sự phân biệt giữa bằng chính quy với bằng tại chức? Tuy là bằng tại chức nhưng chưa chắc chúng tôi đã thua họ nhất là về kinh nghiệm cũng như năng lực công tác. Vấn đề này kính mong Sở GD&ĐT xem xét và giải quyết một cách công bằng để cho chúng tôi những người có bằng ĐH tại chức không bị thiệt thòi.


guest
Chất lượng thi tuyển vào các trường đại học sư phạm có sự chênh lệch khá lớn, nên chăng cũng nên quan tâm đến vấn đề này?
Ngày gửi: 9/12/2010 8:35:55 PM


Chị tôi tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cái thời chị thi lấy 22đ, trong khi y Hà Nội năm đó lấy 23,5đ. Vậy mà ra trường khi xét tuyển, bằng khá của chị (7,5) không bằng giỏi (8,0) của đại học Tây Bắc, nghĩ mà buồn...



guest

Không nên phân biệt bằng cấp
Ngày gửi: 2/25/2012 7:41:49 PM

Tôi cũng là một gv mới ra trường tuy tôi có bằng chính quy nhưng khi ra ngoài đi làm tôi thấy nhiều chị có bằng tại chức nhưng khả năng còn giỏi hơn những người chính quy , mỗi người một hoàn cảnh, có thể người ta ko có điều kiện học chính quy nên mới phải học tại chức, họ vẫn muốn cống hiến cho nghành nghề mình theo vậy tại sao phòng sao dục lại phân biệt như vậy? ?????????????


guest
Bất cập
Ngày gửi: 4/26/2012 8:04:01 PM


Tôi cũng là một giáo viên công tác trong trường mâm non được 10 năm nhưng qua xét tuyển tôi thấy rất bất cập thời chúng tôi đi học tuy là tại chức nhưng học rất vất vả, học thật thi thật và điểm thật nhưng khi xét lại ưu tiên bằng chính qui, trong khi đó thời buổi này cấp bằng chính qui nhưng học hình thức liên kết đóng tiền nuôi thầy cô nên được bằng giỏi, bằng khá là tối thiểu vậy thì những người như chúng tôi có tâm huyết với nghề theo nghề biết bao năm, cố gắng nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn trong cuộc sống để bám trụ lấy nghề hy vọng sau này các cấp các nghành nhìn nhận thấy nhưng nếu bây giờ cứ xét kiểu này thì có lẽ chúng tôi có cống hiến 20 năm nữa chúng tôi cũng không thể vào biên chế được


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phổ cập giáo dục mầm non (23/6)
 Phổ cập giáo dục mầm non tại TP.HCM: Phải dành trường công cho trẻ 5 tuổi (21/6)
 “Sốt” chỗ học mầm non (18/6)
 Bài học tiết kiệm ở Trường 19-5 (16/6)
 TP.HCM: Xiết chặt quy chế Trường mầm non (14/6)
 Các trường mầm non ngoại thành: Nghèo nàn thiết bị, đồ chơi (11/6)
 Khởi động Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi (10/6)
 Trẻ nghỉ hè, cha mẹ điêu đứng (9/6)
 Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 : Thiếu trường, thiếu lớp, thiếu thầy cô (7/6)
 Xã hội hóa các trường mầm non quân đội: Vì tương lai của con trẻ (4/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i