Giáo dục mầm non
   New Zealand chia sẻ kinh nghiệm giáo dục mầm non
 

Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Ngày 12/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giáo dục mầm non New Zealand, cơ sở để giúp các nhà hoạch định chính sách cho giáo dục mầm non Việt Nam xây dựng chương trình, nội dung phù hợp.

New Zealand là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và thường xuyên lọt vào top các nước có nền giáo dục tốt nhất thế giới. Chương trình giảng dạy của New Zealand "Te Whãriki" được đánh giá là tài liệu giáo dục mầm non hàng đầu thế giới và vẫn được coi là giáo trình có giá trị quốc tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia giáo dục của New Zealand đã cùng chia sẻ về những kết quả tốt mà giáo dục mầm non New Zealand đạt được trong những năm qua, quan niệm về kết quả và chất lượng giáo viên mầm non, các biện pháp cơ cấu và điều hành để đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non...

Ông Richard Wallay, Giám đốc cao cấp về Chính sách mầm non (Bộ Giáo dục New Zealand) cho biết chương trình giáo dục mầm non của New Zealand được xây dựng trên nguyên tắc thúc đẩy học sinh học tập và phát triển toàn diện, giáo dục mầm non gắn kết tích cực với việc tăng tính chuẩn bị cho việc học lớp 1, giảm tình trạng học lại và giảm nguy cơ phải học lớp đặc biệt.

Mục tiêu lớn của giáo dục mầm non New Zealand là giúp trẻ tự tin vào bản thân, khỏe mạnh về thể chất và tâm hồn, có khả năng giao tiếp và tôn trọng tri thức. Trẻ mầm non ở New Zealand có những kỹ năng học như được tự tìm điều mình quan tâm; biết chuyên tâm vào công việc của mình; biết đối mặt với khó khăn và tìm cách giải quyết ở mức độ nhất định; trẻ cần học cách thể hiện ý tưởng và chịu trách nhiệm với ý tưởng của mình...

Các chuyên gia New Zealand cũng chia sẻ phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng trong chăm sóc trẻ bậc mầm non. Chăm sóc trẻ ở nhà giúp trẻ tích cực hơn, việc giao tiếp nhiều với bố mẹ cũng khiến trẻ tự tin hơn và học hỏi được nhiều từ ngữ mới.

Việt Nam có thế mạnh khi gia đình Việt Nam luôn sống quây quần, đông thành viên nên trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự trao đổi với phụ huynh để tham gia giáo dục một cách đúng đắn với trẻ, hỗ trợ thêm cho việc giáo dục trẻ ở nhà trường.

Giống như Việt Nam với nhiều dân tộc anh em, New Zealand có một bộ phận người dân tộc như người Maori, người Pasifka... sử dụng ngôn ngữ riêng thay vì tiếng Anh. Để tăng cơ hội tiếp cận cộng đồng cho họ, giáo dục mầm non của New Zealand đã chú ý xây dựng các chương trình giáo dục riêng, có những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của từng cộng đồng người./.

Theo TTXVN

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hà Nội: Thêm 30 trường đạt chuẩn quốc gia (12/10)
 Bậc học mầm non: Thừa học sinh - thiếu giáo viên (11/10)
 Phổ cập giáo dục mầm non: Chặng đường dài không dễ (8/10)
 Nên linh hoạt trong việc thực hiện “Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi” (6/10)
 Học viện Lục Quân: Xây dựng Trường Mầm non 7 tháng 7 (5/10)
 Thiếu nhi Hà Nội hào hứng với trò chơi dân gian (4/10)
 Nhóc tì dạy ngược người lớn (1/10)
 Khắc phục tình trạng thiếu chỗ học cho GDMN Hà Nội: Những mục tiêu, nhiều kỳ vọng (30/9)
 Xây trường tiền tỷ để... bỏ hoang!? (29/9)
 Hà Nội: Mầm non vẫn thiếu lớp (28/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i