Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Phân biệt trẻ hiếu động và trẻ bị tăng động giảm chú ý
 

Trẻ hiếu động thì các hành động nghịch ngợm sẽ không liên tục và thường có chủ tâm, còn các bé bị tăng động giảm chú ý thường không điều chỉnh được hành vi và điều này ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống.
Một học sinh "cá biệt" trong lớp - không chú ý nghe giảng, hay nói chuyện riêng và làm phiền mọi người xung quanh là do bị hội chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ đơn thuần là nghịch ngợm? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh, và các chuyên gia cho rằng, nếu bố mẹ nghĩ con mình bị tăng động thì có thể họ đúng.

Nếu một đứa trẻ đi học về là la hét và chạy quanh nhà thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu các giáo viên của con bạn luôn phàn nàn rằng bé không tập trung trong lớp học và dường như không có bạn bè thì có lẽ bạn cần đưa con đi khám.

Andrea Bilbow, Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ và cung cấp thông tin về Hội chứng tăng động giảm chú ý của Anh - nơi giúp các gia đình có con bị hội chứng này - cho biết, trẻ tăng động giảm chú ý không phải là trẻ ngỗ nghịch.

"Đó là vấn đề ở trong não, có nghĩa là một đứa trẻ không thể điều chỉnh hành vi hoặc cảm xúc của chúng, chúng không rút được kinh nghiệm sau những sai lầm của mình, không thể lập kế hoạch hay tổ chức việc gì và gặp khó khăn về bộ nhớ ngắn hạn", bà nhấn mạnh.

Theo bà "chỉ có những người không hiểu rõ điều này mới dán nhãn 'ngỗ nghịch' cho những em bé đó".



Chị Andrea Antunes, ở Norfolk, lần đầu tiên cảm thấy con trai "có vấn đề" khi cậu bé 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, mãi tới 6 tuổi cậu bé mới được chẩn đoán bệnh và được dùng thuốc. Hiện tại, con trai chị Andrea Antunes đã 8 tuổi và học tập tốt ở trường. Ảnh: Bbc.co.uk.

Giáo sư Tim Kendall - người giám sát việc biên soạn các hướng dẫn về điều trị Hội chứng tăng động giảm chú ý cho Viện quốc gia về y tế và lâm sàng Excellence, cho biết, khi bố mẹ hay các giáo viên ở trường cảm thấy có khó khăn trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ thì đó là lúc cần cho các em đi khám để đánh giá.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi về cách chẩn đoán hội chứng tăng động giảm chú ý và cả nguyên nhân gây ra nó.

Theo BBC, các nghiên cứu mới nhất cho thấy bệnh này có liên quan đến di truyền. Ngòai ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng trẻ cũng có thể mắc bệnh này do những vấn đề về môi trường sống.

Peter Hill, một chuyên gia về tăng động giảm chú ý tại Bệnh viện Great Ormond, Anh, cho rằng, có cả nguyên nhân do di truyền và môi trường sống, và các yếu tố môi trường là chủ yếu.

Giáo sư Kendall cũng đồng ý với điều này và cho rằng sẽ là sai lầm nếu chỉ để ý vào yếu tố di truyền học.

Ông cảnh báo: "Điều này sẽ an ủi một số người khi họ nghĩ rằng 'Ồ, đó không phải là lỗi của tôi, con tôi sinh ra đã như thế rồi', nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo những đứa trẻ này được điều trị thực sự tốt. Nếu mọi người nghĩ nó chỉ là một vấn đề sinh học họ sẽ chỉ tìm các giải pháp sinh học - đó là dùng thuốc".

Theo ông, đầu tiên, cần cố gắng giúp trẻ kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình và cùng các giáo viên giúp đỡ các cháu trong việc học tập ở trường, và chỉ trong các trường hợp nặng mới nên dùng các loại thuốc.

Theo vnexpress.net

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chuẩn đóan của Kiki D Chang về ADHD (18/8)
 Rối loạn tăng động giảm chú ý (18/8)
 Tiêu chuẩn đánh giá (10/8)
 Chế độ ăn kiêng cho trẻ Tăng động giảm chú ý (9/6)
 Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những biểu hiện nổi bật (14/5)
 Trẻ em mắc triệu chứng ADHD khi trưởng thành dễ mắc các bệnh về tâm lý hơn (15/3)
 Vấn đề của trẻ rối loạn tăng động và cách điều trị? (9/3)
 Chứng rối loạn hành vi đập phá ở trẻ (25/8)
 Thế nào là ADHD? (18/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i