Tâm lý
   Giải đáp khéo thắc mắc của bé
 

Bước vào tuổi học nói, bé sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khó khiến cha mẹ bí từ hoặc đỏ mặt. Đặc biệt khi hai mẹ con bạn đang ở chỗ đông người.

Bé luôn miệng "nhưng tại sao?" (nhất là với bé lên 3) thì đó là một phần tự nhiên và cần thiết trong sự phát triển của bé. "Nguyên tắc vàng cho cha mẹ khi giải đáp cho con là phải trung thực" - Miriam Stoppard (Tác giả cuốn sách Làm thế nào trả lời câu hỏi của bé) cho biết.

"Nếu bạn lắp bắp hoặc tránh các câu hỏi của bé, bé sẽ không tiếp tục đặt thêm câu hỏi cho bạn trong những lần sau nữa" - Tiến sĩ chia sẻ.

Hãy đưa ra đáp án đơn giản và bé sẽ hài lòng với điều đó. Bạn có thể hỏi: "Con nghĩ thế đúng không?". Nếu bé nói: "Có" thì bạn có thể tạm yên tâm. Nhưng nếu bé khó hiểu hoặc vẫn không hài lòng, bạn có thể tiếp tục: "Con có thể hỏi mẹ bất cứ điều gì nữa"...

Dưới đây là một số thắc mắc của bé làm đau đầu cha mẹ:

‘Con được sinh ra từ đâu?'
Đây là câu hỏi phổ biến nhất khi bé muốn tìm hiểu về các sự kiện trong cuộc sống. Và thường phát sinh khi bé nói với con bạn, cả nhà đang chờ đợi một em bé. Với câu hỏi này, bạn chỉ cần trả lời bé: "Con được sinh ra từ bụng mẹ. Con ở trong bụng mẹ từ lúc còn bé xíu và khi nào đủ thời gian, con sẽ được ra bên ngoài" - Tiến sĩ Miriam tiết lộ.

‘Con sẽ chết phải không?'
"Một bé dưới 5 tuổi không thực sự hiểu khái niệm về thời gian" - Sue Atkin (Tác giả cuốn sách Nuôi dạy bé) cho biết. Vì vậy, không phức tạp hóa câu trả lời của bạn, một đáp án đơn giản là tất cả đối với bé: "Ai cũng có lúc phải chết nhưng còn lâu nữa mới đến ngày đó".

‘Tại sao bạn ấy chỉ có một cánh tay?'
Cơ hội để bạn dạy bé rằng, có nhiều người khuyết tật trong cuộc sống. "Một lần nữa, đáp án đơn giản là tốt nhất" - Angela Ferguson (chuyên gia trẻ em) cho biết. Chỉ cần nói: "Mẹ cũng không biết tại sao nhưng có thể bạn ấy sinh ra đã thế rồi".

‘Sao bác ấy béo thế?'
Điều quan trọng cần nhớ vẫn là giải thích đơn giản, không dài dòng, phức tạp. Câu trả lời: "Mỗi người có hình dạng và kích thước khác nhau mà con" được chấp nhận.

‘Sao mẹ đóng ‘bỉm'?'
Băng vệ sinh có thể hấp dẫn bé bởi bao bì màu mè nhưng đây chưa phải lúc bạn đi sâu vào chi tiết. "Khi nào con lớn, con cũng phải đóng ‘bỉm' như mẹ" là giải đáp được bé nhanh chóng chấp nhận và chuyển sang chủ đề hoặc cuộc trò chuyện tiếp theo.

‘Sao bố không sống cùng mẹ con mình?'
Cố gắng bảo vệ con khỏi cuộc hôn nhân tan vỡ là điều cha mẹ cần lưu ý. Vì thế, bạn đừng kể xấu người bạn đời, dù chồng bạn có thế nào đi nữa thì anh ấy vẫn là bố của con bạn. Thay vào đó, thử nói: "Mẹ và bố không sống cùng nhau nữa, vì thế nên bố đã chuyển tới chỗ khác. Mẹ rất buồn nhưng bố mẹ vẫn luôn yêu con. Bố sẽ đến chơi với con thường xuyên".

Theo Mẹ và bé

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Làm cha mẹ: không phải dễ đâu! (22/11)
 Đua nhau đi kiểm tra IQ cho con (22/11)
 Dạy con không quên nguồn cội (19/11)
 Thứ bậc trong gia đình và tính cách của con – Phần cuối (19/11)
 Không khoan nhượng với sự bừa bộn? (19/11)
 Đồ chơi khiến con trở nên... bạo lực (19/11)
 Tách khỏi mẹ và phát triển độc lập (18/11)
 Lo cho con (18/11)
 Cha mẹ cũng cần học cách chơi cùng con (18/11)
 Dạy con theo trình tự mới (17/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i