Xã hội
   Tương lai ngành học hiếm
 

Kinh tế, Tài chính - Ngân hàng, Kỹ thuật, Y - Dược, Ngoại ngữ... được đánh giá là những ngành học "hot" nhất hiện nay. Xu hướng chọn ngành nghề học đã phản ánh nhu cầu nghề nghiệp, nhân lực trong sự phát triển chung của xã hội. Tuy nhiên, thực tế này vẫn bị ảnh hưởng bởi trào lưu mà chưa có một dự báo nhu cầu nghề nghiệp mang tính định hướng.

Theo nhận định của các chuyên gia tuyển sinh, chính bởi việc chạy theo trào lưu, bị ảnh hưởng bởi những ngành học có "mác" sang trọng dẫn đến việc "đầu vào" - "đầu ra" nhiều khiến tỉ lệ cung ứng bị bão hòa, dư thừa. Trong khi đó một số ngành học truyền thống, ngành hiếm hoặc có "tên xấu" có "đầu vào" thấp, thí sinh dự thi ít lại có cơ hội "đầu ra" rất cao. Sinh viên tốt nghiệp những ngành này ít khi thất nghiệp do cơ hội việc làm nhiều, dễ xin việc.

Dự báo trong nhiều năm tới, nhiều ngành học chưa được nhìn nhận một cách đúng đắn về giá trị trong tương lai sẽ tuyển dụng rất nhiều nhân lực. Có thể điểm tên như: Công nghệ dệt may; Công nghệ sợi; Công nghệ da giày; Điều khiển tàu biển; Khai thác máy tàu thủy; Cơ khí ôtô; Vật liệu xây dựng; Quản lý đất đai; Địa chính; Môi trường; Đo đạc và trắc địa bản đồ; Hệ thống thông tin địa lý; Cấp thoát nước; Địa chất; Hải dương học - Khí tượng - Thủy văn; Giáo dục mầm non; Quản lý giáo dục; Tâm lý giáo dục; Công nghệ sinh học; Nhân học; Văn hóa học, Hán Nôm... Đầu tiên phải đề cập đến ngành Giáo dục mầm non - một ngành học mang tính xã hội hóa rất cao vì nhu cầu thiết thực từ nhu cầu lớn của xã hội.

Theo số liệu thống kê trên địa bàn Hà Nội nói riêng và các tỉnh thành trên cả nước nói chung cho thấy việc thiếu trầm trọng giáo viên mầm non, dẫn đến nhiều trẻ ở độ tuổi mầm non phải học ở các trường ngoài công lập. Giải quyết thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phổ cập Giáo dục mầm non, trong đó hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển, đặc biệt là chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non lẫn các cơ sở giáo dục mầm non. Đặc biệt, ngành Giáo dục có chuyên ngành Quản lý giáo dục và Tâm lý giáo dục - 2 chuyên ngành sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về Quản lý - Kinh tế học - Marketing - Nghiên cứu - Tư vấn giáo dục... Điểm đáng chú ý là điểm chuẩn vào ngành Giáo dục mầm non tại các trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội II lẫn các trường cao đẳng hiện nay không hề cao, tính cạnh tranh thấp.

Trước thông tin ngành Thủy sản sẽ tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động nghề cá với mức thu nhập cao gấp nhiều lần từ nay đến năm 2020 là một điểm đáng lưu ý đối với sự lựa chọn của thí sinh. Định hướng phát triển ngành Thủy sản sẽ tập trung vào chiến lược khai thác - bảo vệ - nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ thủy sản, cơ khí đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá. Với môn thi nằm ở khối A và B, điểm trúng tuyển thấp, các ngành Chế biến - Nuôi trồng - Bệnh học - Kinh tế - Quản lý Thủy sản... sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn cho các thí sinh trong tương lai gần. Hiện nay trên cả nước có hàng chục cơ sở ĐH, CĐ, TC đào tạo các ngành, chuyên ngành về Tài nguyên, Môi trường, Địa chính, Địa chất, Bản đồ, Khí tượng - Thủy văn... nhưng thí sinh đăng ký dự thi, theo học ngày một ít dần mặc dù điểm trúng tuyển không cao hơn điểm sàn.

Trong khi không thể phủ nhận nhu cầu lao động các ngành này rất cao, sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay đúng chuyên môn đào tạo chiếm tỉ lệ phần trăm gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, trước thông tin Bộ Tài Nguyên - Môi trường công bố tổng nhu cầu nhân lực trong 5 năm tới (giai đoạn 2011-2015) sẽ lên tới con số hàng chục nghìn lao động sẽ là điểm nhấn cho sự lựa chọn tối ưu của thí sinh. Theo khảo sát của những kỳ thi trước đây, với tỉ lệ thấp 1 "chọi" 1 nhưng ngành Kỹ thuật - Khoa học vật liệu, Vật liệu và Kết cấu xây dựng... có rất ít thí sinh đăng ký thi trong khi "đầu ra" cho ngành học phong phú với mức lương hấp dẫn. Dự kiến đến năm 2020 ngành Vật liệu sẽ cần tới hàng nghìn lao động để đáp ứng kịp thời với xu hướng đô thị hóa hiện nay trên cả nước.

Xu hướng nhiều thí sinh chọn ngành đăng ký dự thi theo cảm tính và qua tên ngành học mà không hề hiểu về chương trình đào tạo, biết về nhu cầu của xã hội đã tạo nên việc lệch cán cân ngành. Trước dự báo trong những năm tới, nhiều ngành học truyền thống, ngành hiếm hoặc ngành học có "tên xấu" sẽ tuyển dụng rất nhiều nhân lực sẽ là thông tin hữu ích cho sự lựa chọn của thí sinh, định hướng của gia đình. Bởi thực tế sinh viên tốt nghiệp các ngành này tỉ lệ xin việc làm cao sẽ đem lại lợi ích cho cá nhân và xã hội.

Theo ANTĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ ăn đủ chất ít mắc bệnh hô hấp (14/3)
 Hải Phòng chuyển đổi 159 trường mầm non bán công sang trường công lập tự chủ một phần về tài chính (14/3)
 Long An giảm học phí cho gia đình có 1 hoặc 2 con đăng ký thôi đẻ (11/3)
 Trung Quốc: 9/10 giáo viên mầm non không đạt chuẩn (11/3)
 Lo ngại bình sữa chứa BPA (11/3)
 Trẻ dưới 3 tuổi dễ nhiễm khuẩn hô hấp (11/3)
 Giá cả đã “ứng vào” bữa ăn của trẻ mầm non (10/3)
 Đừng tạo áp lực cho con trẻ (10/3)
 Đắk Lắk: Thu hồi tiền hỗ trợ giáo viên (10/3)
 Năm 2012 sẽ có cán bộ bảo vệ trẻ em cấp cơ sở (10/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i