Giáo dục mầm non
   Hà Nội tìm giải pháp đảm bảo chỗ học cho trẻ mầm non
 

 

Ngoài các giải pháp trước mắt, Hà Nội sẽ triển khai những giải pháp cơ bản, lâu dài như xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn, đảm bảo có đủ trường theo quy định cho các khu dân cư.

Nhiều trường mầm non tại Hà Nội hiện trong tình trạng bị quá tải. - Ảnh minh họa: Chinhphu.vn/Quang Hiếu

 

Tình trạng thiếu trường mầm non tại một số khu vực của Hà Nội là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm chất vấn trong kỳ họp thứ 2 của HĐND TP.


Hà Nội hiện có 837 trường mầm non ở 29 quận huyện, thị xã, 557 xã phường, thị trấn. Trong đó, có 683 trường mầm non công lập, chiếm 81,6%.


Tuy nhiên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc thừa nhận hiện số lượng các trường mầm non công lập chưa đáp ứng đủ yêu cầu tại nhiều khu vực.


Theo quy định, mỗi xã phường, thị trấn, khu đô thị (có từ 8.000-10.000 dân) phải có ít nhất 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS công lập. Tuy nhiên, dân số tại nhiều khu vực đã tăng nhanh trong thời gian qua, khiến cơ sở hạ tầng, trong đó có các trường mầm non, trở nên quá tải.


Đơn cử, phường Thành Công (quận Ba Đình) có 27.000 dân nhưng trên địa bàn chỉ có 2 trường mầm non công lập. Số trẻ em bình quân của mỗi lớp tại nhiều nơi quá cao, như tại quận Ba Đình là trên 50 cháu mỗi lớp.


Hà Nội hiện có 21 khu đô thị có dân cư ở và 4 phường mới thành lập còn chưa đủ trường học. 6 phường thuộc khu vực nội thành chưa có trường mầm non công lập.


Một nguyên nhân khác theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc là sự chênh lệch quá cao về chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất và mức học phí giữa trường công lập và ngoài công lập, dẫn đến việc hầu hết phụ huynh học sinh muốn chọn cho con học trường công lập.


Cụ thể, mức thu học phí của các trường mầm non công lập lứa tuổi mẫu giáo 50.000 đồng/1 cháu/tháng; nhà trẻ 70.000 đồng/1 cháu/tháng. Trong khi đó, có những trường tư thục thu tới trung bình 1,2 triệu đồng/trẻ/tháng.


Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Ngọc khẳng định, con số 85% số trẻ được học trong các trường công lập cho thấy sự cố gắng lớn của TP đối với sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, tình trạng người dân xếp hàng xin cho con vào học ở một số trường công lập là một thực tế và TP sẽ tìm cách giải quyết trong thời gian tới.


Trước mắt là tiếp tục thực hiện việc phân tuyến tuyển sinh đầu cấp hợp lý để mọi học sinh đều có chỗ học. Cụ thể, các em ở khu đô thị có thể học tại các trường công lập trên địa bàn xã, phường đó, hoặc được phân tuyến sang trường học của phường, xã liền kề.


Về lâu dài, TP sẽ triển khai những giải pháp cơ bản như xây dựng Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó quan tâm đầu tư xây mới trường học, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn và các khu đô thị ở có đủ trường theo quy định.


Thành phố sẽ tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là cho các trường hiện còn khó khăn. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, thực hiện luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để thu hẹp khoảng cách chất lượng và uy tín giữa các trường, nhất là giữa các trường công lập và ngoài công lập.


Ngoài ra, bắt buộc các chủ đầu tư xây dựng trường học và các hạ tầng cơ sở công cộng theo đúng quy hoạch khi giao đất xây dựng các khu đô thị cho chủ đầu tư cũng là một giải pháp sẽ được Hà Nội triển khai thực hiện trong thời gian tới.


Theo Chinhphu.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Trẻ mầm non ở Hà Nội rất thiệt thòi
Ngày gửi: 8/10/2011 11:48:32 PM

"Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Ngọc khẳng định, con số 85% số trẻ được học trong các trường công lập cho thấy sự cố gắng lớn của TP đối với sự nghiệp giáo dục".

Tôi chưa bàn tới con số này chính xác hay không. Nhưng nếu cứ coi nó là đúng thì sự cố gắng này phải ghi nhận công lao của các cô giáo. Mỗi lớp mầm non công lập, số học sinh vượt trội lên gần gấp 2 lần sĩ số quy định. Các cô giáo chăm sóc dạy dỗ số lượng trẻ nhiều hơn gấp bội, làm việc 9 đến 10 giờ một ngày, lương không hề được lĩnh cao hơn. Trẻ quá đông trong một lớp khiến cho sự chăm sóc, dạy dỗ không thể chất lượng như số trẻ đúng theo quy định. Như vậy, trẻ em làn người chịu thiệt thòi đầu tiên, sau đến là giáo viên.

Khắc phục bằng các biện pháp vĩ mô sẽ phải chờ đợi rất lâu. Khi trường xây xong, giáo viên đào tạo bài bản cẩn thận thì trẻ em đã lớn, cô giáo đã già hoặc kiệt sức hay bỏ nghề. Thử hỏi có biện pháp gì tạm thời khắc phục trước mắt được không, thưa các vị lãnh đạo?



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 “Dưỡng” lá … “ngắt” mầm, chồi (9/8)
 Rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình Giáo Dục Mầm Non mới (8/8)
 Từ 1/9: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 5 tuổi (5/8)
 Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non: Còn nhiều vướng mắc trong quản lý (4/8)
 Chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo: Một quyết định có ý nghĩa (3/8)
 Phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi: Những tín hiệu vui (2/8)
 Thiếu trường hay thiếu sự quan tâm? Bài 3: Hôm nay vẫn chưa muộn! (1/8)
 Thiếu trường hay thiếu sự quan tâm? Bài 2: Thừa quỹ đất, thiếu trường học (29/7)
 Thiếu trường hay thiếu sự quan tâm? Bài 1: Khốn khổ xin học mầm non (28/7)
 Phía sau nhà trẻ tư (27/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i