Giáo dục mầm non
   GV mầm non được bồi dưỡng thường xuyên 120 tiết/năm
 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non. Chương trình này áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non trong phạm vi toàn quốc; các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non.


Giáo viên Mầm non được bồi dưỡng thường xuyên 120 tiết/năm học (Ảnh: gdtd.vn)


Theo đó, mỗi giáo viên mầm non thực hiện chương trình bồi dưỡng trong 120 tiết/năm học. Nội dung chương trình bồi dưỡng bao gồm 2 khối kiến thức: tự chọn và bắt buộc.


Với khối kiến thức bắt buộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục mầm non, các hoạt động giáo dục thuộc Chương trình giáo dục mầm non.


Sở Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục cấp học mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương.


Khối kiến thức tự chọn bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non, với 12 nội dung bồi dưỡng: Nâng cao năng lực hiểu biết về đối tượng của giáo dục; Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên; Nâng cao năng lực hướng dẫn và tư vấn giáo dục của giáo viên; Nâng cao năng lực phát hiện và cá biệt hóa với trẻ đặc biệt chăm sóc/ hỗ trợ tâm lí của giáo viên; Nâng cao năng lực lập kế hoạch giáo dục của giáo viên; Tăng cường năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên; Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên; Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá của giáo viên; Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên; Tăng cường năng lực quản lí lớp/ trường của giáo viên; Phát triển năng lực hoạt động hoạt động chính trị - xã hội của giáo viên; Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục.


Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và cá nhân giáo viên.


Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên mầm non được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Áp lực quá
Ngày gửi: 8/24/2011 9:33:24 PM

Giáo viên mầm non sao mà giỏi thế!!! cái gì bộ tăng thì giao viên cũng phải học và phải làm hết. Trong khi lương không tăng, sỉ số học sinh không giảm, áp lực công việc, thi đua, phong trào, đảm bảo không xảy ra tai nạn, sổ sách, tin học làm giáo án điện tử, dạy kỹ năng học hành tăng thì liệu ngành mầm non các cô còn đủ sức dạy không? Có chất lượng nữa hay không?


guest
Quá áp lực với GVMN
Ngày gửi: 8/26/2011 9:47:52 PM


GVMN sao thật là đa năng và đa tài, có thể nói GVMN vừa là mẹ, vừa là cô, vừa là Bảo mẫu, vừa là Bác sĩ nghiệp dư, vừa là cô phục vụ vệ sinh. Có nỗi buồn nào có bằng cấp Đại học không phải thực hiện công tác giảng dạy: soạn giáo án, xây dựng kế hoạch , làm học cụ không mà còn phải chùi nhà vệ sinh, chà rửa hố xí cho lớp học của minh. Mỗi ngày cô phải làm tất cả mọi việc của GV, Bảo Mẫu, phục vụ vệ sinh đến tối về đến nhà đâu còn sức lực mà đầu tư cho công tác giảng dạy của minh. Không ít những Hiệu trưởng chạy đua theo thành tích của trường mà bắt GV tham gia các phong trào của Đoàn thể , Quận mà bỏ học sinh cho phục vụ trông coi , lơ là chuyện dạy dỗ chăm sóc rồi lại đánh giá dạy trẻ không có chất lượng.
Tôi không hiểu cấp trên có đọc và thấy hết nỗi niềm và áp lực của GV MN không? và gần đây lại sắp đến ngày khai giảng,GVMN lại lui cui trong lớp từ sáng sớm đến tối mịt vẫn chưa về vì lo trang trí trường lớp . Thêm mùa dịch bệnh thêm áp lực phải lau chùi lớp và các đồ dung bằng dung dịch khử khuẩn ( tăng thêm sức lao động của GV). Chúng tôi vẫn nghe Bộ , Sở và Phòng giáo dục là sẽ giảm tải mà không thấy giảm tải mà mỗi ngày công việc càng chồng chất lên thêm, có bao giờ các cấp lãnh đạo xuống xem xuyên suốt các hoạt động của GVMN trong 1 ngày vất vả như thế nào không. Cả ngay Hiệu tưởng là người trực tiếp với GV cũng đều không thấy rõ điều ấy nữa.
Ngay cả đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy , trang trí lớp nhà trường cũng không đu kinh phi trang bị cho GV và GV phải trích từ đồng lương ít ỏi của mình mua săm. Vậy hỏi có ai dám vào ngành Mầm non này nữa không? Chỉ còn lại những cô GV thật yêu nghề và không thể chạy được việc khác mới ở lại với ngành nghề này thôi!




guest

GVMN là lao công tạp vụ
Ngày gửi: 8/29/2011 11:50:57 PM

Cũng như các bạn đã nói trên GVMN thì mọi việc điều tới tay, sáng thức dậy là lo đi vào lớp đúng 6 giờ 30 đến 17 giờ (có hôm phụ huynh bỏ không rước phải chờ đến 18 giờ hoặc phải dẫn trẻ về nhà cùng nếu không thì con mình bị đói, chồng mình chưởi cho gia đình xào xáo) phải bỏ tiền ra để trang trí lớp(kinh phí trường eo hẹp) quét dọn, rửa các đồ dùng của trẻ; giúp trẻ tiêu, tiểu, tắm rửa, đổ bô, quét khu vệ sinh nếu không khéo lỡ để trẻ té ... thì trẻ về nói với cha mẹ là bị phụ huynh vào chưởi tới tấp ngoài ra còn nhổ cỏ vì phải lao động mà (các cấp học trên thì có học sinh còn MN thì không có nên phải tự làm) và dạy trẻ học tập theo chương trình khung của bộ giáo dục mà chương trình khung thì chỉ có khung thôi nội dung thì tự tìm hiểu, tự tính toán GVCN biết gì thì dạy nấy, không biết thì copy của bạn, bạn sai chổ nào cũng không biết gì không có thời gian xem lại, các cấp học khác cao hơn thì có các giáo sư tiến sỉ nghiên cứu tài liệu đưa ra nội dung bài dạy, có nghi nhớ hẳn hoi (có lẽ Bộ giáo dục đánh giá quá cao GVMN "rất rất giỏi" cứ như là mỗi giáo viên là một giáo sư tiến sỉ chuyên nghiên cứu và giảng dạy (là một người thần thông quản đại hay là một vị tiên có phép màu như trong chuyện cổ tích hay kể cho trẻ nghe) "thật là buồn cho các cấp học trên GV dỡ quá dỡ là đằng khác gì phải có người nghiên cứu mới dạy được mà trong khi đó nmõi tuần chỉ dạy có từ 16-19tiết/tuần bằng 14-15 giờ cho cấp THCS và 23 tiết/tuần bằng 14-15 giờ cho cấp TH lại còn được trừ hoặc tăng giờ nếu là GVCN hoặc kiên nhiệm công tác khác" và GVMN là một người mình đồng da sắt làm như một cái máy không cần nghỉ ngơi cho nên bắt dạy 8 giờ rồi lại 6 giờ giống như nhân viên hành chính chỉ làm việc xong 8 giờ rồi về ngoài ra chẳng làm gì nữa ( nếu có làm tăng giờ thì tăng từ 2-300 trăm phần trăm tiền lương) còn GVMN thì được gì? khi làm tăng giờ vã lại còn tranh thủ họp hội để rút kinh nghiệm nâng cao chuyên môn, mặc cho con khóc, chồng la; hay là bộ cũng thấy nhưng cũng làm ngơ vì ai khổ chức người ngồi trên cao đâu có khổ;(Bộ giáo dục nên đi đến các trường và ở lại làm việc một vài ngày như mấy cô thì tự sẽ nhận biết (nhưng phải đến các trường bình thường nhất các trường mà cơ sở vật chất bình thường, sỉ số học sinh trên lớp là đúng theo qui định của bộ từ 30-35 trẻ/lớp/2 cô và phải đi so le vì qui định cô 6-8giờ/ngày còn trẻ thì qui định đi học 10-11giờ/ngày chứ đừng đi đến nghiên cứu các trường chất lượng cao chỉ có 8-10-12 trẻ/lớp/2-3cô và nhân viên phục vụ thì nhiều hơn giáo viên gấp 2 lần thì chúng tôi đành bó tay. Và cũng thưa với các chị em GVMN của mình đừng nên trách gì HT vì người ta cũng cơm áo gạo tiền như mình vì đa số HT là GV có thâm niên 20-30 mươi năm đã có những chịu đựng từ lúc CSVC thấp kém nhất, kinh tế khó khăn nhất nên sức chịu đựng có lẽ cũng dẽo dai hơn và tại vì văn bản, chỉ thị, trách nhiệm bó buộc phải làm như vậy (chứ chỉ chức danh HT thì có quyền gì? làm được gì? về chế độ chính sách GV, có chăng chỉ phải đeo bám kiến nghị để rồi có lúc bị cấp trên cũng bực mình chưởi là tôi biết rồi, tôi có kiến nghị rồi sao cô, sao thầy nói dai thế chủ trương của nhà nước tôi thì làm được gì? cũng phải chờ thôi nhưng không biết chờ tới bao giờ thì tôi cũng không biết), và có lẽ việc yêu nghề mếm trẻ đã ăn sâu vào tìm thức chứ không phải người ta không biết đâu các chị có thấy HT cấpI họặc cấp II,III đi quét rác bao giờ chưa, chứ HT MN thì còn phải đi làm như một người lao công tạp vụ (chức không phải được như người lao công phục vụ của cơ quan hành chính đâu mà mừng). Nói nhiều thế này chỉ vì mong rằng các vị lãnh đạo TW Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu chính sách chế độ các cấp nên nhìn nhận sâu hơn về cấp học MN nếu không thì tương lai không còn người nào vào GVMN nữa ( vì không có sực phục hồi tái tạo năng lượng cần thiết và hậu quả của sực kiệt sức về già của GVMN là gánh nặng của gia đình) khi tất cả GV hiện nay tuổi khoảng 35-40 về hưu và hiện giờ GVMN người ta cũng cho con mình đi học ngành khác hết rồi và làm gì có người ngoài ngành chịu vào trừ trường hợp bất khả kháng! Đây là nỗi lòng của GVMN. Rất, rất, rất và rất, rất.... mong cấc cấp nghiên cứu GẤP lại về thông tư 71 và cần có nhiều văn bản chỉ đạo về chuyên môn cũng như các chế độ chính sách cụ thể cho GDMN cũng như các cấp học khác dù vài năm nữa tôi có về hưu thì cũng tự hào mình là người GVMN


guest
!............
Ngày gửi: 9/14/2011 9:29:41 PM


Cảm ơn các ý kiến bình luận của các bạn.Tôi cũng là một GVMN, càng đọc, tôi càng cảm thấy tủi phận mình.Các bạn nói đúng quá.



guest

Nỗi lòng GVMN
Ngày gửi: 10/9/2011 4:08:59 PM

Các bạn bảo là khổ, là mệt, là áp lực thế vì sao vẫn có rất nhiều người vẫn vào học ngành MN. Tôi biết các bạn đang rất bức xúc và nản chí. Nhưng các bạn hãy cố gắng lên. Nói cho cao cả một chút là tất cả vì tương lai con em chúng ta. Thật ra nghề cũng có rất nhiều niềm vui, được làm việc trong môi trường toàn trẻ con, chúng ngây thơ và tràn đầy sức sống. Ngoài vì đồng tiền bát gạo tôi gắn bó với nghề còn là vì điều đó. Đúng là khó khăn, hờn tủi thật nhưng ai cũng chán nản, chờ lương lên, chờ sự quan tâm thì ai sẽ lo cho các cháu. Đừng bi quan và chán nản các bạn ạ, hãy tìm cho mình một công việc khác tay trái có thể giúp phụ thêm thu nhập và trụ vững với nghề. Giáo viên mình đa tài mà, mình là còn chán nghề, không coi trọng nghề thì ai còn trọng nghề này nữa bạn. Tôi tin vẫn còn rất nhiều giáo viên còn tâm huyết thật sự với nghề và mong muốn được đứng vững với nghề. Chứ bạn bảo phải làm sao để giảm tải cho giáo viên, lớp tôi có đến 45 trẻ mà chỉ 3 cô phụ trách, các cháu ở nhóm 25-36 tháng. Giáo viên chúng tôi phải rửa chén, giặt khăn lau, chìu nhà vệ sinh, cọ rửa nhà ăn... Quần quật cả ngày mệt rả rời còn bị la này, rầy kia thật nhiều lúc cũng muốn bỏ nghề nhưng thật sự tôi đã dấn thân quá sau với nghê rôi


guest
GV MN quá vất vả
Ngày gửi: 7/18/2012 10:51:26 PM


Đúng như bạn co tiêu đề " GV MN là lao công tạp vụ" thực sự là vậy. bữa trưa còn không được ăn ngon miệng. Đợi trẻ ngủ thì 12 giờ. Đang ngồi ăn có trẻ chưa ngủ nó quấy bạn thế là la hét cô lại phải chạy vội sang lớp bỏ dở bát cơm. Nghĩ khổ quá. Còn nội dung chương trình thì không rõ ràng thống nhất. Mỗi trường chỉ đạo một kiểu . Chúng tôi nghĩ bộ nên thống nhấtcó nội dung chương trình bài soạn cụ thể như các cấp học trên. Để cho đỡ gánh nặng cho GV đành ràng là phải nghiên cứu rồi nhưng không thể giỏi đến mức mà tự nghĩ ra còn mất thời gian tìm bài để phù hợp với chủ đề chủ điểm.nhất là những giáo viên mới ra trường không biết đằng nào mà lần. Như chúng tôi ở vùng cao còn khổ nữa



guest

GV MN QUÁ ÁP LỰC VÀ VẤT VẢ ngày gửi : 31/01/2013
Ngày gửi: 1/31/2013 10:42:56 PM

Các bạn nêu ở trên tôi thấy sự thật giáo viên mầm non quá vất vả, đến trường làm cả ngày, đêm về làm giáo án điện tử, đồ chơi tự tạo,tiếng nói làm đồ chơi từ nguyên đồ phế thải đở tốn tiền, nhưng thật sự chị em chúng tôi bỏ ra rất nhiều tiền để mua sơn, keo...vầ rất tốn nhiều thời gian, nhưng cho cháu chơi chỉ cần 1 ngày là không còn gì cả, tại sao nhiều đồ chơi rất đẹp lại không cho mua để cháu chơi, cháu rất thích và lại bền nữa,nhiều đêm phải thức khuya để lên mạng tìm nhạc không lời (vì nếu tìm không đượcthì phải bỏ ra từ 120000 ngìn đến 150000 để đánh 1 bài nhạc cho cháu múa)để tập văn nghệ cho cháu diễn ở trường,hết trường tiếp tục tập để diễn ở khóm, cho phường,rồi lại thành phố, đã bỏ sức rồi lại bỏ tiền ra để sấm trang phục cho cháu, vì ngại sợ phụ huynh tốn kém, đủ các hình thức thi: thi giáo viên dạy giỏi, hàng tháng đăng ký tiết tốt, tiết thao giảng cho 1 cô, thật sự quá đuối không còn thời gian để mà lo cho gia đình, không xem được bài vở của con học như thế nào, vì phải tranh thủ thời gian sợ làm công việc trường không kịp,thứ bảy nào cũng họp, có hội thi gì thì chủ nhật cũng đi, liệu hỏi thử các cô mầm non nào mà không bị các ông xã gây gỗ nói đi dậy mầm non chứ đi làm ông to, bà lớn gì mà làm dữ vậy tuần nào cũng đi họp, nếu ở nhà thì vùi đầu vào máy tính, đủ chuyện.....quá nhiều áp lực cho các cô.Còn hiệu trưởng thì chẳng hiểu cho các cô ,dư chỉ tiêu rồi mà lại cứ nhận vào, 1 lớp từ 36 (lớp nhỡ), lớp lớn 53 cháu(lớp lớn) lớp học thì chật hẹp vậy mà cứ nhận hồ sơ cháu không đủ tuổi cứ nhận lát đát vào, cứ cách 1-2 tháng nhận thêm 1 cháu,có lớp thiếu giáo viên chưa tìm được giáo viên để họp đồng, đành 1 cô làm hết tất tật bao nhiêu là công việc ăn, uống, vệ sinh, giảng dạy...
Liệu có giải pháp nào...bớt đi gánh nặng...
Tôi cũng mong những lời tâm sự thật chân thành này đến được cấp trên và có hướng khắc phục và có 1 quy định cụ thể, việc nào nên tham gia và việc nào không nhất thiết phải tham gia, để chị em chúng tôi nhẹ đi 1 phần nào để chăm lo cho gia đình.



guest
Các vấn dề các bạn kể trên thật là hay và phù hợp với các cô mầm non hiện nay thật là nỗ vất vả của các cô
Ngày gửi: 2/14/2013 4:05:33 PM


Các bạn ơi! dạy học mầm non là một miềm vui nhưng cũng là nỗi vất vả của các cô Mầm non. Vì thế các cô mầm non rất mong muốn Đảng và Nhà nước thật sự quan tâm hơn nữa về bậc học mầm non của chúng em.



guest

Nỗi vất vả của giáo viên mầm non
Ngày gửi: 3/10/2013 7:04:10 PM

Những vấn đề nêu ở trên là khơi gợi nỗi niểm đau thương của giáo viên mam non, bởi giáo viên mầm non là một ca sĩ lại là vưa bác sĩ, lại một họa sĩ GVMN có gia đình cũng như không có gia dình bởi vì hàng ngày chỉ đến trường mọi công việc ở nhà thì bỏ tất cả.Từ 6 giờ sáng đã đi đến trường, 5 giờ chiều mới lại về đến nhà có khi nhiều ngày bỏ mặc con cho gia đình lo, thật là vất vả lắm.Vậy GVMN muốn Đảng và Nhà nước thật sự quan tâm hơn nữa cho bậc học Mầm non chúng tôi.


guest
Chạy đua theo những thay đổi
Ngày gửi: 3/20/2013 1:31:28 PM


Tôi đang loay hoay tìm tài liệu làm sao cho đúng với yêu cầu của sơ GD mình nhưng eo oi khó thế. hồi xưa khi tôi đi học tôi không nghĩ dạy các cháu trẻ con mà cũng phải lên kế hoạch một đống, những bạn trẻ ơi suy nghĩ trước khi vào nghề lày nhé đừng sai lầm như tôi. bon chen áp lực quá hu hu.



guest

Trời ơi
Ngày gửi: 4/6/2013 5:27:52 AM

Như kiểu bộ giáo dục sợ giáo viên mầm non chúng em nhàn quá hay sao mà cứ bắt học, làm hết cái này cái kia vậy???????chúng em sắp không chịu nổi rồi!!!!!!!!!!!!!!!!


guest
Không riêng chỉ có giáo viên mầm non mà cán bộ quản lý MN cũng có nhiều áp lực
Ngày gửi: 5/14/2013 9:20:03 PM


Riêng đâu phải những người giáo viên đứng lớp như các bạn. chinh tôi đây là cán bộ quản lý 1 trường học ở trung tâm thị trấn cũng không kém vất vả như các bạn đâu.Tự ta lựa chon cái nghề mà ít người biết đến. Thầm lặng với công việc được giao để rồi mang lại điều gì nhỉ trong khi lương thấp thời gian quá ítdành cho gia đình! Quả đúng là phấn trắng bàn tay trắng.mực đen bảng đen tiền đồ đen



guest

Cô giáo mầm non vất vả quá
Ngày gửi: 9/29/2013 4:04:08 PM

Các bạn nói rất đúng vậy mà chúng ta không được các bậc phụ huynh thông cảm và chia sẻ.


guest
MẦM NON THẬT SỰ VẤT VẢ
Ngày gửi: 12/13/2013 9:46:13 PM


Mọi người ai cũng nghĩ rằng GVMN cao cả,nhưng thật sự trong mắt của phụ huynh GVMN chỉ là một bảo mẫu và là người trông coi trẻ mà thôi ,vì vậy họ không coi trọng GVMN ,thật như vậy nổi lòng của GVMN thật là nhiều áp lực công việc chồng chất lên nhau.tôi thiết nghĩ nếu như công việc quá tải thì công việc sẽ không đến đâu,rồi vào những ngày thứ bảy lại phải đi họp cả ngày ,nội dung họp thì cứ giống nhau từ hội đồng cho đến chuyên môn rồi bán trú ,đến tổ khối một nội dung mà chép đi chép ;lại rất mất thời gian .thương thì GVMN chỉ chăm lo cho học trò chứ con mình thì bỏ bê và kết quả là vợ chồng mỗi người một nơi



guest

MẦM NON KIỂM TRA
Ngày gửi: 12/18/2013 4:27:12 PM

Có trường bạn nào làm kiểm định chất lượng 5 năm chưa, sao mà phi lí quá đi, học sinh đã ra trường, giáo án sau 5 năm còn đâu,mà bắt giáo viên làm lại , không thực tế lại tốn tiền, không chất lượng lại chạy đua.........Hỏi lãnh đạo cấp trên có nên chăng làm kiểm định chất lượng sau 5 năm


guest
Không ai thông cảm cho nỗi vất vả cảu gv mn
Ngày gửi: 3/18/2014 5:29:34 PM


Tôi thấy rất sai làm khi dã chọn làm cô giáo mn.họ cú tưởng gvmn chi chơi không phải làm gì. họ dâu có biết gvmn con vất hơn rất nhiều nghề khác. tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa tới gvmn chúng tôi



guest

Nỗi lòng của người cùng cảnh ngộ
Ngày gửi: 3/21/2014 12:17:23 PM

Các bạn ai cũng nói đúng cũng có nỗi lòng như mình nhưng các bạn ah! chúng ta đang uốn nắn những mầm măng đáng yêu đấy.cố gắng lên các bạn nhé


guest
Ai ở trong ngành mới biết
Ngày gửi: 4/17/2014 9:38:58 PM


Tại sao xã hội cong nhận bậc học mầm non là nền tảng đầu tiên, thế có mấy ai quan tâm đến người xây đắp nền tảng không nhỉ? lãnh đạo trên gây áp lực lãnh đạo dưới, lãnh đạo dưới về lại gây áp lực cho giáo viên . tại sao không bố trí hợp lý cho gv mần non từ công việc làm đến nguồn thu nhập, không biết đến bao giờ giáo viên mầm non mới được đối đãi đúng với nghĩa người đi xây nền tảng đây



guest

GVMN đúng là quá vất vả
Ngày gửi: 5/20/2014 10:02:37 PM

Quả thật như vây . Mong nhà nước có chính sach uu đãi cho gv mn


guest
GIỐNG LÀ NGƯỜI GIÚP VIỆC GIOI MA LƯƠNG ÍT; KIÊM TRA NHIỀU
Ngày gửi: 7/24/2014 10:38:42 PM


Cần có chế độ ưu đãi cho tất ca giáo viên mầm non ca nước Việt Nam



guest

Nghề của GVMN
Ngày gửi: 8/1/2014 10:07:30 PM

Đúng đấy các bạn ạ,mình cũng là một GVMN,thực sự mình nghĩ là một nghề quá vất vả từ sángđến tối áp lực từ mọi phía, chinh sách ưu đãi k có gì vậy thử hỏi như vậy từ chúng tôi có yêu nghề và mến trẻ được k, các cấp học khác thơi gian trên lớp có giống chúng tôi k mà họ còn có những thu nhập thêm từ việc dạy thêm, thời gian k qua go bó....nhiều lúc chán nản tôi muốn chuyển ngành nhưng học MN thì chuyển được ngành gì? vậy tôi lại phải tiếp tục theo nghề để mưu sinh....Vậy các cấp các ngành cần hiểu, quan tâm và phải có những chính sách, chế độ ưu đãi cho GVMN để chúng tôi yên tâm công tác k để việc dạy học là để lo cơm áo gạo tiền nữa. cảm ơn!


guest
Còn cơ hội nào cho tôi không?
Ngày gửi: 8/22/2014 12:36:15 AM


Tôi yêu trẻ nên mới đến với nghề. tôi muốn gần gũi chăm sóc bọn trẻ. thế nhưng khi vào nghề tôi mới hiểu, thời gian để chơi đùa cùng trẻ là rất hiếm hoi. lớp hơn 30 cháu với 2 cô mà đủ hồ sơ sổ sách, dự giờ kiểm tra, thanh tra liên tục. rồi còn đủ các phong trào này nọ phải tham gia. nhiều lúc công việc không trôi một mình cho mấy chục cháu ăn và liên tục hối trẻ các con ăn nhanh lên trể lắm rồi. lý thuyết thì bảo nhẹ nhàng không la mắng quát nạt trẻ làm trẻ sợ hãi... các cô có ai đi năn nỉ từng cháu hãy nghe lời cô không. có ai hỏi dạo này em làm nghề gì? dạ em làm giáo viên mầm non ạ! ồ thế là ngon rồi, cũng có tương lai đấy. chắc lương cũng khá hả? dạ em dạy hơn 3 năm rồi, lương cũng được 2,9 tr! nghe tới đó ai cũng kêu trời. gần 30 tuổi rồi tôi vẫn chưa dám lập gia đình vì tôi sợ có con lắm. không phải vì sợ mang nặng đẻ đau mà sợ không đủ tiền cho con uống sũa. nghĩ đến đây thôi đã buồn không ngủ được. mấy đêm nay thức tìm tài liệu làm bài bồi dưỡng thường xuyên mà hai mắt thâm quần hết. còn 5 ngày nữa là bộ giáo dục vào thanh tra nua. sau đợt thanh tra này chắc tôi cũng sẽ tìm cho mình một cơ hội mới chứ có yêu nghề mấy cũng không thể sống với đồng lương không đủ cho con uống sữa thế này. không biết có còn cơ hội nào cho tôi không nữa. hayzzzzzzzzzzzzzz



guest

HÃY TÔN TRỌNG CHÚNG TÔI
Ngày gửi: 9/14/2014 9:33:12 PM

Mới bắt đầu năm học mới chưa hết một tuần, vậy mà tôi đã phải khóc nức nở trước mặt bao nhiêu phụ huynh. Thật là một cái nghề phũ phàng. Một mình một lớp, sáng ra 6h30 đã phải đến lớp, con vào lớp 1 mà mẹ cứ thả ở cổng trường cho ăn một mình rồi tự đi vào lớp. Chiều về con hỏi "sao mẹ lại khóc sưng cả mắt vậy " nhìn con lại thấy thương, vì cả ngày chăm con người khác, còn con mình thì vất vưởng như vậy.
Một ông phụ huynh già, ngày hôm đó cháu đái dầm 5 cái quần liền, cô giáo giặt và đem phơi ở sân, trưa trời mưa các cô khác mang đồ vào thì lạc mất một cái sang lớp bên cạnh. chiều đêaá đón cháu cô bảo nhờ ông mang áo quần bé về, cô đã giặt sạch sẽ nhưng do mưa nên phơi chưa khô dduocj, không được một lời cảm ơn ông ta còn nói " bữa sau cô đừng có giặt đồ cháu tôi, cô giặt về cũng phải giặt lại thôi, với còn thiếu cái quần nữa đâu rồi?" Cô mới giải thích " Dạ ông thông cảm chắc các cô cầm lẫn về lớp khác, để tý trả trẻ xong cháu đi tìm rồi ngày mai cháu trả ông ạ " ông về và 10 phút sau quay lại đòi cái quần, ông còn nói " Bữa nay mất quần, mai mất áo rồi mốt mất gì nữa" Thật đúng là tủi thân. Ngày hôm sau tôi tìm thấy chiếc quần thun trả cho ông. thật lòng rất tức nhưng vì nghề, vì trẻ nên phải chấp nhận thôi.



guest
CHÚNG TÔI LÀ NGƯỜI ĐA NGHỀ
Ngày gửi: 10/26/2014 7:41:57 PM


Đố bạn biết có nghề nào mà một người làm dc rất nhiều nghề không?Nào là thợ cơ khí khi tự khoan tường,bác sĩ cho cháu uống thuốc,bảo mẫu, osin, cô giáo, kế toán thu tiền...? đó là chúng toi người giáo viên mầm non nhu7g lương thì rất là thấp có công bằng không?



guest

Thấy được nổi lòng
Ngày gửi: 11/17/2014 5:28:29 AM

Những gì mình muốn nói , những gì mình suy nghĩ các bạn đã diễn tả hết và rất . ..rất đúng thực tế . Mình chỉ có thể nhấn mạnh lại là giáo viên mầm non cũng là con người bình thường như người khác , không phải là siêu nhân mà bao nhiêu áp lực bao nhiêu ngành nghề đều " Đổ "lên chúng tôi . Các bạn nói đúng : Giáo viên mầm non là lao công , là bảo mẫu rẽ tiền , là tạp vụ , là ca sĩ , là họa sĩ .....chẵng những vậy mà bây giờ còn bắt chúng làm việc theo thông tư 40gio / tuần . thử hỏi các quí bà sống ở trên có " Mắt" không nếu các bà có con gái hay con dâu mà đi từ sáng đến tối mới về , tối thì thức tới 1-2 giờ đêm chưa ngủ thì mấy bà nghĩ sao . Hay đổi lại mấy bà là người chồng thì có chấp nhận cho vợ mình đi như thế không . thật ra học cao làm chi vậy tối ngày chỉ nghĩ ra những tt , qđ để đàn áp phụ nữ chúng tôi , cùng là phụ nữ với nhau mà ! Hãy nhìn xuống chúng tôi . Hãy nghe chung1 tôi nói ! và hãy thông cảm cho chúng tôi bằng hành động . chứ đừng thương hại chúng tôi qua lời nói .


guest
KHổ cho GVMN qua!
Ngày gửi: 12/18/2014 1:08:33 PM


Xin đừng cho thêm sổ sách gì nữa! hic..hic...




guest

Kêu ai bây giờ
Ngày gửi: 12/23/2014 8:37:24 AM

Tôi là giáo viên mầm non, tôi đều khổ như các bạn nêu trên, nhưng những người không trực tiếp làm thì không thể hiễu đâu, người ngồi trên chỉ có việc chỉ đạo xuống, bắt người dưới là giáo viên m6m12 non phải làm thế này, thế nọ.Học sinh mầm non mà 1 trẻ 11 cuối tập, sổ sách, chưa kể sổ sách của cô. mà trẻ mầm non thì có tự làm được như những cấp học khác đâu.bắt buộc cô phải chỉ cho từng cháu làm, mà lại bắt giờ nào việc đó. Trong khi tập học trong chương trình thì có 3 cuốn mà giò nảo việc đó thì 8 cuốn còn lại ai làm cho chú. Lạm vào thời gian nào? Khi kiễm tra thì phải đầy đủ sổ sách, xuống giờ nào thì phải thực hiện giò nào việc đó. Nhưng giờ hoạt động của 8 cuốn kia thì lại không có trong thời gian sinh hoạt hằng ngày.......Rồi còn bao nhiêu là chuyện nũa: Như sổ theo dỏi nhiệt độ bắt giáo viên phải cặp nhiệt độ hằng ngày vào buổi sáng và ghi vào sổ nữa chứ, ai rãnh đâu mà làm.Còn nhiều chuyện nữa.... đúng là ai không làm thì không biết. Nói cho hay, báo cáo cho giỏi thì ai ma không làm được. Vấn đề làm thực tế thì có ai làm nổi không chú, đúng là mầm non quá khổ


guest
Nói không hết nỗi khổ
Ngày gửi: 12/25/2014 6:59:36 PM


Chỉ mong đuừng đi làm GVMN thì mới không thấy nỗi khổ thôi



guest

Buồn không muốn nói.
Ngày gửi: 4/2/2015 1:20:29 PM

Giáo viên mầm non thật đa tài, thật đa năng nhưng cũng thật đa đoan tôi cảm thấy họ như một chiếc máy ấy. Vậy khi nào thì máy sẽ hết dầu? các đồng chí.... có biết không???


guest
Cuộc sống vật chất quá vất vả
Ngày gửi: 5/10/2015 9:12:37 AM


Công việc quá vất vả, được ít người quan tâm chia sẻ, đôi khi bị coi thường. Đang trông chờ có thể mức lương sẽ một phần nào đáp ứng được cuộc sống tối thiểu thì nay đùng một cái lại bị cắt, giờ lấy đâu tiền nuôi con và sống để cống hiến......



guest

Giaó sư ,tiến sĩ liệu có bằng GVMN không ?
Ngày gửi: 6/10/2015 9:11:08 PM

Nhiều khi chị em trong trường ngôi với nhau và hỏi những câu tương tự như vậy.Nhưng có lẽ GVMN phải giỏi hơn vậy : Nào là Bộ chuẩn trẻ ,đánh giá kiểm định ,giáo án ghép ,BDTX,Đồ dùng đồ chơi,RỒI PHỔ CẬP , SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...Nào là viết về HP GĐ, viết về ng phụ nữ Việt nam , viết về Mẹ ...chưa nói đến 1 năm học đầy rẫy kế hoạch và phong trào ...Cực chưa đã Rồi lương lại thấp ....Nhiều lúc chúng tôi muốn có phép màu để nghic hưu sơm .


guest
Chính xác GVMN quá cực khổ
Ngày gửi: 8/14/2015 6:25:48 PM


Nghề của chúng tôi đung là quá cực
Mà lương thì quá thấp
Không biết những tâm sự này có ông Bà nào ở Bộ tài chính thấy không nữa? Hy vong la mọi người đó sẽ nhìn lại cho chinh xac cai nghe cua minh



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tổng kết bậc học mầm non: Trường cùng giáo viên kêu khổ (22/8)
 Năm học 2011 - 2012: Mầm non gặp khó (19/8)
 TPHCM: Trường mầm non “sốt” chống dịch tay chân miệng (18/8)
 Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói về tình trạng quá tải ở trường mầm non (17/8)
 Cha mẹ học sinh đóng góp đầu năm học: Phải là tự nguyện (16/8)
 Thiếu tin tưởng trẻ, giáo viên tự “ôm” gánh nặng (15/8)
 TP.HCM: Đẩy nhanh tiến độ phổ cập mầm non (12/8)
 Bình ổn giá... giữ trẻ (11/8)
 Hà Nội tìm giải pháp đảm bảo chỗ học cho trẻ mầm non (10/8)
 “Dưỡng” lá … “ngắt” mầm, chồi (9/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i