Tâm lý
   Nuôi dưỡng' trí tưởng tượng của trẻ
 

Trí tưởng tượng đặt nền móng giúp trẻ 'sáng tầm nhìn, cao tầm với' khi trưởng thành.


Trí tưởng tượng của bé vô cùng phong phú. Bé nào cũng có những câu chuyện, lời nói ngộ nghĩnh chính người lớn không thể nghĩ ra. Đây là cách tốt nhất để luyện tập cho trí não của bé.


Trí tưởng tượng có ảnh hưởng rất lớn đến sức sáng tạo, giúp trẻ có những hiểu biết phong phú, đa dạng về thế giới, tạo nền tảng cho sự phát triển và thành công sau này của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ làm phong phú trí tưởng tượng của mình thông qua những hoạt động hằng ngày vô cùng đơn giản.


1. Nhân cách hóa các đồ vật
Bất kỳ đồ vật nào xung quanh bé, cha mẹ cũng có thể thêm: chú, cô, bạn, chị, em... vào đằng trước, để nhân cách hóa đồ vật. Ví dụ, cô chổi, anh xẻng, chị ong, em mèo, chú bút, bác nồi... Điều này đặc biệt kích thích trí tưởng tượng của trẻ. Chẳng bao lâu, bạn sẽ thấy bé có những câu chuyện rất hay về các đồ vật quanh mình. Ngoài ra, điều này khiến bé thêm gần gũi, có tình cảm với các vật dụng của mình, cuộc sống của bé thêm phong phú dù tuổi đời mới chỉ 2, 3.


2. Kể truyện cho bé nghe
Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại giàu sự sáng tạo và lý thú. Khi kể truyện, cha mẹ nên hỏi bé những câu hỏi mở, dự đoán phần kết.


Đừng quên khích lệ, động viên trẻ kể lại. Luôn chú ý, khen ngợi khi trẻ có những ý tưởng mới cho câu chuyện. Tránh trách phạt hoặc nặng lời nếu trẻ có những ý tưởng hơi kỳ cục. Hãy kiên nhẫn kể lại và hỏi lại ý tưởng của con.


Khi kể truyện cho trẻ, bạn hãy cố gắng dùng những câu như "chạy ba chân bốn cẳng, chạy loăng quăng, chạy đi chạy lại, chạy mất dép...", thay vì chỉ một từ "chạy, chạy đi" quá đơn giản; hoặc "hát du dương, hát ngân nga", thay vì "hát"; "lớn nhanh như thổi, lớn như Thánh Gióng, lớn chạm trần nhà...", thay vì "lớn"... Vốn từ ngữ phong phú vừa làm nền cho trí tưởng tượng của bé phát triển, vừa là công cụ để bé thể hiện ý tưởng của mình một cách mạch lạc.


... và đặt 'nền móng' cho sự phát triển và thành công sau này của trẻ. (Ảnh minh họa).


3. Những bài tập nhỏ
Đôi khi có thể cùng trẻ "làm" các bài tập nhỏ như sau:


• Bạn vẽ một hình ngoằn nghoèo trên giấy và đố trẻ là cái gì. Bất kỳ điều gì trẻ nói ra bạn cũng nên tán thành và khen ngợi.


• Cùng bé quan sát đường phố từ một ô cửa sổ chẳng hạn. Có rất nhiều người. Bạn hãy chỉ một người đi bộ mang đồ vật đặc trưng như một cô xách làn thực phẩm rau quả hay một chú mặc quần áo công an, cầm dùi cui..., một anh đội mũ thợ... Bạn có thể kể câu chuyện về người đó do bạn tưởng tượng ra hoặc có thể đặt câu hỏi cho bé như: "Cô ấy đi đâu về thế nhỉ? Cô ấy mua rau cho ai? Cô ấy có mua cái gì khác ngoài rau không nhỉ? Cô ấy xách có nặng không nhỉ? Con cô ấy có chạy ra đón khi cô ấy về đến nhà không?". Bạn có thể tin chắc rằng bé sẵn sàng tưởng tượng ra tất cả cuộc sống của cô không quen ấy.


• Tạo hình tượng bằng động tác: bắt chước động tác các loài vật, bắt chước tiếng kêu... rồi đố bé là con gì. Bạn có thể cùng bé chơi trò làm một việc gì đó mà không nói ra để bé đoán. Chú ý là động tác thật đơn giản và chính xác (Ví dụ: ăn cơm, uống nước, nằm ngủ, cầm micrô hát, lái xe máy, đạp xe đạp...). Nếu thấy bé bí thì gợi ý hoặc dừng ngay bài tập kẻo bé nản lòng.


Tóm lại, tất cả các bài tập ấy phải được thực hiện khi tâm lý trẻ phấn khởi, sức khỏe tốt. Bạn cũng nên dừng lại khi trò chơi lên đến cao trào, mẹ và con đều thấy thỏa mãn, hài lòng.


Lưu ý: Chúng ta chỉ nên gợi ý chứ không nên áp đặt những tư duy của ta cho trẻ. Khi chơi trò chơi, hãy tôn trọng ý thích "chơi theo kiểu của mình" của trẻ.


Theo Eva.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc - Phần 1 (29/11)
 Những cách đơn giản giúp bé học toán (29/11)
 5 kỹ năng con cần phải học - Phần cuối (28/11)
 5 điều cha không nên nói với con (28/11)
 Tạo thói quen lịch thiệp cho con (28/11)
 12 giá trị sống cơ bản mà cha mẹ cần hình thành cho con cái (25/11)
 Nuôi dạy con trẻ theo cá tính riêng (25/11)
 "Bệnh" của trẻ con thành phố! (25/11)
 Khó, dễ làm bạn với con?! (24/11)
 Giải đáp khi bé hỏi chuyện giới tính (24/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i