Tâm lý
   Xử trí với bé hay đánh bạn
 

Không dễ chịu khi một ngày bạn bị ban giám hiệu mời tới trường vì đứa con yêu quý ở nhà hóa ra là kẻ ngỗ ngược, hay bắt nạt bạn ở lớp. Cách nào sẽ hiệu quả trong việc giúp "sửa" con?


1. Nhận biết dấu hiệu
Là cha mẹ, ai cũng yêu đứa con của mình hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Thật khó nghe khi ai đó nói với bạn rằng con bạn cư xử rất hư khi không có mặt bạn.


Thông thường, bạn sẽ nhận được điện thoại từ cô giáo của con hay từ nhà trường thông báo về những hành vi không phải của bé. Một số dấu hiệu đáng báo động khác là: Đứa trẻ có xu hướng giải quyết mọi việc bằng đánh nhau hoặc chửi bậy. Khi bạn nghe con nói bậy, hãy bảo con: "Nói thế là chưa ngoan". Nhắc đi nhắc lại với con điều đó. Nếu bé không thay đổi hành vi, có thể đã đến lúc thừa nhận đây thực sự là vấn đề.


2. Con bạn hư hay "trẻ con đứa nào chẳng thế!"?
Cần phân biệt rõ: Mọi đứa trẻ đều tranh giành đồ chơi hay chành chọe lẫn nhau, nhưng nếu có dấu hiệu của sự ác ý, bạo lực, hoặc trẻ đã bị người lớn nhắc nhở, yêu cầu dừng lại mà vẫn tiếp tục đánh bạn, thì đứa trẻ đó đã bước qua ranh giới "trẻ con nào chẳng thế", nó thực sự cá biệt và cần được uốn nắn.


Khi hai trẻ chành chọe nhau, nếu một trong hai cảm thấy không thể đánh lại đứa kia hay đã bị đau, bị thương, người lớn cần can ngăn kịp thời, không để việc tiếp tục tái diễn.


3. Đi đến tận cùng vấn đề
Một đứa trẻ bình thường không vô cớ đánh bạn. Bởi thế, nếu con bạn hành xử như vậy, bé chắc chắn có lý do.


Chuyên gia tâm lý cho rằng hành vi bắt nạt bạn cho thấy rắc rối của trẻ trong các mối quan hệ. Trẻ làm vậy có thể vì bản thân nó thiếu bạn, vì muốn cảm thấy mình quyền lực, đứa trẻ thiếu tự tin, muốn nổi loạn, hoặc nhận thấy đó là cách có được điều mình muốn.


Một vài trong số các nguyên nhân này có thể được giải quyết qua những bài học ở lớp, những sắp xếp thay đổi nho nhỏ ở nhà hoặc mất đi khi trẻ trưởng thành hơn. Biết được nguyên nhân sâu xa sẽ giúp bạn ngăn chặn con hình thành nhân cách xấu.


4. Thấy tận mắt
Để thực sự hiểu tình hình, bạn phải chứng kiến tận mắt hoặc ít ra là nghe lại từ một nguồn đáng tin cậy những gì diễn ra khi không có mặt bạn. Hãy trông chừng con khi bản thân bé không biết đang bị bố mẹ để mắt tới, nói chuyện với những người biết rõ con của bạn. Bạn có thể chưa hiểu hết con mình như thế nào trong quan hệ xã hội, bởi thế hãy nói chuyện với cô giáo của con, với người trông nom con, họ là những người có thể cho bạn "manh mối" rõ ràng nhất. Rồi bạn sẽ thấy, mọi người đều có thái độ hợp tác và thực lòng muốn giúp bạn, dù không ưa những hành vi tiêu cực của con bạn chút nào.


5. Can thiệp trực tiếp
Lần đầu tiên thấy con có hành vi không phù hợp, hãy nhắc nhở. Cho con biết "con làm vậy là thiếu tôn trọng bạn, là làm bạn đau". Các bước bạn nên làm theo lời khuyên của chuyên gia tâm lý:
1. Gọi tên hành vi
2. Hỏi con có biết làm vậy sẽ khiến bạn cảm thấy thế nào không.
3. Nói cho con biết vì sao làm thế là sai
4. Bày tỏ rằng bạn không đồng tình với hành vi ấy.
Đừng quên nhấn mạnh với con rằng: "Lần tới gặp chuyện thế này chúng ta sẽ phải cư xử khác đi".


6. Hợp tác với những phụ huynh khác
Bạn có thể cảm thấy có lỗi về hành vi của con mình và cố tránh mặt phụ huynh khác, những người có con em bị đánh. Song thực tế, nếu gắng mở lời với họ, bạn sẽ thấy mọi việc được giải quyết dễ dàng hơn.


Người lớn nên nói chuyện cởi mở về những vấn đề của các con. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng họ thậm chí chẳng buồn trách cứ bạn, chỉ mong cho hành vi của con bạn mau chóng kết thúc, và sẵn sàng hợp tác nếu có thể giúp bạn biến mong ước đó thành sự thực.


7. Các "cấp độ" xử phạt
Kỷ luật bạn áp dụng lên con nên phụ thuộc vào tần suất và mức độ tái diễn hành vi bắt nạt của con bạn.


Lần đầu tiên bạn bắt gặp, chỉ nên nghiêm khắc nói: "Mẹ không muốn thấy con đánh bạn thêm một lần nào nữa". Song nếu chuyện vẫn tái diễn và bạn nghe cô giáo mách lại, hãy cùng lên kế hoạch dạy con với nhà trường. Có thể là đưa ra vài quy định nghiêm khắc, ví dụ: "Từ giờ con không được phép đến gần bạn ấy trong phạm vi 10m".


Thêm nữa, bạn tỏ ý rằng con nên sửa sai. Nếu con xé rách áo bạn, phải tự tiết kiệm tiền mua áo mới trả bạn. Cho con những bài học bổ ích, nếu cần, hãy để con cùng bạn tham gia công tác từ thiện tới những người cần được giúp đỡ.


Trường hợp con bạn gặp rắc rối trong giải quyết sự việc, hãy hướng dẫn cho con thấy còn nhiều cách để mọi việc ổn thỏa mà không cần nắm đấm.


8. Ngăn chặn sớm
Có những đứa trẻ ưa dùng bạo lực bởi bản thân chúng chứng kiến người khác dùng bạo lực khá hiệu quả, ví dụ bố đánh mẹ, bố mẹ đánh con cái. Bởi thế, nếu có ai đó cư xử không phù hợp trước mặt con bạn, hãy yêu cầu họ sửa đổi hoặc giải quyết với nhau ở nơi khác.


Đừng quên dạy con những bài học về tình bạn và các mối quan hệ đầy yêu thương, trìu mến để tâm hồn bé hướng thiện hơn.


Nguồn: Dân Trí

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp trẻ xử lý hình ảnh xấu về bản thân (30/11)
 Nuôi dạy con theo thuyết đa trí tuệ (P.1) (30/11)
 Hiểu lý do bé thích cắn (30/11)
 Nuôi dưỡng' trí tưởng tượng của trẻ (29/11)
 7 bí mật nuôi dạy con hạnh phúc - Phần 1 (29/11)
 Những cách đơn giản giúp bé học toán (29/11)
 5 kỹ năng con cần phải học - Phần cuối (28/11)
 5 điều cha không nên nói với con (28/11)
 Tạo thói quen lịch thiệp cho con (28/11)
 12 giá trị sống cơ bản mà cha mẹ cần hình thành cho con cái (25/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i