Tâm lý
   Giải đáp xung quanh những giấc mơ của con
 

Những thắc mắc này đã được các nhà tâm lý nghiên cứu và đưa ra một vài gợi ý giải thích. Mời các bậc cha mẹ có thể tham khảo những băn khoăn phổ biến nhất liên quan đến giấc mơ của con trẻ như sau.


Là cha mẹ, có lẽ bạn cũng đã từng tự hỏi liệu con mình có khi nào có những giấc mơ tồi tệ kiểu như... ác mộng, những giấc mơ đó có phải do con bị stress, lo lắng? Và là cha mẹ thì nên làm thế nào khi con gặp những giấc mơ như vậy?


Những thắc mắc này đã được các nhà tâm lý nghiên cứu và đưa ra một vài gợi ý giải thích. Mời các bậc cha mẹ có thể tham khảo những băn khoăn phổ biến nhất liên quan đến giấc mơ của con trẻ như sau:


Hỏi: Con nằm mơ chứng tỏ con đang lo lắng vì bị bắt nạt hoặc lo lắng về các thành viên trong gia đình?
Trả lời: Mặc dù những cơn ác mộng xảy ra với trẻ con là điều mà hầu hết các bậc phụ huynh không thích, nhưng đó là một phần hết sức bình thường trong sự phát triển và là kết quả xử lý thông tin của não. Những cơn ác mộng không nhất thiết báo hiệu vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy một đứa trẻ đang tích cực đối phó với một thách thức mới, có thể là phản ứng với những khó chịu hoặc những căng thẳng trong mối quan hệ trong việc học hành, bị bắt nạt, chuyển đến nơi ở mới, bố mẹ cãi nhau, ly hôn hoặc tái hôn...

Cơn ác mộng cũng có thể xảy ra trong tình trạng trẻ đang bị bệnh, căng thẳng, ví dụ như khi trẻ bị sốt, phải uống thuốc, chấn thương, thiếu ngủ... Khi trẻ thường xuyên gặp ác mộng thì rất có thể báo hiệu rằng đứa trẻ đang cảm thấy quá tải hoặc không an toàn. Cơn ác mộng có xu hướng giảm đi khi trẻ em lớn lên và khi trẻ biết cách quản lý những lo lắng và có thể kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.


Hỏi: Làm thế nào để có thể giải mã giấc mơ của một đứa trẻ?
Trả lời: Không dễ dàng để xác định những giấc mơ của con trẻ có liên quan đến các sự kiện hoặc trạng thái tình cảm diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của con hay không. Chính vì vậy mà tại sao việc biết thêm thông tin và thăm dò những gì diễn ra gần với giấc mơ của con sẽ có ích hơn nhiều.


Là cha mẹ, điều quan trọng là phải quan tâm đến những điều đang xảy ra trong cuộc sống của con. Nó có thể có ích cho cha mẹ lý giải những căng thẳng và những gì đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của con. Điều này vô hình chung cũng nâng cao chất lượng giấc ngủ của con và giảm những cơn ác mộng mà con có thể gặp phải.


Hỏi: Cha mẹ có thể làm gì khi con gặp cơn ác mộng?
Trả lời: Khi con của bạn có một cơn ác mộng, điều quan trọng là giúp con cảm thấy an toàn. Hãy ngồi với con và giúp con bình tĩnh bằng cách ôm ấp và trấn an con để con hết lo sợ. Cha mẹ cũng có thể hỏi con về giấc mơ mà con đã trải qua để biết con đang phải đối mặt với điều gì để có cơ hội giải quyết vấn đề tốt hơn.

 

Hỏi: Ban ngày cha mẹ phải làm sao để đến đêm con không gặp phải ác mộng?
Trả lời: Cha mẹ có thể hỗ trợ con với các giải pháp sáng tạo để quản lý cơn ác mộng của con. Ví dụ, hướng dẫn con bạn có thể tưởng tượng những thay đổi trong kết quả của một giấc mơ xấu. Khuyến khích con tự nghĩ ra nhiều điều hay ho và vẽ ra giấy hoặc cho con đóng vai trong những câu chuyện kết thúc có hậu... Cha mẹ cũng có thể giúp con khám phá các giải pháp sáng tạo trong các tình huống khó xử trong giấc mơ để giúp con tăng cường sự tự tin và nâng cao khả năng quản lý các thách thức phát sinh trong khi thức.


Theo thời gian, phản ứng đồng cảm của cha mẹ có thể giúp đỡ để phá vỡ chu kỳ của những giấc mơ xấu, tạo ra một cơ hội để tăng kết nối giữa cha mẹ và con, và hỗ trợ sự phát triển của sự quyết đoán ở trẻ của bạn.


Hỏi: Có cách nào để nuôi dưỡng những giấc mơ đẹp cho con?
Trả lời: Như chúng ta biết, những giấc mơ có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ lo lắng của chúng ta, với trẻ con cũng vậy. Điều quan trọng là cần tạo ra cho con một môi trường thúc đẩy sự điềm tĩnh và cảm giác an toàn. Chất lượng của giấc ngủ của trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi một lịch trình ngủ đều đặn và thường xuyên. Trước khi ngủ tránh để con bị kích thích quá mức (chẳng hạn như các trò chơi truyền hình hoặc video) và kết hợp các hoạt động làm dịu tâm trí trẻ (ví dụ, một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, câu chuyện trước khi đi ngủ hoặc các bài hát nhẹ nhàng). Nếu trẻ có tật sợ bóng tối khi đi ngủ thì nên để đèn ngủ cho con. Cha mẹ cũng có thể kết hợp các kỹ thuật thư giãn phù hợp với trẻ em (thiền trẻ em, thở, xem các hình ảnh nhẹ nhàng)...


Nhiều gia đình tạo cho con thói quen ngủ cùng búp bê để trẻ cảm thấy yên tâm hơn. Trẻ em có thể cảm thấy an toàn hơn khi có một món đồ chơi yêu thích hoặc một "bạn thân" khi ngủ mà trong tưởng tượng trẻ tin rằng chúng sẽ giúp bảo vệ trẻ và mang lại cho trẻ những giấc mơ dễ chịu.


Theo afamily

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 sai lầm lớn khi kỷ luật con (3/2)
 5 hành vi của cha mẹ khiến trẻ bị stress (3/2)
 Để gia đình có thêm thời gian bên nhau (3/2)
 Ngăn chặn 10 lý do khiến bé 'nổi đóa' (2/2)
 10 hoạt động 'dụ' con khi ốm (2/2)
 Quá vâng lời bố mẹ, trẻ không khôn (2/2)
 'Dễ tính' để con còn sáng tạo (1/2)
 Trách nhiệm của con (1/2)
 10 sai lầm của bố khi dạy con (1/2)
 Làm trọng tài cho 'trận chiến' của con (31/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i