Giáo dục mầm non
   Phòng tránh tai nạn gây tử vong trẻ ở trường Mầm non
 
Để chuẩn bị cho năm học mới và rút kinh nghiệm về trường hợp một cháu bé 2 tuổi ở Trường mầm non TP.Hà Nội vừa chết do nuốt phải đồ chơi (trứng nhựa), TT Tâm lí Ứng dụng Giáo dục Mầm non TP Hồ Chí Minh đã mở lớp chuyên đề “Một số vấn đề tai nạn trong trường Mầm non từ 1981-2004”. Lớp học do bà Nguyễn Thị Kim Thanh- trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở GD&ĐT TP HCM) phụ trách. Nội dung chính của chuyên đề là phân tích nguyên nhân dẫn đến tai nạn gây tử vong ở trẻ tuổi mầm non và hướng dẫn thi hành đối với hiệu trưởng các trường Mầm non nhằm giảm tối đa tai nạn chết người ở trẻ. Theo bà Kim Thanh, nguyên nhân làm trẻ chết tại trường thường rất đơn giản và dễ dàng. Trẻ có thể chết do ngạt nước (cô để thùng nước trong nhà vệ sinh, giờ ngủ cháu bò vào, té chúi đầu vào thùng, tử vong do ngạt nước dù lượng nước trong thùng không qua 20cm). Ngạt thở ở trẻ còn do hóc sặc thức ăn, sặc sữa hoặc do dị vật (đồ chơi). Chấn thương sọ não cũng là một nguyên nhân thường gặp ( cháu chạy nhảy trượt chân; chấn song , vạt giường bị hư hoặc do đồ vật trên cao rớt trúng đầu). Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như trẻ sốt cao mà cô không biết xử lý, trẻ đang ốm mà không có cô chăm sóc riêng hoặc đưa cấp cứu nhầm bệnh viện… Nhìn chung, các nguyên nhân trên phần lớn là do lỗi của giáo viên: bất cẩn trong giờ chơi, bỏ trực trong giờ ngủ, giáo viên không có hoặc thiếu trình độ chuyên môn về sơ cấp cứu, tâm lý trẻ…Đặc biệt có nguyên nhân là do cô giáo cả nể phụ huynh nên nhận cháu bệnh, hoặc lúc nhận cháu không phát hiện ra cháu đang bệnh đẫn đến không chăm sóc đầy đủ và kịp thời. Đối tượng dễ bị tử vong nhất là các cháu mới đến lớp (chết ngay ngày đầu tiên đi học), các cháu mới bệnh dậy (chưa dứt hết bệnh). Lứa tuổi dễ xảy ra tai nạn là từ 12-24 tháng, 25-36 tháng), thuộc các lớp cháo, cơm nát, cơm thường. Thời gian thường xảy ra tai nạn là trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ vệ sinh. Theo thông kê của bà Thanh thì suốt từ năm 1981 đến nay, năm nào cũng xảy ra trung bình 2-3 vụ tai nạn gây tử vong tại các trường mầm non. Từ các nhóm trẻ gia đình, các trường tư thục, bán công đến các trường công lập, trường điểm đều để xảy ra tai nạn đáng tiếc. Từ các trường nhỏ thiếu trang thiết bị, thiếu giáo viên hoặc giáo viên không có chuyên môn đến các trường trọng điểm, đầy đủ trang thiết bị, chỉ cần một lúc sơ sẩy là có thể xảy ra tổn thất. Các tai nạn đó không chỉ là nỗi đau của gia đình nạn nhân, mà còn là sự ân hận, day dứt không nguôi của giáo viên, là những bài học đau đớn của toàn ngành mầm non. Để phòng tránh các tai nạn gây tử vong hoặc chủ động xử lý tốt được các tai nạn trong trường Mầm non vào năm học mới, bà Nguyễn Thị Kim Thanh lưu ý hiệu trưởng các trường một số vấn đề sau: -Định kỳ rà soát lại các trang thiết bị, đồ dùng phục vụ trẻ, sửa chữa ngay khi có hư hỏng. Các yếu tố gây nguy hiểm cho trẻ như: ổ điện, chỗ chứa nước, nền nhà WC, chấn song các loại, nhà bếp… phải đặc biệt chú ý. -Bố trí nhân sự ở các nhóm nhỏ là các giáo viên có tay nghề, nhiều kinh nghiệm, có tính kỹ càng tỉ mỉ, yêu trẻ. -Thận trọng trong việc nhận trẻ mới: không nhận ồ ạt nhiều học sinh trong một thời điểm (chỉ nhận 5trẻ/tháng) ở nhóm nhà trẻ, bỏ lễ khai giảng, tiếp đón khách để tập trung vào việc đón cháu ( lưu ý tai nạn thường xảy ra vào ngày đầu tiên đến trường). Có thể cho phụ huynh vào học vài buổi đầu với trẻ, tránh gây sốc cho trẻ… -Khi nhận trẻ vào trường phải có đủ hồ sơ, phiếu khám sức khỏe và ghi rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu để tiện chăm sóc -Cân nhắc trong việc cho giáo viên đi học, tham gia văn nghệ và các hoạt động khác, tuyệt đối không để thiếu giáo viên ở nhóm nhà trẻ. -Bố trí cán bộ y tế thường xuyên có mặt tại trường, cho các lớp nhỏ ở sát phòng y tế. Bố trí lịch trực của Ban giám hiệu hợp lý (luôn có người trực ở trường), đặc biệt vào các giờ đón, ăn, ngủ. -Cho giáo viên học tập và ôn thường xuyên các biện pháp sơ cấp cứu một số tai nạn hay gặp (chấn thương, hóc sặc, ngạt…).Có phác đồ cấp cứu to rõ, treo ở chỗ dễ nhìn thấy. Khi đưa đi cấp cứu nên đưa đến bệnh viện Đa Khoa gần nhất. -Hướng dẫn phụ huynh các qui chế về chăm sóc trẻ. Tuyệt đối không nhận cháu đang bệnh, bệnh chưa dứt vào lớp. Các trường cần lưu ý nghiên cứu lối thoát hiểm, vị trí các phòng sao cho có thể sơ tán trẻ trong thời gian ngắn nhất khi có sự cố (ví dụ lớp nhỏ ở tần trệt, sát cổng và gần nhà ăn để tránh trường hợp giao viên vắng lớp quá lâu). Các hiệu trưởng cũng được khuyến khích thường xuyên đi dự giờ, tham quan các lớp học trong và ngoài trường để học tập kinh nghiệm về giảng dạy, các sáng tạo về vật dụng hay đồ dùng dạy học và cách giải quyết sự cố. Ngoài ra, việc kiểm tra đôn đốc thường xuyên sẽ giúp các thầy cô theo sát tình trạng sức khỏe của các cháu và giải quyết ngay nếu có hư hỏng về vật dụng trong lớp học. Vũ Thanh Hà (www.mamnon.com)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thi tuyển vào lớp tăng cuờng tiếng Anh cấp tiểu học: Nên hay không? (17/8)
 Trẻ biết kể chuyện sẽ học giỏi toán (16/8)
 GDMN ở nước ngoài: Phương pháp dạy học kích thích não phải của trẻ (14/8)
 Những biểu hiện bất thường của trẻ thơ (12/8)
 Trí tưởng tượng giúp trẻ em bớt đau đớn (11/8)
 Bé thông minh sẽ ít bệnh (11/8)
 Nghệ thuật "dụ" con nít (5/8)
 Nuôi con song sinh (4/8)
 TP.HCM: không phân công GV mầm non cho nội thành (4/8)
 Trẻ có nên tiếp xúc sớm với công nghệ? (29/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i