Xã hội
   Căng thẳng tuyển sinh đầu cấp: Phạt tiền có giải quyết được vấn đề?
 

Không chỉ ở Hà Nội, mà tại nhiều thành phố trực thuộc tỉnh, nỗi lo trường, lớp không đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như "chuẩn" của Bộ GDĐT trong mùa tuyển sinh đầu cấp lại thêm nặng gánh.

Còn rất lâu mới đến ngày khai giảng năm học mới nhưng ngay từ bây giờ, việc lo cho con vào lớp 1 đã "nóng" ở nhiều trường tiểu học. Ảnh: KỲ ANH


Đau đầu mở rộng diện tích học
Theo tính toán của Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2013 - 2014, số lượng trẻ vào lớp 1 của Hà Nội tăng hơn mùa tuyển sinh năm 2012 là 11.000 em, còn so với năm 2011 thì tăng tới 17.000 em. Nếu chia đều số lượng HS tăng lên này cho 29 quận, huyện thì trung bình mỗi khu vực sẽ tăng thêm gần 400 HS. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng HS tăng thêm chủ yếu tập trung ở nội thành và khu vực ven đô. Mà những địa điểm này lâu nay đã quá tải. Ước chừng các trường tiểu học ở nội thành phải tăng thêm từ 1 - 2 lớp nữa mới đủ đáp ứng nhu cầu đi học của "heo vàng" - những bé sinh năm Đinh Hợi 2007.


Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều quận, huyện ở Hà Nội đang gặp phải hiện nay là nơi thì thiếu đất, nơi lại thiếu tiền xây trường. Thời gian vừa qua, số trường lớp của Hà Nội đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn không thể tương xứng với tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh. Bà Cao Thị Bích Lan - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm - cho biết, hiện nay, trên địa bàn quận, chỉ có cấp học mầm non là có đủ 19 trường ở 19 phường. Còn với cấp tiểu học, hiện mới chỉ có 13 trường, cấp THCS là 7 trường...


Còn tại quận Cầu Giấy, tốc độ tăng dân số cơ học ở địa bàn lên tới khoảng 10%/ năm... Đặc biệt, những năm gần đây, chung cư cao tầng xuất hiện quá nhiều. Với những quận nội thành, việc mở rộng diện tích cho các trường là rất khó khăn, trong khi đó tăng diện tích sử dụng bằng cách nâng tầng thì không phải trường nào cũng làm được.


Tại Ba Vì, ông Bạch Công Tiến - Phó Chủ tịch UBND huyện - thì lại trăn trở về vấn đề kinh phí. "Để có thể xóa 135 phòng tạm, mượn ở bậc mầm non, 35 phòng ở bậc tiểu học thì chúng tôi ước tính cần tới 230 tỉ đồng. Năm 2013 này nếu xây dựng 5 trường đạt chuẩn quốc gia thì cũng đã cần tới 35 tỉ đồng. Chúng tôi không có nguồn vốn tại chỗ mà chủ yếu trông chờ vào ngân sách". Tương tự, theo ông Nguyễn Văn Trường - Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông - thì muốn các trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia sẽ cần cả trên trăm tỉ đồng.


Bộ GDĐT: Giải quyết quá tải bằng... phạt tiền!

Trong khi các địa phương "bạc mặt" tìm cách xây trường, thì cách giải quyết quá tải của Bộ GDĐT lại chỉ là "đe" phạt. Trong dự thảo nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GDĐT mới công bố để lấy ý kiến góp ý, thì việc phạt tiền nhà trường để vượt chuẩn sĩ số HS/ lớp. Theo dự kiến, mức phạt sẽ từ 5 - 10 triệu đồng đối với lớp có số HS vượt quá quy định từ 15 - 25%, từ 10 - 15 triệu đồng đối với lớp vượt 26 - 40% và từ 15 - 20 triệu đồng đối với lớp vượt từ 41% trở lên.


Theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi lớp tiểu học chỉ có từ 30 - 35/HS. Vì vậy, nếu chiểu theo dự thảo này, thì đa số các trường học trong nội thành của Hà Nội sẽ nằm trong diện phải chịu phạt ở mức cao nhất.


Những người làm việc trực tiếp đã phân tích ra cái sự "dọa phạt" vô lý này. Một hiệu trưởng trường tiểu học ở quận Cầu Giấy chia sẻ: Nếu theo quy định của Bộ GDĐT, mỗi lớp tiểu học chỉ có từ 30 - 35/HS thì trường chỉ có thể nhận khoảng trên 200 HS đầu vào. Song, nhiều năm qua trường đã phải tiếp nhận gấp đôi số đó. Trường nào mà chẳng muốn có tỉ lệ HS đạt chuẩn vì giáo viên sẽ đỡ vất vả hơn, chất lượng dạy học chắc chắn tốt hơn. Nhưng có phải muốn là được đâu?


5 năm vừa qua, Gia Lâm đã tăng được khoảng 300 phòng học, tức là gấp 1,5 lần so với trước. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tới 50% số trường tiểu học vượt quá 35 HS/lớp. Con số này ở bậc mầm non thậm chí còn là trên 60% số trường. "Giảm sĩ số HS cho đúng chuẩn thì các cháu còn lại sẽ đi đâu? Còn nếu cứ để nguyên đấy rồi phạt trường vài chục triệu đồng thì sẽ giải quyết vấn đề gì?" - ông Nguyễn Văn Quý - Trưởng phòng GDĐT huyện Gia Lâm - đặt câu hỏi.


Ông Nguyễn Văn Tá - Giám đốc Sở GDĐT Phú Yên - cho rằng, không thể phạt hiệu trưởng cũng không thể phạt giám đốc sở GDĐT vì họ không có quyền quyết định về xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Ông Trần Hữu Hy - Chánh Thanh tra Sở GDĐT Nghệ An - cũng cho rằng sở dĩ nhiều trường phải chấp nhận để sĩ số vượt quá quy định vì địa bàn trường đóng thiếu trường lớp. "Phạt như vậy là khó cho nhà trường vì lỗi là do chính quyền địa phương chưa lo đủ chỗ học theo đúng quy định cho học sinh" - ông Hy chỉ rõ.


Theo LĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bắt trẻ học trước - lợi bất cập hại (4/4)
 Trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm và giáo dục suốt đời (3/4)
 Mỹ: Ba giáo viên bị đình chỉ vì phạt học sinh trong trời lạnh (3/4)
 HÀ NỘI TUYỂN SINH ĐẦU CẤP NĂM 2013: Đau đầu vì “heo vàng” (2/4)
 Buông lỏng đến bao giờ? (2/4)
 Những chính sách có hiệu lực trong tháng 4 (1/4)
 Hà Nội công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp (29/3)
 Sữa bột Thụy Sỹ bị đối tác Trung Quốc làm giả (29/3)
 Quá khổ lo “chạy chương trình” lớp 1 (29/3)
 Dạy học trước lớp 1 - quả non bắt chín ép (28/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i