Tâm lý
   Quy tắc mẹ phải nhớ khi dạy con về tiền bạc
 

Trẻ em cũng nên được tiếp cận với tiền bạc và học cách chi tiêu hợp lý, để bé có thể chủ động hơn trong cuộc sống sau này.


Dạy con về tiền bạc không chỉ giúp bé biết chi tiêu hợp lý, có trách nhiệm, mà quan trọng nhất là để con hiểu được giá trị của việc lao động chăm chỉ như thế nào. Những bài học đó giúp con có được sự chủ động về tài chính trong suốt cuộc đời bé. Vì thế, mẹ nên từng bước một nói cho bé biết cách làm việc thế nào để nhận được tiền, và chi tiêu nó một cách khôn khoan ra sao nhé!


Để bé làm việc

Thay vì "phát" cho con 1 khoản tiền mỗi tuần để tiêu vặt rồi lại phải hò hét bé làm việc nhà. Sao mẹ không thử "thuê" con làm những việc đó để kiếm tiền nhỉ? Hãy liệt kê một danh sách những công việc bé có thể làm được với mức "lương" tương ứng, chẳng hạn: Quét nhà - 5 nghìn, rửa chén bát - 10 nghìn, đổ rác - 5 nghìn,... Tất nhiên, mẹ nên giải thích với bé về mức giá đó là phụ thuộc vào độ phức tạp, khó khăn của công việc. Như thế, con sẽ hiểu rõ hơn về giá trị khoản tiền mà bé kiếm được.


Khuyến khích bé làm việc nhà kiếm tiền để con hiểu được giá trị của sức lao động. (Ảnh minh họa)


Mỗi tuần, mẹ cũng nên "kiểm kê" cùng con xem bé đã kiếm được bao nhiêu tiền. Sau đó, cho con thấy số tiền đó đã là khoản tối đa mà bé có thể kiếm được chưa. Đặc biệt, mẹ chỉ được "trả lương" khi con hoàn thành công việc thật tốt. Trong trường hợp bé làm cẩu thả, mẹ có thế giữ tiền lại và cho con cơ hội để được sửa sai, chứ nhất định không "châm chước".


Giúp con cân bằng "sổ thu chi" của bé

Mẹ hãy in một cuốn sổ kiểu đơn giản gọi là "sổ theo dõi thu - chi" để bé có thể điền các khoản đã kiếm được, các khoản đã tiêu mỗi tuần. Hãy nhắc nhở con ghi lại tất cả các khoản "lặt vặt" đó mà không bỏ sót. Đến cuối tuần, 2 mẹ con sẽ cùng nhau tổng kết lại, xem bé đã kiếm được bao nhiêu và tiêu bao nhiêu. Mục tiêu của việc này là để bé biết cách chi tiêu cân bằng, hợp lý, thay vì tiêu quá nhiều so với số tiền kiếm được, hoặc kiếm được nhiều tiền nhưng chẳng biết tiêu cho việc gì. Như thế, con sẽ không nhận ra giá trị của việc lao đông chăm chỉ.


Thảo luận với con về mục đích chi tiêu

Mẹ nên thường xuyên trao đổi với con về việc bé muốn chi tiêu khoản tiền kiếm được như thế nào. Để xem con đang tìm cách tiết kiệm để mua một món đồ có giá trị, hay đơn giản là bé chỉ muốn dành tiền để mua kẹo, bim bim và các món đồ ăn vặt mỗi ngày. Sau đó, mẹ có thể giúp con lập kế hoạch cho mục tiêu của mình, hoặc gợi ý cho bé cách chi tiêu hợp lý hơn. Chẳng hạn, nếu con muốn mua một chiếc xe đạp mới, hãy giúp bé tìm kiếm thông tin về giá cả và tính toán xem mỗi tuần con cần tiết kiệm bao nhiêu để mua được. Hoặc gợi ý cho bé nên dùng tiền để làm thêm những việc khác có ý nghĩa hơn, thay vì chỉ mua kẹo và bim bim vì ăn nhiều những thứ đó sẽ không tốt cho sức khỏe.


Đừng quá lo lắng khi con làm sai

Mẹ đừng quá nặng nề chuyện con quyết định chi tiêu số tiền bé kiếm được như thế nào. Nếu bé muốn tiêu tất cả số tiền kiếm được vào đầu tuần, mẹ hãy cứ cho phép bé làm thế. Rồi đến cuối tuần, khi con thích thú một thứ gì đó và rất muốn mua, nhưng lại chẳng còn đồng nào - đó là cơ hội để mẹ giảng giải về quyết định trước đó của con. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên cho bé tiền nếu con xin thêm. Thay vào đó, mẹ có thể đề nghị cho bé "vay" một khoản để thực hiện ý định của mình, với điều kiện con sẽ phải hoàn trả nó vào tuần sau. Đây cũng là dịp con làm quen với thẻ tín dụng và cho vay.


Nếu con làm tốt, hãy thưởng cho bé

Nếu trong nhiều tuần liên tiếp, bé đã lập được "kỉ lục" về số tiền kiếm được mà chỉ chi tiêu rất ít để quyết tâm thực hiện mục đích lớn nào đó. Mẹ hãy hào phóng thưởng cho con 1 số tiền mặt nhất định nhé. Đó là động lực rất lớn để con quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình. Hơn nữa, con cũng nhận thấy rõ sự cố gắng của mình được "đền đáp" như thế nào. Trong trường hợp này, khen thưởng con là cách tốt nhất để củng cố những việc làm tốt của bé.


Trẻ em nên được giảng giải và tiếp cận với tiền bạc từ sớm, để con biết cách làm thế nào để kiếm tiền, cách quản lí thu nhập ra sao,... Như vậy, khi lớn lên bé sẽ trở thành người có trách nhiệm, chủ động, biết tự lập và giúp đỡ người khác với số tiền mình kiếm được.


Theo Khampha.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp con học cách giao tiếp tốt hơn (21/7)
 Những thói quen tốt nên rèn cho bé mầm non (18/7)
 Những kỹ năng cha mẹ nào cũng cần phải có (18/7)
 9 điều tốt đẹp cha mẹ học được từ những đứa con (18/7)
 Cứ thoải mái mắc lỗi đi con nhé! (17/7)
 Kỹ năng chăm sóc bản thân cần dạy cho trẻ mẫu giáo (17/7)
 Dạy trẻ suy nghĩ tích cực để thích ứng với cuộc sống (17/7)
 Để con tự lập, cha mẹ đừng là vật cản (16/7)
 Kinh ngạc cách người Anh dạy con phép lịch sự (16/7)
 Giúp trẻ thích nghe kể chuyện (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i