Giáo dục mầm non
   Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ bảo mẫu
 

Năm học 2013-2014, số trường mầm non trên địa bàn TP Hồ Chí Minh tăng thêm 907 trường (32,4%) so với ba năm trước đó. Mặc dù hằng năm, ngân sách thành phố dành hơn năm nghìn tỷ đồng xây mới các phòng học nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ở các quận vùng ven có đông lao động ngụ cư. Qua ba năm thực hiện thí điểm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng cho người nuôi, giữ trẻ tại các nhóm trẻ gia đình ở quận Bình Tân, đã cho thấy nét khả quan trong việc này.


Không phải trẻ em nào cũng được học trong trường mầm non công lập, trong khi nhu cầu gửi trẻ của lao động nhập cư rất cao, dẫn đến bùng phát nhóm trẻ gia đình và thiếu bảo mẫu được đào tạo.


Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân Phạm Văn Mười cho biết, số dân của quận hiện nay hơn 655 nghìn người, nhưng số người thường trú chỉ có gần 299 nghìn (45,6%), còn dân tạm trú lại gần 357 nghìn người (54,4%). Quận còn có ba khu công nghiệp cùng 43.308 đơn vị may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất... thu hút lao động nhập cư từ các địa phương khác đến. Do đó, số trẻ em nhập cư theo cha mẹ rất đông, dẫn đến việc các trường công lập không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy, các trường tư thục, nhà trẻ, mẫu giáo tư nhân, các nhóm trẻ gia đình phát triển rất nhiều và gia tăng nhanh. Hiện, toàn quận huy động được 22.926 trẻ (68,04%) vào học mầm non, còn lại 10.069 trẻ được các nhóm nuôi giữ trẻ... chăm sóc. Nhất là, nhóm trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 36 tháng tuổi rất khó có nơi gửi ở các trường mầm non công lập. Các nhóm trẻ gia đình nhận giữ trẻ ngay tại nhà nên hầu hết không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, cơ sở vật chất chưa phù hợp, chưa bảo đảm an toàn cho trẻ.


Đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bình Tân chia sẻ, qua khảo sát 125 gia đình tại khu phố 4, phường Tân Tạo, có 31 trường hợp đang gửi trẻ tại trường mầm non và 94 trường hợp nuôi, giữ trẻ tại gia đình hoặc gửi người thân hay gửi vào nhóm trẻ gia đình. UBND quận đã chọn khu phố 4 làm điểm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng cho người nuôi, giữ trẻ tại các nhóm trẻ gia đình ở cộng đồng dân cư (tạm gọi là đào tạo bảo mẫu). Để việc này có kết quả cao, có thể nhân rộng, tháng 6-2013, Hội LHPN thành phố, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo và Quận ủy Bình Tân đã ký kết phối hợp thực hiện thí điểm.


Ban đầu, Câu lạc bộ (CLB) "Nhóm trẻ gia đình" của phường Tân Tạo đã được thành lập với 33 thành viên. CLB thống nhất tổ chức sinh hoạt định kỳ mỗi quý một lần lồng ghép với nhiều nội dung như: tuyên truyền công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em về bình đẳng giới; tuyên truyền kiến thức nuôi con theo khoa học; giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ; tuyên truyền 12 chủ đề giáo dục trẻ vị thành niên nhằm giúp cho người nuôi, giữ trẻ tại các nhóm trẻ gia đình và các bà mẹ có kiến thức cơ bản về nuôi, dạy trẻ.


UBND quận Bình Tân đã tổ chức hai lớp tập huấn kiến thức pháp luật chăm sóc, nuôi giữ trẻ tại các nhóm, lớp mầm non trên địa bàn quận, thu hút hơn 1.000 bảo mẫu ngoài công lập tham dự. Nội dung tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên (bảo mẫu) mầm non, yêu cầu về nghề nghiệp đối với giáo viên (bảo mẫu) mầm non; trang bị kiến thức về tâm lý, cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ và cách xử lý tình huống khi trẻ gặp tai nạn; những kiến thức khoa học về dinh dưỡng cho trẻ em... Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Bình Tân Đoàn Thị Thanh Tâm cho biết thêm: "Chúng tôi còn hướng dẫn điều kiện, thủ tục cấp phép thành lập trường, nhóm lớp mầm non trên địa bàn quận. Ngoài ra, Trung tâm Y tế Dự phòng quận còn mở nhiều lớp bồi dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm và đã cấp 1.785 giấy chứng nhận. Hội Chữ thập đỏ quận tổ chức nhiều khóa huấn luyện về công tác sơ cấp cứu trẻ em cho đội ngũ bảo mẫu và đã cấp 1.787 giấy chứng nhận. Bên cạnh CLB "Nhóm trẻ gia đình", Hội LHPN thành phố cũng tổ chức lớp sơ cấp cô nuôi dạy trẻ cho hơn 80 bảo mẫu ở các nhóm trẻ gia đình".


Hiện nay, lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo mẫu cho các nhóm nuôi, giữ trẻ gia đình (lớp đầu tiên của thành phố), đã có 75 học viên (93,75%) tốt nghiệp. Từ chỗ là "dân tay ngang", nhiều người đã được cấp giấy chứng nhận bảo mẫu. Qua thẩm định, 60 nhóm trẻ gia đình tại quận Bình Tân đã đủ điều kiện và được cấp phép hoạt động, 21 nhóm khác không đủ điều kiện bị buộc giải thể... Thời gian tới, mô hình và cách làm của quận Bình Tân chắc chắn sẽ được nhân rộng ra các quận, huyện khác của TP Hồ Chí Minh với mục đích bảo đảm quyền được chăm sóc, học tập cho mọi trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ...


Theo ND

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đà Nẵng được công nhận phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi (18/12)
 Trang bị cho trẻ mẫu giáo kiến thức bảo vệ môi trường (17/12)
 Đà Nẵng: Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận thành phố đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi (16/12)
 Khơi nguồn cảm hứng cho trẻ từ hoạt động tạo hình (15/12)
 Gia Lai cảnh báo trường học về đồ chơi không an toàn (13/12)
 Siết chặt quản lý mầm non tư thục (11/12)
 Đồng hành cùng phổ cập Mầm non (10/12)
 Cần Thơ: Đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi (9/12)
 Giáo dục trẻ mầm non thông qua vận động âm nhạc (9/12)
 Phú Thọ thiếu trầm trọng phòng học bậc mầm non (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i