Tâm lý
   Cách giúp bé vượt qua sự nhút nhát
 

Khuyến khích bé kết bạn, học những điều mới mẻ, thường xuyên trò chuyện với con... giúp bé dạn dĩ hơn, dần vượt qua tính nhút nhát.


1. Đừng so sánh con mình với bé khác
Nếu bạn có một thói quen như vậy, đừng làm như thế nữa vì bé sẽ càng tư ti hơn. Cha mẹ cần dành thời gian quan tâm và dạy bé cách giao tiếp hiệu quả trong các tình huống bé gặp.


2. Không cố thay đổi con
Mỗi bé có cá tính riêng, có bé dạn dĩ, hướng ngoại trong khi nhiều bé thích sự yên tĩnh, hướng nội. Hãy khuyến khích bé cởi mở hơn trong giao tiếp và bớt dần sự nhút nhát. Tuy nhiên cần làm điều này từ tốn, thận trọng từng bước. "Dục tốc bất đạt" và đôi khi hành vi thúc đẩy của bạn vô tình gây ảnh hưởng tâm lý bé.


3. Khuyến khích bé thử những điều mới
Bé càng thử nhiều điều mới thì càng có nhiều cơ hội trở nên cởi mở hơn. Động viên con bạn thử các lớp học khác nhau, chẳng hạn như vẽ, bơi, nhảy múa, ca hát... giúp bé dành nhiều thời gian với những bé khác, thêm bạn bè, thêm niềm vui.


4. Mời những bé khác đến nhà chơi
Ở một môi trường mà bé thấy an tâm, bé có thể tự tin 'tiếp khách" hơn.


5. Hạn chế tivi và trò chơi điện tử
Nếu bạn cho phép con của bạn xem tivi hoặc chơi trò chơi trực tuyến thay vì chơi với các bé khác, không có gì lạ khi chúng sẽ nhút nhát, ngại giao tiếp.


6. Đừng tạo áp lực cho bé

Bé nhút nhát luôn tránh làm bất cứ điều gì mà làm cho chúng cảm thấy không thoải mái. Nếu bạn đẩy đứa bé nhút nhát của bạn vào tham gia một lớp học mới chúng sẽ không cảm ơn bạn. Thậm chí, bé sẽ cảm thấy tổn thương vì nghĩ rằng bạn không quan tâm đến cảm xúc của chúng.


7. Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt

Dù bận rộn thế nào, bạn nên tìm thời gian để nói chuyện và lắng nghe con mình. Cũng giống như bạn chia sẻ cảm xúc và ý kiến ​​của bạn với cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp, bé cũng muốn chia sẻ cảm xúc của mình (bé không có xu hướng chia sẻ ý kiến ​​với người lạ hoặc bạn mới). Là cha mẹ, bạn nên tìm hiểu làm thế nào để lắng nghe con bạn và tìm một vài phút để nói chuyện khi bọn bé hỏi về vấn đề nào đó.


Theo mevabe

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dạy con ứng phó khi bị bạn đánh (26/3)
 6 đặc điểm của trẻ có năng khiếu (25/3)
 Giúp trẻ ứng phó với nguy hiểm: Khi trẻ đi lạc (24/3)
 Giúp trẻ ứng phó với nguy hiểm: Khi trẻ đến chỗ lạ (23/3)
 Ca ngợi con quá có thể khiến trẻ bị ''ái kỉ'' (20/3)
 Giúp trẻ thoát khỏi cảm giác cô đơn (19/3)
 "Khủng hoảng" tuổi lên 7 (18/3)
 Cách giúp con tránh nạn bạo lực học đường (17/3)
 Những sai lầm của cha mẹ dạy con ngay từ khi còn nhỏ (16/3)
 Dạy bé văn hóa không làm phiền người khác (13/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i