Dinh dưỡng
   Làm sao để trẻ ăn ngon miệng mỗi ngày?
 

Làm sao để trẻ ăn ngon miệng mỗi ngày là băn khoăn của nhiều bà mẹ có con nhỏ. Dưới đây là những cách giúp bạn phần nào giải quyết được câu hỏi đó.


Ăn ngon miệng đem lại tác dụng như duy trì cân nặng, duy trì sự hưng phấn, cung cấp thức ăn, đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện. Các chuyên gia đã có lời khuyên rằng cung cấp thức ăn có lợi cho sức khỏe sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và đem lại cảm giác ngon miệng tức thì trong mỗi bữa ăn của trẻ.


Ảnh minh họa


Cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất
Cho trẻ ăn ở chế độ dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng - cân nặng - và khả năng phấn khích trong bữa ăn. Ăn đủ dinh dưỡng trong bữa ăn cần có sự kết hợp giữa rau, củ quả, thịt, ngũ cốc. Đó là chế độ đinh dưỡng để cung cấp đủ lượng calo cho trẻ.


Trình bày đẹp mắt
Khi món ăn được trình bày, chế biến theo nhiều cách khác nhau và trang trí đẹp mắt sẽ đem lại sự khả năng phấn khích, sự thèm ăn cho trẻ. Vậy nên, bạn có thể chế biến có món ăn nhiều nhiều cách thức khác nhau để tạo nên sự hấp dẫn với trẻ nhó trong mỗi bữa ăn.


Cho trẻ ăn ít đồ ngọt

Hạn chế dung nạp đường cho cơ thể, uống nhiều nước. Hãy cho trẻ uống nhiều nước bằng cách thuyết phục chúng chơi nhiều trò chơi, hoạt động để chúng khát nước và uống nước trắng là tốt nhất.


Thói quen ăn uống điều độ tốt cho sức khỏe
Bổ sung dinh dưỡng điều độ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nên cho trẻ ăn uống điều độ với các mức đinh dưỡng phù hơp. Bạn có thể cho trẻ ăn thành nhiều bữa với hai bữa chính và các bữa phụ. Các bữa phụ chỉ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng phụ, cung cấp thêm các dinh dưỡng cần thiết, các loại trái cây, nước ép hoa quả để tăng khả năng phát triển cho trẻ.


Khuyến khích trẻ ăn vặt nhưng đừng để trẻ ăn vặt quá nhiều và tránh để xảy ra tình trạng ăn nhiều để xảy đến nguy cơ vượt quả khả năng kiểm soát, gây ảnh hưởng đến cân nặng, béo phì và các bệnh liên quan.


Không ép ăn quá mức
Khi trẻ không quá đói, đừng nên ép chúng ăn. Bởi lẽ, khi bạn ép trẻ ăn chúng sẽ cố gắng không nuốt và cho ra ngoài hoặc nôn ra. Vì khi cơ thể đã đầy, chúng không thể tiếp nhận thêm thức ăn.


Ăn thức ăn nhanh vừa phải
Tốt nhất bạn nên hạn chế thức ăn nhanh cho trẻ vì chúng có thể là nguyên nhân gây nên hàng loạt các bệnh về béo phì, tiểu đường... Thức ăn nhanh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ.


Theo Sức khỏe cộng đồng

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ dễ bị tiểu đường, suy dinh dưỡng nếu ăn nhiều bánh Trung thu (1/9)
 10 loại rau củ tốt nhất cho trẻ cha mẹ nên biết (31/8)
 6 sai lầm các mẹ hay gặp khi cho con ăn (28/8)
 Gợi ý 8 món ăn hấp dẫn và dễ chế biến từ rau củ cho bé (27/8)
 Lưu ý dinh dưỡng cho trẻ chuẩn bị vào năm học mới (26/8)
 Mách bạn chế độ ăn hợp lý cho trẻ béo phì (25/8)
 Chế độ ăn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng (24/8)
 5 bí quyết tăng cân cho trẻ. (21/8)
 Cho trẻ ăn quá nhiều chất bổ dưỡng (20/8)
 Thời điểm nào nên cho bé ăn dặm? (19/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i