Tâm lý
   7 chiêu để TV không trở thành hiểm họa với con
 

Con hoàn toàn có thể xem TV một cách tích cực, không thụ động, để tận dụng hết những lợi ích mà truyền hình mang lại.


1. Kén chọn các chương trình con xem
Tìm hiểu trước phần giới thiệu sơ lược các chương trình, chọn lọc những cái phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của con. Để thuận tiện hơn, bạn có thể tìm kiếm một nguồn cung cấp các chương trình và video đáng tin cậy về độ hấp dẫn, giáo dục và truyền cảm hứng. Cho con xem thoải mái cho hết danh sách đó.


2. Xem phim cùng con
Trẻ nhỏ thường bắt chước rất nhanh những gì chúng thấy và nghe được trên TV. Vậy nên bạn hãy đặt những câu hỏi khơi gợi thêm khả năng sáng tạo lời thoại và cốt truyện của riêng con. Dưới đây là một số cách để bắt đầu cuộc trò chuyện trước màn hình TV: Điều gì đã xảy ra lúc mở đầu bộ phim vậy con? Con muốn trở thành nhân vật nào nhất? Với cùng các nhân vật như trong phim, con có thể tạo nên một câu chuyện mới với cái kết như thế nào?


3. Lồng ghép các hoạt động gia đình và vui chơi
Hạn chế thời gian con xem truyền hình để dành thêm nhiều tâm trí hơn cho bố mẹ, chơi đùa với bạn bè và khám phá cuộc sống. Ngoài ra, hãy tận dụng âm nhạc sôi động của chương trình giải trí hay các động tác hài hước của một nhân vật để khuyến khích trẻ để nhảy nhót, vận động hơn là chỉ ngồi yên và xem.


4. Dùng chương trình TV để nâng cao kỹ năng nghe cho bé
Biến TV thành trò chơi rèn luyện kỹ năng lắng nghe: Trong khi xem một chương trình hoặc bộ phim quen thuộc, yêu cầu con quay lưng lại với TV. Khi một vài nhân vật mà bé biết rõ bắt đầu nói hoặc hát gì đó, mẹ hãy hỏi bé xác định ai là ai chỉ bằng cách lắng nghe.


5. Tránh những chương trình mà nhân vật giải quyết xung đột bằng bạo lực
Khi con thấy một nhân vật nào đó giải quyết vấn đề bằng nấm đấm, đánh đá hoặc cào cắn... tóm lại là các kiểu chơi xấu, hãy tranh thủ dạy trẻ rằng đó là điều không nên làm. Bạn cũng thêm vào cách xử lý đúng trong trường hợp đó: "Thay vì đánh em gái, cậu bé đó có thể la mắng em không được làm phiền mình".


6. Nhắc nhở rằng con không phải là nhân vật hoạt hình
Nếu con bạn cứ hay bắt chước cái gì đó mà một nhân vật hoạt hình làm, bạn nên nhắc nhở con rằng: mặc dù nhân vật đó có thể tỉnh táo đứng dậy sau khi bị tai nạn, có thể thoải mái nhảy ra khỏi chiếc xích đu đang đong đưa, nhưng ngoài đời những việc như thế sẽ làm con bị thương đó.


7. Tắt những chương trình kinh dị đi
Nếu một chương trình hay một bộ phim làm con sợ, hãy nhanh chóng trấn an tinh thần con bằng một món đồ chơi dễ thương, một cái ôm hay một thức uống để hạ nhiệt và tắt TV ngay.


Theo PNO

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 7 chiêu giúp trẻ hào hứng quay trở lại trường sau kì nghỉ hè (3/9)
 10 công việc nhà đơn giản trẻ có thể giúp mẹ hàng ngày (1/9)
 Ba cách giúp con khởi đầu tốt cho năm học mới (31/8)
 Trẻ em ở Mỹ, Nhật học kỹ năng sống như thế nào? (28/8)
 12 cách kích hoạt trí thông minh sớm ở trẻ (27/8)
 Những điều tưởng vô hại nhưng không bao giờ nên nói với trẻ (26/8)
 Bố mẹ hãy dạy con về tình dục từ khi con 2 tuổi (25/8)
 10 câu nói bố mẹ không bao giờ được nói với con (24/8)
 Giúp trẻ phá tan thói nhút nhát (21/8)
 Cách dạy con ngoan không cần quát mắng, roi vọt (20/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i