Tâm lý
   Bí quyết “cai nghiện” smartphone cho trẻ
 

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật khiến trẻ em tiếp xúc và phụ thuộc ngày càng nhiều vào các sản phẩm công nghệ cao như smartphone. Do đó, cha mẹ cần có cách ứng xử phù hợp để hạn chế thói quen tiêu cực này ở trẻ.


Những năm gần đây, xu hướng sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) ở trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ ngày càng tăng cao. Kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa, Giáo dục và Đời sống xã hội cho thấy: 78% trẻ em Việt Nam dưới 6 tuổi ở thành thị đã tiếp cận với các thiết bị số (điện thoại, máy tính bảng, laptop...). Đa số trẻ sử dụng từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ mỗi ngày và phụ huynh đang có khuynh hướng dùng các thiết bị số để dỗ trẻ ngồi yên, không làm phiền người lớn.


Bên cạnh lợi ích thiết thực là giúp trẻ tiếp cận với các xu hướng hiện đại để học tập và vui chơi thì việc sử dụng smartphone thiếu kiểm soát cũng khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái "nghiện", mang lại nhiều hậu quả về tinh thần và thể chất. Khi "chúi đầu" vào chiếc smartphone, trẻ dần trở nên trì trệ và lười vận động, dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch... Trẻ có nguy cơ xao nhãng học tập, bị ám ảnh bởi các xu hướng bạo lực, đồi trụy, chìm đắm vào thế giới ảo và ngần ngại giao tiếp trong cuộc sống thực. Sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử cũng làm giảm khả năng sáng tạo và khiến trẻ dễ mắc các bệnh về thị lực. Ngoài ra, một số trẻ có thói quen nhắn tin, gọi điện bừa bãi, dẫn tới phát sinh giá cước rất lớn cho cha mẹ.


Để giúp trẻ thoát khỏi những mối nguy hại này, cha mẹ cần kiểm soát việc sử dụng smartphone của con hợp lý, đúng phương pháp.


Tăng cường kết nối giữa bố mẹ và con cái
Cha mẹ cần làm gương cho con bằng cách tự hạn chế sử dụng smartphone trong gia đình, không cho con sử dụng điện thoại quá sớm và không cổ vũ khi thấy con sử dụng thành thạo. Cha mẹ nên dành thời gian gần gũi và kết nối với con, trò chuyện và đọc sách cho con nghe để giúp bé nâng cao vốn từ vựng, tăng cường khả năng giao tiếp.
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng smartphone của con


Cha mẹ cần quy định rõ ràng với con về điều kiện và thời gian sử dụng smartphone trong ngày, ví dụ chỉ được dùng 30 phút sau khi đã hoàn thành bài tập về nhà. Khi đã hết thời gian, cha mẹ cần kiên quyết thu hồi các thiết bị, không vì trẻ khóc lóc ăn vạ mà "du di" thêm bởi sẽ khiến trẻ có thói quen mè nheo và không tôn trọng các quy tắc đã được thiết lập. Nếu trẻ có phòng riêng thì cha mẹ nên giữ điện thoại, không để con cầm theo khi đi ngủ và chỉ đưa lại vào đúng khoảng thời gian quy định của ngày hôm sau.


Hướng dẫn con những trò chơi lành mạnh, bổ ích
Đa số trẻ sử dụng smartphone để chơi game, do đó cha mẹ cần tách trẻ khỏi thói quen xấu này bằng việc hướng dẫn và cùng con chơi những trò chơi lành mạnh như: cờ vua, xếp hình, cắt dán, tô màu... Điều này vừa giúp trẻ không còn thời gian "chết" để chơi các trò chơi trên điện thoại, vừa giúp kích thích sự sáng tạo và khả năng tưởng tượng của bé.


Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa
Cha mẹ nên khuyến khích con tập thể dục thể thao và tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường. Vào dịp cuối tuần, cả gia đình có thể tố chức các cuộc picnic, dã ngoại để bé được tăng cường tiếp xúc với thiên nhiên, khám phá và tìm hiểu thế giới thực xung quanh thay vì chỉ chìm đắm trong thế giới ảo.


Tặng con một chiếc đồng hồ thông minh
Nhược điểm khi cha mẹ kiểm soát việc sử dụng smartphone của con là sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu liên lạc và quản lý trẻ từ xa, giải pháp cho vấn đề này chính là đồng hồ thông minh Kiddy. Sau ghi gắn thẻ sim, đồng hồ Kiddy có thể được sử dụng như một chiếc điện thoại thu nhỏ với các tính năng liên lạc như: nhận tin nhắn một chiều, gửi và nhận tin nhắn thoại (Voice message), gọi điện 2 chiều giữa đồng hồ và điện thoại. Do đó, cha mẹ vừa có thể dễ dàng liên lạc với trẻ qua các số điện thoại giới hạn được thiết lập sẵn, vừa không sợ con mất thời gian chơi game hoặc mải mê nhắn tin, gọi điện tốn kém.


Ngoài ra, bộ định vị GPS tích hợp trên đồng hồ Kiddy sẽ giúp cha mẹ kiểm tra vị trí của con trên bản đồ Google Maps và phản ứng kịp thời trong các tình huống không mong muốn như trẻ đi lạc, bị người lạ uy hiếp hoặc bắt cóc... Một tính năng nổi bật khác là khi cài đặt "vùng an toàn" cho con trong bán kính linh hoạt từ 100 - 1.000m, cha mẹ sẽ nhận được tin nhắn thông báo khi trẻ đi ra và trở lại khu vực này.Trong trường hợp khẩn cấp, tính năng SOS sẽ tự động gửi tin nhắn cảnh báo SOS và bản tin thoại (Voice message) dài 15s tới điện thoại của bố mẹ.


Toàn bộ lịch sử hành trình của bé sẽ được ghi lại và cập nhật liên tục đến phụ huynh qua phần mềm.
Quá trình "cai nghiện" smartphone không thể có hiệu quả tức thì, cha mẹ cần kiên trì và quyết tâm để làm gương cho con, giúp bé dần từ bỏ thế giới ảo để khám phá và sáng tạo trong cuộc sống thực đầy ý nghĩa.


Theo Trí Thức Trẻ

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những điều cha mẹ nên dạy khi con lên 3 (7/10)
 Những sai lầm đừng để con mắc phải (6/10)
 8 cách đơn giản rèn con vào nếp mà không làm con tổn thương (5/10)
 3 cách dạy con sớm tự lập (2/10)
 13 cách nói để con nghe lời răm rắp (1/10)
 Những thói quen cần thiết để giúp trẻ trở thành người giàu có (30/9)
 10 câu mắng biến trẻ thành người tiêu cực (29/9)
 Rèn cho trẻ tính kỷ luật (28/9)
 Vì sao la hét với con cái chẳng có ích gì? (25/9)
 6 sai lầm mẹ nào cũng mắc khi phạt con (24/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i