Xã hội
   Thế giới đang bảo vệ trẻ em ra sao?
 

Có hiệu lực kể từ ngày 20/11/1959, Liên Hợp Quốc đã đưa ra bản quy định bảo vệ trẻ em nhằm tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Theo những quy định này, trẻ em được đảm bảo đầy đủ các quyền bất kể quốc tịch, "quyền được lớn và phát triển sức khỏe", "quyền bảo vệ chủng tộc, tôn giáo và loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử"... để có một tuổi thơ hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng đang được "bảo vệ" thế nào?


Thành tựu khả quan
Điều thể hiện rõ nhất theo số liệu báo cáo của UNICEF cho thấy, tỷ lệ số trẻ nhỏ tử vong sớm đã giảm. Năm 1990, khoảng 12,5 triệu em thiệt mạng trước 5 tuổi. Nhưng hiện tại, con số đó đã giảm xuống 53%. Sức khỏe của trẻ đã được can thiệp khá nhiều với những biện pháp đơn giản, chẳng hạn các chương trình tiêm chủng đã gia tăng giúp chống lại nhiều bệnh gây hại cho trẻ. Ví như vaccine ho gà, bại liệt, sởi, bạch hầu, thuốc chống lại bệnh sốt rét, phòng ngừa nguy cơ tử vong do bệnh tả khá hiệu quả. Hơn nữa, hầu hết các trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp đơn giản như cho con bú, chăm sóc dây rốn cẩn trọng để đảm bảo vô trùng.

 

Tuy nhiên, hàng năm vẫn có khoảng 5,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thiệt mạng vì những căn bệnh này, tương đương với 16.000 trẻ mỗi ngày. Dù vậy, ngành y học thế giới cũng đã bảo vệ được tính mạng của không ít trẻ nhỏ. Đặc biệt là những đứa trẻ ở vùng châu Phi hạ Sahara đã được can thiệp với những biện pháp đặc biệt. Điều này làm giảm tỷ lệ những đứa trẻ 5 tuổi bị tử vong: ở Eritrea giảm 69%, Niger giảm 71% và cả Malawi lẫn Rwanda đều giảm 74%.

 

Ngoài ra, bệnh bại liệt cũng được ngăn chặn khá hiệu quả. Năm 1989, căn bệnh này đã xuất hiện khắp 125 nước trên thế giới với 350.000 trẻ mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có hai nước Pakistan và Afghanistan có bệnh bại liệt hoành hành với 50 bệnh nhân. Qua đó có thể thấy, vaccine bại liệt uống đã làm giảm đến 99% những trường hợp bại liệt trên toàn thế giới. Hiện, Afghanistan, Nepal và Pakistan nằm trong số 25 quốc gia được chấp thuận để bắt đầu triển khai vaccine bại liệt bất hoạt IPV với hỗ trợ từ Gavi. Theo đó, các quốc gia này sẽ dần rút khỏi chương trình tiêm chủng quốc gia vaccine bại liệt uống (OPV), loại vaccine vẫn đang được sử dụng tại hầu hết các nước đang phát triển.

 

Tảo hôn và chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh
Ngoài vấn đề bệnh tật của trẻ nhỏ, nạn tảo hôn cũng đang gia tăng khá mạnh. 14,2 triệu cô gái mỗi năm (tương đương với 39.000 trẻ/ngày) buộc phải kết hôn dưới 18 tuổi, hơn 1/3 trong số này là dưới 15 tuổi. UNICEF ước tính đến năm 2030 trung bình 1 trong 3 cô dâu nhỏ tuổi ở châu Phi sẽ sống một mình. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc và sức khỏe của những đứa trẻ khi chúng chưa phát triển đủ cả về thể chất và tinh thần cho việc lập gia đình.

 

Chiến tranh và bất ổn chính trị, xã hội đã trở thành nỗi ám ảnh của mỗi đứa trẻ. Ước tính có khoảng 246 triệu trẻ em trên toàn thế giới đang phải sống ở những nơi mà theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là khu vực chiến sự. Điều đó có nghĩa là, số trẻ em buộc phải tham chiến đã gia tăng. Cộng hòa Trung Phi là nơi thường xuyên có bất ổn, "nơi tồi tệ nhất thế giới", trung bình mỗi ngày sẽ có 1 đứa trẻ bị giết bởi các cuộc nội chiến đang diễn ra và khoảng 10.000 trẻ em buộc phải tham gia vào chiến tranh.

 

Kết quả cuộc khảo sát thường niên "Tiếng nói nhỏ - Ước mơ lớn" đối với hơn 6.000 trẻ em do liên minh ChildFund thực hiện đã cho thấy rất nhiều trẻ em vẫn chưa được bảo vệ. 1 trong 5 đứa trẻ được hỏi cho rằng trẻ em ở đất nước chúng không bao giờ hoặc hiếm khi được bảo vệ khỏi các trường hợp bị lạm dụng về thân thể hoặc tâm lý. Tương tự, 1 trong 5 em tham gia khảo sát (20%) cũng cho rằng trẻ em ở đất nước mình hiếm khi hoặc không bao giờ được bảo vệ tránh khỏi những công việc độc hại. Những đứa trẻ ở các nước khác nhau cũng có sự phân biệt: 28% trẻ em ở các nước đang phát triển lo ngại về điều này, so với chỉ có 8% các bạn đồng trang lứa ở các nước phát triển.

 

Riêng tại Việt Nam, khoảng 19% trẻ em được hỏi cho biết các em được bảo vệ khỏi những công việc độc hại và 23% khác cho rằng các em không bị bạo hành hoặc đối xử tệ. Cụ thể, có hơn 2,6 triệu trẻ em ở Việt Nam cần được bảo vệ đặc biệt. Trong số đó vẫn còn nhiều đứa trẻ bị lạm dụng, lang thang cơ nhỡ, bị bóc lột và buôn bán vì mục đích tình dục, trẻ em tật nguyền, trẻ em bị ruồng bỏ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ mồ côi và trẻ em sống trong cảnh nghèo đói... Chúng vẫn chưa được bảo vệ bởi bất kỳ công ước hay quy định về quyền trẻ em nào trên thế giới.


Theo HNM

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 UNICEF cảnh báo trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu (25/11)
 Chấm dứt hợp đồng sai quy định với hơn 90 giáo viên mầm non (24/11)
 Thêm sân chơi cho giáo viên (23/11)
 Hà Nội tuyên dương nhà giáo mẫu mực và các tập thể điển hình tiên tiến (20/11)
 Hà Nội: Thu giữ 76.000 đồ chơi, bánh kẹo gây hại cho trẻ (19/11)
 Trường mầm non Họa Mi đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 (18/11)
 Tạm đóng cửa trường mẫu giáo phòng bệnh tay chân miệng (17/11)
 Trẻ em bị ảnh hưởng nghiêm trọng do El Nino (16/11)
 Năm 2016 Việt Nam sản xuất vắc xin 6 trong 1 (13/11)
 UNICEF: El Nino đe dọa tính mạng hàng triệu trẻ em châu Phi (12/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i