Tâm lý
   Kỹ năng xã hội giúp trẻ hoàn thiện hơn
 

Ngoài trí thông minh, các kỹ năng xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng rất cần với mỗi con người. Tuy nhiên, hầu hết các bậc phụ huynh thường tập trung đầu tư cho trí não của bé hơn là giúp con phát triển kỹ năng xã hội của mình.

Khi trẻ thiếu hụt các kỹ năng
Các kĩ năng xã hội là những kĩ năng về giao tiếp trong việc giải quyết các vấn đề hoặc đưa ra những quyết định của bản thân ở mỗi một tình huống cụ thể. Nếu ngay từ nhỏ trẻ không được trang bị những kỹ năng xã hội mềm dẻo thì thường sẽ hạn chế nhiều trong cuộc sống cũng như môi trường làm việc sau này.


Chị Thu Nga nhà ở khu tập thể Thành Công (Hà Nội) chia sẻ tâm sự của mình: Con trai 4 tuổi của tôi dường như hoàn toàn quên đi mọi thứ chúng tôi đã dạy nó khi nó ở cùng với những người bạn cùng lứa khác.


Nó quá kích động khi ở cùng các bạn, thậm chí giành giật đồ chơi, chọc phá các bạn. Nhiều lần cô giáo và những phụ huynh cùng lớp đã phản hồi với tôi về điều này. Ở nhà chỉ lúc nào tôi quát mắng thì cháu mới dừng những hành động khiến người lớn bực mình.


Chia sẻ về điều này, cô giáo Ngọc Linh, Trường Mầm non Kiss Home (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Ngoại trừ những trẻ có khí chất mang nhiều yếu tố nổi loạn, còn lại đa số trẻ thường có chiều hướng làm theo sự quan sát cách làm của người lớn để thực hiện giống như thế.


Trẻ bắt chước lại những gì mà người khác làm và những điều mà họ nói khi họ giao tiếp với nhau. Ngay cả khi trẻ vui chơi với bạn bè cũng trang lứa những người lớn nên khuyến khích trẻ thích nghi với những ứng xử đó.


Khi chơi, trẻ học cách thực hiện theo hướng dẫn, hợp tác, thực hiện sự lần lượt luân phiên và chia sẻ. Điều này giúp trẻ nhỏ hiểu những tình cảm của chính mình, cảm thấy tự hào về những việc mình làm và phát triển nhận thức về bản thân để hiểu mình là ai.


Đối với những trẻ có xu hướng hay nổi loạn, cha mẹ và cô giáo cần có những phương pháp giáo dục đặc biệt hơn. Người lớn nên dạy bé cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói. Nếu bé có thể nói cho bạn, hoặc những người xung quanh biết bé cảm thấy thế nào, bé sẽ ít động tay động chân khi gặp căng thẳng...


Giúp trẻ biết tiết chế cảm xúc

Để giúp trẻ có những kỹ năng xã hội trong cuộc sống, những người thân trong gia đình và thầy cô giáo cần nuôi dưỡng lòng cảm thông và phát triển những chuẩn mực đạo đức cơ bản cho bé. Vì vậy trước tiên, các phụ huynh nên dạy con về ý thức cộng đồng, về những ảnh hưởng mà bé có thể tác động đến những người xung quanh.


Đặc biệt người lớn phải làm gương cho con trẻ. Nếu nhận thấy trẻ có cách cư xử không tốt, việc đầu tiên chúng ta cần làm là xem xét lại hành vi của những người lớn trong gia đình. Trẻ em rất dễ bắt chước những cử chỉ, lời nói của bố mẹ và người thân.


Vì vậy, muốn con cư xử tốt, bạn phải là người làm gương trong cuộc sống. Cha mẹ cũng nên khuyến khích bé làm việc nhà mỗi ngày, và tất nhiên, đừng quên nhận lời khi bé cần sự trợ giúp từ mẹ. Giúp bé phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân và khả năng của mình. Lòng tự trọng có ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng phát triển về mặt xã hội của trẻ.


Tại buổi chia sẻ với phụ huynh về phương pháp nuôi dạy con cái, chuyên gia Lê Thị Phương Nga, tác giả cuốn sách "Đưa con trở lại thiên đường" cho biết: Trẻ biết tự lập về cảm xúc là trẻ biết cách ứng xử như thế nào khi mình buồn, mình tức giận.


Có 3 nguyên tắc, cha mẹ có thể dạy con cách thể hiện cảm xúc của mình: Không để những cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến con; Không để cảm xúc của con ảnh hưởng đến người khác; Sau cùng, dù buồn, tức giận, con cũng không được hủy hoại đồ vật.


"Cha mẹ nên áp dụng những hình phạt khi trẻ làm sai, và tất nhiên, không thể thiếu những lời khen ngợi, hay những món quà mỗi khi bé cư xử đúng. Bên cạnh đó nên khuyến khích trẻ tham gia các hội nhóm với các bạn cùng trang lứa. Điều này giúp trẻ nhanh chóng biết hòa đồng" - Chuyên gia Lê Thị Phương Nga đưa ra lời khuyên.


Theo GD&TĐ

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sai lầm tệ hại khi phạt con mà cha mẹ khôn ngoan không bao giờ áp dụng (14/3)
 5 bí quyết dạy con khôn ngoan nhất, từng tạo nên những Tổng thống và nhà phát minh (13/3)
 Khi trẻ không vâng lời, nghĩ đến 6 tuyệt chiêu này (10/3)
 3 tính cách của trẻ bố mẹ cần sửa sớm, nếu không sẽ rất nguy hiểm (8/3)
 Ép con làm 6 điều này, cha mẹ khiến con trở nên lì lợm (7/3)
 6 sai lầm của cha mẹ khi đối xử với con và giải pháp khắc phục tốt nhất (6/3)
 Bố mẹ phàn nàn dạy con mãi mà trẻ không nghe, đây là câu trả lời cho bạn (3/3)
 Để con thua từ vạch xuất phát - Cách dạy con nên người của cha mẹ Đức (2/3)
 Cha mẹ nhất định phải nhớ 2 nguyên tắc quan trọng này khi khen ngợi con (1/3)
 5 bí quyết để con thích học hơn ham chơi (28/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i