Xã hội
   Lợi bất cập hại khi trẻ truy cập Internet từ mẫu giáo
 

Cha mẹ cần có định hướng và giám sát khi trẻ tiếp cận công nghệ, sử dụng mạng Internet. Ảnh minh họa: Internet


Internet và mạng xã hội ngày càng phát triển đã giúp con người tiếp cận với nhiều thông tin, nhưng cũng gây những ảnh hưởng xấu khi người sử dụng không đủ kiến thức để thẩm định, sàng lọc thông tin. Với đối tượng người dùng là trẻ em càng dễ bị cuốn vào Internet, quên đi cuộc sống cần thiết ở bên ngoài, mất an toàn với các thông tin cá nhân, bị bạo hành trên mạng hay hùa theo “ném đá”…


Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng


Theo nhận định của của các chuyên gia tâm lý xã hội học, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt khi bắt đầu sử dụng các phương tiện công nghệ số từ rất sớm, thậm chí từ tuổi mầm non, và phải đối mặt với nhất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.


Trong đó có cả việc tiếp cận thông tin những trang mạng khiêu dâm, hoặc có thông tin sai lệch, bị mất thông tin cá nhân, bị virus xâm nhập, nghiện game, nghiện facebook, ảnh hưởng mắt và sức khoẻ tới những rủi ro mạnh hơn về xâm hại tình dục trẻ em, khiêu dâm, buôn bán, bắt cóc trẻ em hay bắt nạt trên mạng.


Đáng nói, nhiều loại bệnh về tâm lý đã xuất hiện trong môi trường công nghệ hiện nay, như nhiều trẻ mắc phải bệnh rối loạn ngôn ngữ khi được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ khi xem các video clip dẫn đến vốn từ tiếng Việt kém khiến trẻ khó tiếp xúc trong môi trường bình thường.


Việc cho trẻ tiếp cận môi trường mạng nhưng thiếu sự kiểm soát của cha mẹ, người lớn hay chính bản thân các bậc phụ huynh, những người chăm sóc trẻ cũng chưa có kiến thức và có định hướng đúng để có thể bảo vệ các con được an toàn trên môi trường mạng cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tiếp xúc những thông tin nguy hại, không phù hợp.


Trước những câu chuyện về việc các bậc cha mẹ thường sử dụng mạng xã hội dưới danh nghĩa tìm thông tin về các lớp học tốt cho con, bà Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quản lý và Phát triển bền vững (MSD) cho rằng đây là hình thức bố mẹ nhân danh làm những điều tốt cho con để bao biện cho việc dùng Internet quá nhiều mà không dành thời gian cho con, vô hình chung sẽ làm trẻ em nghĩ rằng việc dành thời gian cho Internet là tốt. Ngoài ra, tình trạng dùng Internet như những người máy trông con là các hành vi rất phổ biến.


Khuyến nghị giáo dục “an toàn mạng”


Tại buổi Tọa đàm “Bảo vệ Trẻ em an toàn trên môi trường mạng” do MSD, NGO Fontana và Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông Vietnet ICT phối hợp tổ chức, ông Ngô Việt Khôi, chuyên gia về an toàn mạng chia sẻ: “Nếu xét về mặt kỹ năng sống thì người lớn có nhiều kỹ năng tồn tại hơn trẻ em. Nhưng, nhìn lại kỹ năng bảo vệ mình trong cuộc sống số thì có thể nói là rất yếu. Hay còn gọi là “vô minh”, không rõ phương hướng và cách thức. Thế hệ chúng ta không được chuẩn bị tốt về kỹ năng đảm bảo an toàn trên mạng, chưa nói đến việc đảm bảo an toàn cho các con”.


Phụ huynh cần ý thức rằng việc kiểm soát công nghệ con sử dụng là “rất khó”, vì vậy, cần dành thời gian để trao đổi với con, hướng dẫn con sử dụng các công nghệ kỹ thuật số an toàn.


Việc xây dựng niềm tin giữa bố mẹ và con cái là điều vô cùng quan trọng. Niềm tin mà bố mẹ và con cái trao cho nhau sẽ mạnh hơn cả. Bố mẹ có lắng nghe con ở mức độ nào để bạn ấy có thể chia sẻ với bố mẹ những thông tin mà con đọc được trên mạng.


Bên cạnh đó, để bảo vệ trẻ em an toàn trên mạng, chính các bậc cha mẹ cũng cần hiểu rõ các con đang nói ngôn ngữ gì, văn hóa của thế hệ các con. Đây là lời khuyên của các chuyên gia với các bậc phụ huynh nhằm bảo vệ an toàn con cái nhưng vẫn giúp trẻ tiếp cận được những thông tin hữu ích từ mạng để phục vụ cho việc học tập của trẻ...


Bảo vệ trẻ em an toàn trên mạng không nằm trong tay một ai mà là kết quả của sự chung tay của nhiều bên liên quan. Mỗi ngày qua đi, khi trẻ em tiếp cận với “Internet vạn vật”, thì người lớn, cha mẹ và người chăm sóc trẻ, những nhà giáo dục…cần nâng cao nhận thức được những rủi ro của môi trường mạng và biết cách hỗ trợ các em trở thành những “Công dân số” thông minh, biết lựa chọn.

 

Theo Thanhtra.com.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sơn La: Trường học “đắng lòng”... sau mưa lũ (5/8)
 Các trường không được dạy trước chương trình (3/8)
 Gạch đầu dòng những việc bố mẹ có con vào lớp 1 phải làm ngay từ bây giờ (31/7)
 Nỗ lực đưa trẻ dân tộc thiểu số đến trường (31/7)
 Bạc Liêu ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2017-2018 (28/7)
 Hà Nội: Mệt nhoài xin học ở những khu đô thị vạn dân (27/7)
 Hoạt động hè của thiếu nhi ở địa phương chưa hiệu quả (8/7)
 Phụ huynh Hà Nội phải "nhịn ăn" vì cho con học trường chất lượng cao (6/7)
 Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch năm học áp dụng từ năm học 2017-2018 (6/7)
 Hành trình tìm chữ của trẻ miền biển (5/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i