Giáo dục mầm non
   Giáo dục mầm non phát triển nhanh về cả quy mô, lẫn chất lượng
 

Hội thảo thu hút hơn 300 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ quản lý, doanh nghiệp đến từ các tỉnh/thành trong toàn quốc.

“Trong thời gian qua, cơ sở giáo dục mầm non loại hình tư thục phát triển nhanh, nhất là các thành phố, thị xã, khu đông dân cư, khu công nghiệp. Các cơ sở này đã thu hút được trẻ đến trường lớp, giảm bớt áp lực và tình trạng quá tải trong các cơ sở GDMN công lập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ. Chất lượng các trường mầm non ngoài công lập ngày càng nâng cao, nhiều trường đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, trở thành địa chỉ tin cậy cùa cha mẹ trẻ và xã hội. Công tác quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập được tăng cường”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.

Giáo dục mầm non góp phần đảm bảo quyền đi học của trẻ em

Ngày 30/10, tại Thừa Thiên Huế, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo đánh giá 2 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và bàn về công tác phát triển giáo dục mầm non (GDMN) ngoài công lập giai đoạn 2011-2017.

TS. Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì Hội thảo. Tham dự còn có ông Nguyễn Dung – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT), cùng hơn 300 đại biểu là lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý phòng GD&ĐT, UBND quận/huyện, doanh nghiệp, các cơ sơ giáo dục mầm non các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Đánh giá 2 năm thực hiện Chỉ thị 09/CT-Tg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết về trường lớp mầm non ở khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-KCX) và tình hình phát triển GDMN ngoài công lập giai đoạn 2011-2017, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định: Trong những năm qua, giáo dục mầm non cả nước đã có bước phát triển toàn diện về quy mô và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt, sự ra đời và vận hành của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã góp phần đảm bảo quyền đi học của trẻ em.

Trong đó, cơ sở GDMN loại hình tư thục phát triển nhanh, nhất là các thành phố, thị xã, khu đông dân cư, khu công nghiệp. Các cơ sở này đã thu hút được trẻ đến trường lớp, giảm bớt áp lực và tình trạng quá tải trong các cơ sở GDMN công lập, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu gửi con của cha mẹ trẻ.

Chất lượng các trường mầm non ngoài công lập ngày càng nâng cao, nhiều trường đã và đang phấn đấu đạt chuẩn quốc gia, trở thành địa chỉ tin cậy cùa cha mẹ trẻ và xã hội. Công tác quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập được tăng cường.

Nhiều địa phương cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ cho các nhà đầu tư tham gia phát triển GDMN. Đồng thời, có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN-KCX.

Việc linh hoạt chuyển đổi hoặc quy hoạch đất liền kề KCN-KCX dành cho GDMN, hỗ trợ nhân lực, đồ dùng đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, cung cấp đa dạng hoạt động của các trường, nhóm lớp đã đáp ứng nhu cầu của người lao động, nhất là giờ làm việc theo ca...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo.

Nhiều địa phương đã tăng cường chỉ đạo phối hợp liên ngành, từng bước giải quyết vấn đề trường lớp ở KCN-KCX theo tinh thần của Chỉ thị 09.

“Tuy nhiên, việc phát triển GDMN ngoài công lập hiện nay còn một số khó khăn, bất cập. Các nhà đầu tư chưa nhận được ưu đãi thích đáng về cơ chế chính sách, nguồn đầu tư, quyền sử dụng đất. Một số khu vực, do việc phát triển các KCN-KCX, khu đông dân cư... chưa tính đến quy hoạch các thiết chế văn hóa trong đó có cơ sở GDMN.

Mặt khác, do đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở GDMN cần có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, nên chưa thực sự hấp dẫn nguồn lực của các nhà đầu tư. Công tác quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập nói chung và ở các KCN-KCX nói riêng còn chưa thực sự theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.

Sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các cơ sở GDMN với nhiều quy mô khác nhau, nhiều phương thức tổ chức và hoạt động đa dạng đòi hỏi cơ quan quản lý giáo dục, chính quyền địa phương chủ động, linh hoạt, sáng tạo giải quyết các vấn đề này”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh.

Giáo dục mầm non vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức

Theo ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GDMN (Bộ GD&ĐT), trong thời gian qua, căn cứ các chính sách xã hội hóa, tình hình thực tiễn, nhiều tỉnh/thành phố đã chủ động ban hành nhiều chủ trưcmg và chính sách đặc thù của địa phương như quy định rõ mức ưu đãi giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, cho vay vốn tín dụng, các thủ tục cấp phép thành lập, cấp phép hoạt động được thực hiện nhanh gọn... nhằm thu hút nguồn lực từ tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển GDMN trên địa bàn.

Đặc biệt, một số tỉnh/thành có những chính sách đột phá thúc đẩy GDMN ngoài công lập phát triển, đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, giảm gánh nặng cho các trường ngoài công lập và ngân sách nhà nước.

Ngành GD&ĐT ở một số địa phương đã tích cực tham mưu ban hành các văn bản, chính sách đặc thù tạo điều kiện cho GDMN ngoài công lập phát triển, hỗ trợ công tác quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập.

Chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục đã huy động được sự tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội: tổ chức, cá nhân, tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp đầu tư xây dựng trường phục vụ công nhân của doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo... tham gia phát triển GDMN.

Chính vì vậy, quy mô, mạng lưới trường, lớp mầm non ngoài công lập đã có những bước phát triển mạnh. Tính đến năm học 2016-2017, toàn quốc có 2.402 trường mầm non dân lập và tư thục chiếm tỷ lệ 16%. So với năm học 2010 - 2011, số trường ngoài công lập tăng 1.044 trường (TP. HCM tăng 399 trường, Bình Dương tăng 130 trường, Hà Nội tăng 119 trường, Đà Nẵng tăng 69 trường...).

Những tỉnh/thành phố có tỷ lệ trường ngoài công lập cao như: Đà Nẵng 64.8%, Bình Dương 63.0%, Hồ Chí Minh 60.8%. Tính đến tháng 5/2017 toàn quốc có 48.194 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục, tăng 30.094 nhóm so với năm học 2010-2011. Sô trẻ huy động tới các cơ sở GDMN ngoài công lập là 1.086.903 trẻ, đạt tỷ lệ 19.9% (tăng 8.5% so với năm học 2010-2011). Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao, tạo được sự tín nhiệm của phụ huynh.

“Tuy nhiên, tỷ lệ trường mầm non ngoài công lập trên toàn quốc vẫn còn khiêm tốn (mới đạt tỷ lệ 16%). Còn 2/63 tỉnh/thành phố chưa có trường mầm non ngoài công lập (Hà Giang, Bắc Cạn). Đặc biệt một số địa phương mức độ đô thị hóa cao, tỷ lệ trẻ ngoài công lập khá lớn nhưng vẫn chỉ tồn tại ở quy mô các nhóm trẻ, lóp mẫu giáo độc lập tư thục.

Trang thiêt bị, đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế. Nhiều nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có quy mô lớn, vượt quá số trẻ so với quy định nhưng chưa đủ điều kiện thành lập trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đối với trẻ. Đội ngũ giáo viên ngoài công lập không ổn định, thường xuyên biến động ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Công tác quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập ở một số địa phương còn nhiều bất cập, vẫn còn có nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục hoạt động khi chưa được cấp phép, số trẻ vượt quá quy định, còn xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ...”, ông Nguyễn Bá Minh cho hay.

Hội thảo lần này tập trung trao đổi, chia sẻ bàn thảo những giải pháp nhằm giải quyết những khó khăn, bất cập còn tồn tại, nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời đánh giá 2 năm thực hiện Chỉ thị số 09 về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN-KCX và bàn về giải pháp phát triển GDMN ngoài công lập.

Theo đó, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản như: Việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch nhằm phát triển trường lớp mầm non KCN - KCX theo Chỉ thị 09 của Thủ tướng Chính phủ; Việc thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục: đất đai, vốn, tín dụng...những khó khăn, vướng mắc; Việc ban hành cơ chế, chính sách của địa phương trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển loại hình GDMN ngoài công lập; Chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập; Công tác quản lý, chỉ đạo trường lớp mầm non ngoài công lập; Trách nhiệm, sự vào cuộc của các cấp, ngành từ Trung ương tới địa phương.

Đồng thời, tiếp thu những đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh, ban hành chính sách thúc đẩy phát triển GDMN ngoài công lập và tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09/CT-TTg.

http://giaoducthoidai.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bình Dương: lưu ý xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (31/10)
 Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm: Lưu ý xây dựng môi trường giáo dục (30/10)
 Xây dựng trường mầm non trọng điểm lấy trẻ làm trung tâm (27/10)
 Độc quyền sách tiếng Anh mầm non? (20/10)
 Quảng Ninh cần nhân rộng mô hình trường mầm non chất lượng tốt (13/10)
 Quy định về sách tiếng Anh mầm non (11/10)
 Những cách làm sáng tạo giúp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại Điện Biên (11/10)
 Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học người dân tộc thiểu số (6/10)
 Vĩnh Long: Thành lập Tổ nghiệp vụ - Bậc mầm non (18/9)
 TP HCM: Nhiều chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non từ tháng 9/2017 (12/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i