Xã hội
   Sở Giáo dục Bình Thuận quan tâm việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
 

Sở Giáo dục Bình Thuận hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông từ năm học 2017-2018.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập đối với học sinh khuyết tật trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận đã hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật và công tác lập hồ sơ theo dõi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đối với học sinh khuyết tật trong trường trung học cơ sở, trung học phổ thông từ năm học 2017-2018.

Cần quan tâm việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật (Ảnh minh họa: Mai Hải).

Văn bản nêu rõ:

Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học trong đó chú ý xác định mục tiêu, có biện pháp tăng tỉ lệ huy động và tỉ lệ duy trì đối với học sinh khuyết tật để đạt tỉ lệ huy động 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được đến trường (đối với các huyện, thị xã, thành phố).

Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động phù hợp theo chương trình vùng miền với từng địa phương.

Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân theo hướng dẫn trong nội dung tập huấn.

Các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông điều tra nắm chắc số trẻ trong độ tuổi đặc biệt đối với trẻ khuyết tật để có biện pháp huy động hết trẻ khuyết tật trong độ tuổi có khả năng học tập tham gia giáo dục hòa nhập.

Chỉ đạo thống nhất việc bàn giao giữa các trường tiểu học và trung học cơ sở, đặc biệt đối với học sinh khuyết tật cần bàn giao đầy đủ hồ sơ theo dõi học sinh khuyết tật trong quá trình theo học ở cấp tiểu học.

Đảm bảo tỷ lệ huy động đạt 70% trở lên. Tỷ lệ duy trì chung đạt 90%.

Có các biện pháp cụ thể duy trì số trẻ khuyết tật tham gia hòa nhập không bỏ học vì khó khăn trong học tập và điều kiện hoàn cảnh khó khăn.

Tranh thủ huy động các nguồn lực để tạo được nguồn kinh phí hỗ trợ trẻ khuyết tật tham gia hòa nhập ở từng nhà trường, địa phương.

Tiếp tục quán triệt để thực hiện dạy học giáo dục hòa nhập có hiệu quả, cần chú ý từ khâu xây dựng kế hoạch, thực hiện chương trình, xét miễn giảm từng nội dung hoặc môn học đối với học sinh khuyết tật tham gia hòa nhập.

Trong tổ chức các hoạt động giáo dục đảm bảo các yêu cầu và mục tiêu chung cần chú ý khích lệ những học sinh khuyết tật tham gia, chú ý khai thác tốt khả năng của các em (cá biệt có những em có khả năng bẩm sinh như múa, hát, vẽ,… ), điều đó hết sức có ý nghĩa trong giáo dục hòa nhập.

Đồng thời quán triệt sâu sắc hơn, thống nhất hơn về quan điểm, phương pháp đánh giá quy định.

Chú trọng việc đánh giá xếp loại 2 mặt học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, trong đó đối với học sinh khuyết tật: Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính.

Trong đánh giá học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập phải nhìn nhận sự tiến bộ của học sinh ở mọi khía cạnh, mối quan hệ từ tâm tư tình cảm đến kỹ năng sống, mức độ hòa nhập với bạn bè, chứ không phải chỉ là kết quả các bài kiểm tra từng môn học, để nhằm động viên khuyến khích là chính.

Khi đánh giá học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập phân làm 2 loại. Một là đối với những học sinh có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục, được đánh giá bình thường như những học sinh khác nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập, giảm nhẹ cũng là để động viên khuyến khích.

Hai là học sinh khuyết tật tham gia giáo dục khuyết tật hòa nhập nhưng không xếp loại, rất cần sự đánh giá động viên, khuyến khích sự tiến bộ trong quá trình học tập của học sinh.

Dù học sinh thuộc loại nào thì quá trình đánh giá phải góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng là trẻ khuyết tật được hòa nhập trong trường trung học, đây là một vấn đề xã hội chứ không phải chỉ là vấn đề y tế, giáo dục.

Đồng thời giáo dục hòa nhập góp phần xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền.

Vì vậy các cấp quản lí giáo dục, mỗi cán bộ giáo viên trường trung học cần có nhận thức đúng, quan điểm thống nhất trong việc thực hiện chương trình, tổ chức dạy học và các hoạt động và đặc biệt là kiểm tra đánh giá học sinh khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập.

Nguồn http://giaoduc.net.vn

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Hậu Giang: 332 sản phẩm dự thi tự làm thiết bị dạy học và đồ dùng học tập (5/5)
 Bất an hộ giữ trẻ gia đình (2/5)
 Đình chỉ hoạt động cơ sở mầm non có trẻ bị đánh tới tấp (21/4)
 Hà Nội làm khó trường tư là tự phế bỏ giải pháp cứu nền giáo dục (21/4)
 Gắn camera để chống bạo hành trẻ mầm non: “Đá” trách nhiệm cho thiết bị? (20/4)
 TPHCM thí điểm lắp camera tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo (19/4)
 TP HCM đầu tư 3.200 tỷ đồng xây trường mầm non (18/4)
 Công đoàn ngành GD-ĐT: Cầu nối sẻ chia với giáo viên vùng khó (17/4)
 VUS mở lớp Anh văn mẫu giáo đầu tiên tại Việt Nam (16/4)
 Cần “diệt tận gốc” lối giáo dục “ăn miếng trả miếng” (16/4)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i