Sức khoẻ
   Chăm sóc trẻ sau cắt Amidan
 

Viêm Amidan là một bệnh thường gặp ở trẻ em chủ yếu từ trẻ 3 - 4 tuổi trở lên. Nếu viêm amidan không được điều trị đúng bệnh sẽ bị tái phát, khi đó, nếu ở thể quá phát hoặc áp xe thì bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật.

Sau khi cắt amidan bệnh nhân sẽ không được về ngay mà phải nằm lại theo dõi khoảng 4-6 tiếng đồng hồ, những người ở xa thường được giữ lại theo dõi đến ngày hôm sau (sau 24 giờ).

Sau khi về nhà bệnh nhân cần được chăm sóc và theo dõi đúng cách để tránh những tai biến có thể xảy ra.

Phẫu thuật cắt Amidan cho bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP. HCM

Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ.

Thông thường sau khi cắt amidan khoảng 4-6 tiếng đồng hồ bệnh nhân sẽ được về nhà, nếu những người ở xa thường được giữ lại theo dõi đến ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng chảy máu nhiều hoặc có biểu hiện bất thường như, đại tiện phân đen, tiểu ít… cần quay lại cơ sở y tế để được khám và theo dõi.

Sau  mổ 24 giờ bé có thể nói chuyện nhưng tránh gào thét hay khóc, vận động quá sức gây chảy máu.

Khoảng một tuần sau cắt amidan, lúc này các giả mạc ở hố mổ bắt đầu bung ra. Cũng giống như vết thương ngoài da, nếu màng da liền cũ của vết thương bung ra sớm khi da non ở dưới chưa tái tạo sẽ bị rớm máu. Tại hố cắt amidan cũng vậy khi giả mạc rụng mà lớp niêm mạc bên dưới chưa tái tạo hoàn chỉnh sẽ dễ chảy máu. Nếu bị chảy máu do bong mài vết mổ (máu ít lẫn nước bọt sẽ tự cầm).  Nhưng nếu chảy nhiều máu tươi phải đến ngay bênh viện.  Ngoài ra, những ngày đầu sau mổ bé thường đau họng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống và nói chuyện.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Về dinh dưỡng:

Thông thường nếu không có vấn đề thì sau  2 ngày đầu cho trẻ ăn lỏng như: súp loãng nguội, sữa mát. Đến ngày 3-4  cho trẻ ăn cháo lỏng.  Từ ngày thứ 5 cho trẻ ăn cháo đặc.  Ngày thứ 15 sau mổ ăn cơm nát, sau đó ăn cơm bình thường

Trong 10 ngày đầu sau khi phuẫu thuật, không cho trẻ ăn  những thức ăn chua, cay, cứng, nóng. Sau khi ăn cần súc miệng nhẹ nhàng (tránh súc họng mạnh gây chảy máu).

(Theo tài liệu Bệnh viện Nhi đồng 2)

Bác sĩ nguyễn Minh Thùy

Nguồn http://suckhoedoisong.vn

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 căn bệnh di truyền thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh để lại nhiều hệ lụy về sau, bố mẹ cần chú ý (7/9)
 Chữa sốt xuất huyết tại nhà: Cần tuân thủ những gì? (5/9)
 Răng sữa bị mòn dần, vì sao? (4/9)
 Nhận biết thấp tim ở trẻ nhỏ (28/8)
 6 cách để trẻ không mắc bệnh tay chân miệng khi bước vào năm học mới (28/8)
 Phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ em (23/8)
 Hội chứng PWS là bệnh gì? (21/8)
 TPHCM thành lập ngân hàng sữa mẹ chuẩn quốc tế (21/8)
 Có nên cho trẻ ăn trứng mỗi ngày? (20/8)
 Mách mẹ cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ (18/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i