Tâm lý
   Dạy con biết chia sẻ
 

Làm cha làm mẹ là phải biết lắng nghe trẻ. Muốn được con cháu biết và muốn chia sẻ mọi suy nghĩ, những vui buồn, những vướng mắc trong cuộc sống là điều quan trọng. Cuộc sống luôn nảy sinh những vấn đề cần chia sẻ, giãi bày, cần giải tỏa... Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên dạy trẻ biết thể hiện, sẻ chia những gì trẻ gặp trong học tập, sinh hoạt, giải trí của con cháu mình.

Biết chia sẻ là đức tính cần được giáo dục từ gia đình

Đôi khi trẻ gặp những sự cố mà các em chưa thể giải quyết như bị bắt nạt, bị ức hiếp và những điều khác cần sự giúp đỡ ngay của người lớn. Thực tế có rất nhiều trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, co mình lại trong những khó khăn, trắc trở thậm chí có trẻ không biết chia sẻ, giãi bày với ngay cả ông bà, cha mẹ mình, kết quả là các em dễ bị tổn thương về tâm hồn, sức khỏe dẫn đến tự kỷ, trầm cảm.

Với những trẻ như thế này, các bậc phụ huynh nên quan tâm đặc biệt, hỏi han thường xuyên, gợi mở cho trẻ có thể chia sẻ, nói cho cha mẹ biết những vấn đề gặp phải, những điều khó nói, những ức chế. Muốn vậy, cha mẹ phải biết lắng nghe, biết gần gũi như những người bạn tâm tình sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ con cháu mình ngay, đưa ra những lời khuyên, những hướng giải quyết cần thiết.

Các bậc cha mẹ luôn phải quan tâm giúp trẻ có thói quen chia sẻ với cha mẹ, các thành viên trong gia đình, bạn bè những việc hàng ngày chẳng hạn như việc học tập, chuyện trường lớp, bạn bè, về một vấn đề bắt gặp trong ngày, một người bạn mới, một người mới quen, nội dung một bài báo, cuốn sách mới đọc, một chương trình tivi, một bộ phim mới xem...

Nên để việc trẻ thường xuyên chia sẻ, cởi mở mọi chuyện với gia đình. Cha mẹ nên lắng nghe, góp ý, nhận xét nhẹ nhàng, tuyệt đối không áp đặt, phê phán, góp ý thái quá khiến trẻ mất nhu cầu muốn giãi bày tâm sự thậm chí trẻ sẽ thu mình lại và không còn muốn chia sẻ nữa mà ôm ấp, giấu kín cả những điều cần sự cảm thông, giúp đỡ của cha mẹ, người lớn dẫn đến nhiều trẻ sẽ gặp nguy hiểm mà không ai biết như bị bắt cóc, lạm dụng, rơi vào những cạm bẫy của những người xấu, bạn xấu.

Hướng dẫn trẻ biết sẻ chia, biết lắng nghe con cháu, thân mật quan tâm đến trẻ là cách các bậc cha mẹ giúp trẻ có những kỹ năng sống tốt, biết chia sẻ mọi chuyện cần thiết với cha mẹ, thầy cô, bạn bè... để có một cuộc sống vui tươi, nhẹ nhàng, sống tốt, an toàn trong mọi tình huống của cuộc sống. 

Nguồn https://giaoducthoidai.vn/

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con đến lớp kể “Đêm bố toàn bắt nạt mẹ“: Trẻ 3 tuổi mau quên nhưng nhớ sâu 5 điều... (27/10)
 Tiếp xúc điện thoại, iPad sớm sẽ ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ (26/10)
 Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm bằng phương pháp Finger Math (25/10)
 6 thói quen xấu bất kỳ đứa trẻ nào cũng mắc phải nhưng lỗi lại là... do bố mẹ (22/10)
 Không giáo dục trẻ em bằng đòn roi, quát mắng (20/10)
 Mẹ Nhật nuôi dạy con thành công là vì biết 'lắng nghe hơn là la mắng' (19/10)
 Mẹo dạy con những kỹ năng cần thiết để độc lập từ nhỏ (17/10)
 Khi con bị bắt nạt (15/10)
 Muốn con không ích kỷ, các mẹ hãy học ngay 3 cách này (11/10)
 Chọn phương pháp tiếp cận tiếng Anh cho trẻ theo độ tuổi (4/10)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i